HỘI THẢO

Những cánh đồng dưa hấu... đắng

Ngày đăng: 18 | 04 | 2011

Nếu như Quảng Trị, một tỉnh Bắc Trung bộ đang nguy cơ mất mùa nhiều cây trồng vụ đông xuân thì phía trong đèo Hải Vân, sản xuất nông nghiệp cũng bị thiệt hại nghiêm trọng do mưa lạnh bất thường.

Với nông dân Quảng Nam, vụ dưa đông xuân này thật… đắng! Mệt mỏi nhổ từng dây dưa hấu xanh um chất thành những đống cao ngất, giọng ông Ngô Thanh Dũng (thôn Bích Nam, xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành) buồn bã: “Ông trời thiệt là ác, cuối tháng 3, đúng vào thời điểm cây dưa hấu ra hoa rộ thì không khí lạnh bất ngờ ập tới, mưa dầm suốt mười ngày liền khiến ruộng dưa không đậu quả, dù chỉ một trái. Để nó tồn tại cũng vô ích, mấy ngày nay vợ chồng tui phải ngậm ngùi phá bỏ. Hơn 12 triệu đồng trút vào đây giờ đã tiêu tan rồi, khổ hết biết”.
 
Ông Dũng có 10 sào đất màu, trước đây chủ yếu chuyên canh đậu phụng. Đầu vụ đông xuân năm nay, vợ chồng ông quyết định chuyển toàn bộ diện tích sang trồng cây dưa hấu, những mong kiếm được nguồn thu nhập khá hơn. Nào ngờ, ngay lần đầu tiên làm quen với loại cây ấy, người nông dân nghèo khó này đã phải… ôm nợ. Không riêng gì ông Dũng, cả trăm gia đình khác ở xã Tam Xuân 2 cũng cùng chung cảnh ngộ. Theo ngành nông nghiệp Núi Thành, hiện nay tại địa phương có ít nhất 45 ha đất trồng dưa hấu Hắc Mỹ Nhân (chủ yếu chuyển đổi từ cây đậu phụng qua) bị hư hại nghiêm trọng vì mưa lạnh, trong đó gần hai phần ba diện tích mất trắng hoàn toàn.
Tam Xuân 2 không là cá biệt. Hôm qua 17/4, lội khắp đồng đất huyện Phú Ninh, đâu cũng thấy cảnh nông dân rầu lòng bên những ruộng dưa hấu chỉ toàn là… dây và lá. Khoanh tay đứng nhìn 3 sào dưa của mình, ông Huỳnh Văn Đáng (thôn Cẩm Khê, xã Tam Phước) lắc đầu: “Mưa lạnh kéo dài, bây giờ hoa đã ra đến đợt thứ 3 rồi mà dưa vẫn chưa có trái. Kiểu ni, không chỉ mất đứt gần 3 tháng công chăm sóc mà 5 triệu đồng vốn đầu tư chắc cũng bay luôn”.
 
Đâu chỉ mình vợ chồng ông Đáng khốn đốn, hàng trăm hộ dân trồng dưa trên địa bàn Phú Ninh cũng đang khóc dở, mếu dở. Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Văn Kỉnh – Trưởng trạm Khuyến nông Phú Ninh cho biết, vụ đông xuân này, nông dân toàn huyện tổ chức sản xuất khoảng 630 ha dưa hấu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 đợt không khí lạnh tăng cường hồi giữa và cuối tháng 3 nên hơn 65% diện tích đã xảy ra hiện tượng có bông nhưng không đậu quả.
Trưa qua 17/4, ông Lê Muộn – Phó Giám đốc Sở NN- PTNT Quảng Nam cho biết, vụ này, nông dân trên địa bàn tỉnh trồng tổng cộng 1.650 ha dưa hấu. Do mưa lạnh kéo dài và dịch bệnh bùng phát đã khiến gần 800 ha bị mất mùa nghiêm trọng, tập trung chủ yếu tại Tam Kỳ, Núi Thành, Duy Xuyên, Điện Bàn, Phú Ninh...
Tại những vùng chuyên canh dưa hấu nổi tiếng ở xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, xem ra tình hình cũng không sáng sủa mấy. Theo thống kê mới nhất, trong số gần 130 ha đất trồng dưa hấu của khoảng 210 hộ dân nơi đây thì đã có hơn một nửa bị thất thu nghiêm trọng.
Không chỉ lao đao vì những đợt mưa dầm dề, lạnh tái tê, người trồng dưa hấu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn khổ sở với tình trạng các loại dịch bệnh nguy hiểm gây hại trên diện rộng. Chỉ tay về phía 2 sào dưa hấu úa vàng của mình, bà Lê Thị Hường (thôn Thanh Châu, xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên) ngao ngán: “Ruộng dưa đang ra trái rộ thì đùng một cái bệnh sương mai và thán thư bùng phát mạnh khiến cả thảy đều bị cháy lá, dây khô héo dần. Để cứu nó, gần nửa tháng nay tui phun mấy lần thuốc rồi mà vẫn chưa diệt được nấm bệnh. Giá dưa trên thị trường đang cao ngất ngưởng mà trái nào cũng teo tóp, mần răng cân bán”.
Dịch lở mồm long móng trên gia súc vừa tạm lắng thì đến lượt lúa không ngậm sữa, rồi dưa hấu mất mùa, không biết bao giờ cái vòng rủi ro ấy mới thôi đeo bám người nông dân xứ Quảng?
 
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/2/2/2/76947/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Đông Hưng - "Vương quốc" thanh trà

18-4-2011

Thanh trà là một loại cây ăn trái ít phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, hiện chỉ trồng tập trung tại ấp Đông Hưng I và 2, thuộc xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Hà Tĩnh: Hội Nông dân xung kích làm nông thôn mới

18-4-2011

Hội Nông dân (ND) Hà Tĩnh đã xác định nhiệm vụ tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ hàng đầu trong năm 2011 và những năm tiếp theo.

Trà Vinh: Thời tiết bất thường gây thiệt hại cho người nuôi tôm sú

18-4-2011

Các hộ nuôi tôm sú ở vùng ngập mặn ven biển tỉnh Trà Vinh đang gặp bất lợi về thời tiết. Tuy mới bước vào đầu vụ thả giống nhưng 2.200 hộ bị thiệt hại nặng với khoảng 116 triệu con tôm sú giống từ 30 - 75 ngày tuổi bị chết, tập trung chủ yếu ở các hộ thả giống sớm theo hình thức quảng canh cải tiến trên địa bàn hai huyện Duyên Hải và Cầu Ngang.

Vĩnh Long: Định hướng cho một ngành nông nghiệp phát triển toàn diện

18-4-2011

Vĩnh Long là một địa phương có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, với sản phẩm đa dạng như lúa gạo, trái cây, gia súc, gia cầm và thủy sản. Những sản phẩm này gần như có quanh năm. Tuy nhiên, để đột phá trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Vĩnh Long cần chọn ra cho mình sản phẩm chủ lực để có hướng đầu tư và tiêu thụ.

Ninh Bình: Hiệu quả từ hoạt động khuyến công

14-4-2011

Thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình đề án, hoạt động khuyến công tỉnh Ninh Bình đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành công nghiệp nông thôn tỉnh.

Vĩnh Long: Sản xuất lúa theo hướng bền vững

14-4-2011

Tỉnh Vĩnh Long đang tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho nông dân thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa theo hướng bền vững, phấn đấu năm nay sản xuất lúa 3 vụ đạt hơn 164.000ha, với tổng sản lượng 894.000 tấn phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Tiền Giang: Nông dân lãi cao nhờ trồng cây ăn quả đặc sản

14-4-2011

Mặc dù thời tiết, thủy văn bất lợi, khô hạn kéo dài nhưng nông dân Tiền Giang thu hoạch trên 298.000 tấn trái cây trái vụ các loại, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu, tăng trên 22% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, hầu hết các loại trái cây đặc sản chủ lực của địa phương như: thanh long, cam bưởi, sầu riêng, dứa...không chỉ tiêu thụ mạnh mà còn luôn giữ giá cao, bình quân tăng từ 3.000 - 5.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước tùy theo loại.

Khó vì thiếu vốn

14-4-2011

"Bằng cách tự truyền nghề cho nhau, những người thợ này đã làm nên một làng nghề thủ công ở xã vùng sâu Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng "- ông Nguyễn Văn Hoàn - Chủ tịch UBND xã cho biết.

Trăn trở giữ nghề truyền thống

13-4-2011

Nghề làm bánh tráng truyền thống ở xãThiệu Châu (huyện Thiệu Hoá, Thanh Hóa) góp phần không nhỏ giúp miền quê này thay da đổi thịt. Song để giữ nghề đang là trăn trở của chính quyền địa phương.

Hải Dương sản xuất, chế biến hành hàng hóa chất lượng cao theo hướng VietGAP

8-4-2011

“Nghiên cứu tổ chức sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ hành hàng hóa chất lượng cao theo hướng VietGAP tại Hải Dương” là Đề tài do Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm chủ trì, đã bước đầu được triển khai thành công tại tỉnh Hải Dương. Đề tài là cơ sở để đúc rút các bài học kinh nghiệm và đề xuất nhân rộng mô hình cho các vùng trồng hành và sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh này.

Diện tích tôm chết tăng đột biến do thời tiết bất thường tại Sóc Trăng

8-4-2011

Theo thống kê của các địa phương có diện tích nuôi tôm lớn như Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Trần Đề (Sóc Trăng), trong hơn một tuần trở lại đây, do thời tiết bất thường đã làm diện tich tôm sú bị thiệt hại tăng nhanh.

Quảng Nam: Huy động các nguồn lực đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công

8-4-2011

UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt Chương trình Khuyến công tỉnh giai đoạn 2011-2015 với dự toán tổng kinh phí hơn 90 tỷ đồng, trong đó: kinh phí khuyến công quốc gia hơn 18,6 tỷ đồng; kinh phí khuyến công địa phương và huy động các đơn vị hưởng lợi hơn 71,6 tỷ đồng.