TIN TỨC-SỰ KIỆN

Quản lý chăn nuôi - thú y, kinh nghiệm từ Thái Lan

Ngày đăng: 19 | 04 | 2011

Đoàn công tác Bộ NN-PTNT do Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương làm Trưởng đoàn, vừa có chuyến đi thực tế nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm về quản lý chất lượng vật tư chăn nuôi và ATVSTP tại Thái Lan. NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dương về mô hình chăn nuôi-thú y của nước này.

Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương
Xin ông cho biết về hệ thống quản lý ngành chăn nuôi ở Thái Lan?
Cục Phát triển Chăn nuôi Thái Lan (Cục PTCN, Bộ Nông nghiệp và HTX Thái Lan) là cơ quan quản lý Nhà nước có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất các sản phẩm chăn nuôi đảm bảo VSATTP để cạnh tranh có hiệu quả thị trường tiêu dùng nội địa và XK. Xây dựng và ban hành 6 văn bản pháp chế gồm Luật Dịch tễ, Luật Chăn nuôi, Luật Kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi, Luật Lâm sàng, Luật Bệnh dại, Luật Kiểm soát giết mổ, buôn bán vật nuôi và các sản phẩm chăn nuôi.
Cục PTCN quản lý 5 lĩnh vực với 19 đơn vị, phòng ban chức năng khác nhau. Ở cấp tỉnh, Cục quản lý 9 Trung tâm vệ sinh thú y vùng và Chi cục Chăn nuôi ở 76 tỉnh với 887 Ban chăn nuôi huyện. Các Ban chăn nuôi huyện cộng tác với khoảng 7.800 tổ chức, đơn vị chuyển giao công nghệ về chăn nuôi, thú y nằm trên toàn quốc. Ngoài ra còn có 34.197 người đăng ký tình nguyện viên hoạt động về chăn nuôi, thú y ở các xã, phường và thôn bản...
Việc quản lý, kiểm soát dịch bệnh ra sao, thưa ông?
Các nguồn bệnh của động vật được Cục PTCN phân ra các loại gồm bệnh lây từ động vật sang người, bệnh phát sinh trong nước và bệnh ngoại lai. Khi có dịch xảy ra, trước hết phải giám sát bệnh qua môi trường không khí, nước... và quản lý dịch bệnh qua biểu hiện lâm sàng và phân tích mẫu bệnh phẩm. Các mẫu bệnh phẩm đều phải gửi về phòng thí nghiệm tại Viện Thú y hoặc tại các Trung tâm Nghiên cứu và phát triển thú y Vùng để xác định, phân lập virus, vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh khác để đánh giá mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.
Ở Thái Lan đã hình thành các DN lớn phát triển chăn nuôi khép kín từ nuôi bò sữa đến chế biến các sản phẩm sữa. Chẳng hạn Tập đoàn ChokeChai được đánh giá là Tập đoàn chăn nuôi bò sữa lớn nhất Đông Nam Á với 8.000 ha đất, 2.400 lao động, tổng đàn bò sữa trên 3.000 con, làm nông nghiệp công nghệ cao, du lịch trang trại... Đàn bò có tỷ lệ 70% giống HF do Tập đoàn chọn tạo ra thích nghi cao với điều kiện ở Thái Lan và 30% bò là HF thuần. Tập đoàn khép kín toàn bộ quá trình sản xuất từ sản phẩm đầu vào đến sản phẩm đầu ra.
Đối với những bệnh có tên trong danh mục quy định của Luật trong vòng 24 giờ phải báo cáo ngay với cơ quan quản lý chức năng. Khi các nước lân cận có bệnh, Cục PTCN phải khẩn trương có cảnh báo để ngăn ngừa. Khi có bệnh nguy hiểm xảy ra, Cục yêu cầu các cơ sở chăn nuôi phải tiêu huỷ gia súc, gia cầm và Nhà nước có chính sách hỗ trợ 75% giá thị trường. Cơ quan thú y của Cục PTCN phối hợp với Y tế khảo sát và kiểm soát vùng có dịch và vùng lân cận.
Việc quản lý tiêm phòng vacxin cho gia súc, gia cầm được khuyến khích người dân thực hiện. Đối với bệnh LMLM cấp miễn phí đối với bò, đối với lợn các hộ chăn nuôi phải tự chịu chi phí. Đối với bệnh Newcastle trên gia cầm, giai đoạn đầu Nhà nước cấp miễn phí, sau đó dân phải bỏ tiền ra mua. Bệnh dịch tả lợn việc tiêm vacxin do người dân tự nguyện, Nhà nước không quy định bắt buộc. Đối với bệnh tai xanh, Cục Thú y thực hiện tuyên truyền phổ biến kiến thức.
Đối với tất cả những bệnh nêu trên, Cục PTCN đều có tiêu chuẩn cụ thể để quản lý. Ví dụ, năm 2010 xảy ra dịch LMLM, sau thời gian ngắn đã phân lập xác định là virus chủng O và bệnh xảy ra đối với cả các gia súc vận chuyển chính ngạch và tiểu ngạch. Tỷ lệ tiêm phòng đạt ngưỡng an toàn đối với các bệnh truyền nhiễm phải đạt mức bình quân 80% tổng số vật nuôi.
Để quản lý tốt dịch bệnh, ngoài việc quản lý tiêm phòng vacxin cho gia súc, gia cầm, Cục PTCN còn thực hiện việc đánh dấu thẻ tai đối với gia súc lớn, quy định thẻ màu đỏ theo dõi động vật NK, màu xanh đối với động vật kiểm soát trong vùng và màu vàng đối với động vật từ các vùng khác đến.
Khâu quản lý TĂCN và VSATTP có được chú trọng?
Thái Lan khuyến cáo việc quản lý và giám sát chất lượng TĂCN tại các nhà máy sản xuất theo tiêu chuẩn HACCP, GMP và đối chiếu với tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. Tần suất kiểm tra không có quy định giới hạn bắt buộc, có thể kiểm tra 1 năm 2 lần, nếu cơ sở nào không đạt tiêu chuẩn có thể kiểm tra 3 lần. Việc cấp phép danh mục nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi được phép sản xuất kinh doanh và nhập khẩu do Cục PTCN cấp.
Trong chăn nuôi, Thái Lan áp dụng nhiều công nghệ trong xử lý môi trường, trong đó phổ biến là xây dựng hầm biogas. Các trại chăn nuôi xử lý chất thải thông qua việc xây dựng các bể biogas có dung tích 500m3 theo kỹ thuật UASB. Tuy nhiên hệ thống này chỉ xử lý nước thải chứ chưa xử lý côn trùng và mùi. Do vậy, khi trang trại phát triển cần xử lý thêm bằng những hồ mở có diện tích lớn hơn 2 mẫu, bể ủ mỗi năm phải khơi thông 1 lần lấy lắng đọng và làm phân vi sinh để bón cho cây trồng.
 
Nhà nước và các tỉnh đều rất quan tâm đến các chính sách hỗ trợ xây dựng các công trình xử lý môi trường chăn nuôi; mức hỗ trợ thường từ 50-60% kinh phí xây dựng, có chương trình hỗ trợ tới 100% kinh phí xây dựng cho các nông hộ chăn nuôi; hình thức hỗ trợ bằng tiền sau đầu tư trên cơ sở có ý kiến nghiệm thu của Hội đồng thẩm định nếu công trình xây dựng đạt các yêu cầu kỹ thuật đề ra.
Theo ông, thành công nhất trong việc quản lý chăn nuôi-thú y của Thái Lan là gì?
Đó là sự hợp nhất lĩnh vực chăn nuôi - thú y trong cùng một tổ chức Nhà nước, đảm bảo tập trung nguồn lực đầu tư phát triển và quản lý thống nhất, thông suốt những vấn đề có liên quan trong chăn nuôi, thú y, ATVSTP từ TƯ đến địa phương. Hiệu quả và hiệu lực quản lý chăn nuôi, thú y và ATVSTP của Thái Lan khá tốt, do pháp chế phù hợp, tổ chức thống nhất, kinh phí đủ, trách nhiệm rõ ràng và hành động quyết liệt. Công chức tác nghiệp trong lĩnh vực này được DN và người dân Thái Lan xem họ như những nhân viên cảnh sát thực thụ.
Xin cảm ơn ông!
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/2/107/107/77015/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Siêu thị chưa có nguồn cung rau ổn định

19-4-2011

Đó là nhận định của ông Trần Lâm Sinh, Phó Chi cục trưởng, Chi cục BVTV Đồng Nai ngay sau khi NNVN đăng bài “Rau quả ở Metro, Co-op Mart cũng thiếu an toàn”.

Điều kiện nào bảo hiểm vật nuôi?

19-4-2011

Ba năm 1987-1988-1989 chúng tôi đã bảo hiểm đàn trâu bò của HTX nông nghiệp toàn xã Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh hơn 400 con với Bảo Việt Hà Nội.

Nhu cầu mạnh từ Trung Quốc sẽ đẩy tăng giá đường

19-4-2011

Trung Quốc dự kiến mua 1,8 triệu tấn trong vòng 3 – 4 tháng tới nhằm tận dụng giá thấp, đặc biệt từ Braxin.

Bangladesh sẽ mua thêm 100.000 tấn gạo Việt Nam

19-4-2011

Trong năm nay, Bangladesh đã nhập khẩu 352.000 tấn gạo Việt Nam, trong đó có 52.000 tấn gạo đồ.

Lũ lụt thực chất không ảnh hưởng đến sản lượng tôm của Thái Lan

19-4-2011

Tổng sản lượng tôm nuôi của Thái Lan sẽ không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, chỉ có thời vụ thu hoạch sẽ phải lui lại vài tháng.

Giá cà phê giảm 800 nghìn đồng/tấn

19-4-2011

Giá cà phê nhân xô hôm nay dao động ở 47,4 - 47,6 triệu đồng/tấn, thấp hơn 800 nghìn đồng so với ngày hôm qua do giá thế giới giảm mạnh.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả liên kết "bốn nhà"

19-4-2011

Vào cuối thập niên 1980, khái niệm “tham gia 4 nhà” được tỉnh An Giang đưa ra nhằm mục đích định ra các thể chế, tổ chức và chính sách để triển khai các nghị quyết của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát triển nông nghiệp và nông thôn. Khái niệm này càng ngày càng phát triển rộng rãi, không chỉ tại An Giang, mà còn cho các tỉnh, thành cả nước và trở nên quen thuộc với cái tên: liên kết "bốn nhà" (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước).

7 mặt hàng “nóng” sẽ bị kiểm tra giá và thuế

19-4-2011

Mặt hàng sữa, đường ăn, thép xây dựng, thức ăn chăn nuôi, xi măng, khí hóa lỏng và phân bón hóa học sẽ bị tổng kiểm tra trong thời gian tới.

Tái cơ cấu, con đường vượt khó của doanh nghiệp

19-4-2011

Trước tình hình môi trường kinh doanh có nhiều biến động như hiện nay, để có thể nắm bắt cơ hội cũng như hóa giải thách thức, các doanh nghiệp (DN) cần tiến hành tái cấu trúc để cải thiện năng suất lao động, hội nhập tốt hơn và tạo cơ sở cho tăng trưởng bền vững, ổn định lâu dài.

Tận dụng cỏ dưới tán ớt nuôi bò

19-4-2011

Chăn nuôi bò quy mô nông hộ thường phụ thuộc vào sức lao động tự có của gia đình, chủ yếu là lấy công làm lời, bởi vì nếu nuôi vài con bò mà mướn cắt cỏ hoặc mua cỏ thì không hiệu quả. Ở nông thôn bây giờ, nếu muốn nuôi bò, thường chủ hộ sẽ căn cứ vào số lượng lao động có khả năng đi cắt cỏ của gia đình mình là bao nhiêu mới quyết định mua bấy nhiêu con bò để nuôi.

Lấy ý kiến cộng đồng bảo vệ cá tra Việt Nam

18-4-2011

Sau hơn 1 tháng lấy ý kiến rộng rãi, trên trang web của của USDA chỉ có 23 ý kiến, trong đó chủ yếu là ý kiến của những người Mỹ bảo vệ lợi ích cá da trơn nội địa.

Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp?

18-4-2011

Ngày 14/04, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hồ Xuân Hùng chủ trì cuộc họp triển khai QĐ số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013.