HỘI THẢO

Đông Hưng - "Vương quốc" thanh trà

Ngày đăng: 18 | 04 | 2011

Thanh trà là một loại cây ăn trái ít phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, hiện chỉ trồng tập trung tại ấp Đông Hưng I và 2, thuộc xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Đó là một loài cây cao và to giống như xoài nhưng trái chỉ to bằng trái chanh. Khi chưa chín trái màu xanh, lúc chín chuyển sang màu vàng óng mượt, căng tròn và mọng nước trông như quả mơ. Bóc vỏ ra, thịt có màu vàng rực và thơm ngon, hấp dẫn như mùi xoài nhưng chua ngọt. Tại Hà Tiên – Kiên Giang cũng có nhiều cây thanh trà, chúng mọc thành rừng, nhiều nhất là dọc theo chân núi Tô Châu nhưng loại này trái nhỏ và chua hơn thanh trà Đông Hưng.
Mùa xoài cũng là mùa của thanh trà, kéo dài từ sau Tết cho đến hết tháng ba âm lịch. Ông Lê Văn Tài, 83 tuổi, người có trên 10 công thanh trà trồng xen với các loài cây khác cho biết: Cây thanh trà đã có mặt tại Đông Hưng từ hơn một thế kỷ nay do một vị tiền bối trong làng mang về trồng nhưng có cây cho trái chua, có cây vừa ngọt vừa chua (hiện cây tổ vẫn còn sống và hằng năm ra trái sum suê). Mãi sau này bà con mới biết cách chọn những cây trái ngọt để nhân giống. Nếu chiết cành, chỉ sau ba năm cây sẽ cho trái thay vì trồng hột phải mất 10 năm.
Thế là trong vòng hai mươi năm trở lại đây, cây thanh trà đã bắt đầu được nhân rộng tại ấp Đông Hưng, nay mở rộng thêm ở ấp Đông Hòa và Mỹ Hòa. Tại đây hầu như nhà nào cũng có từ vài chục cây đến vài trăm cây. Những gia đình tiên phong mở đường cho cây thanh trà đi lên, thu nhập mỗi năm trên vài chục triệu đồng như nhà ông Năm Trượng, ông Sáu Vẹn, ông Tư Khải, ông Mười Tài… Chị Trần Thị Ba cho biết vườn chị có 60 cây, mỗi năm thu trên 30 triệu đồng. Ngoài bán trái, nhiều chủ vườn còn bán thêm cây giống nên thu nhập rất khá.
Vài năm trở lại đây do nhu cầu tiêu thụ mạnh, được giá nên đã kích thích nhiều nông dân đầu tư cho cây thanh trà, đặc biệt năm nay vừa trúng mùa vừa được giá (10.000 – 15.000đ/kg). Những năm thất mùa hoặc đầu vụ giá có khi vọt lên đến 25.000 đ/kg. Bình quân một cây thanh trà trưởng thành có thể cho trên 200 kg trái. Thanh trà ngoài ăn tươi, bà con còn dùng trái sống để nấu canh chua, trái chín để làm rượu, đặc biệt là cho cái vào ly quậy chung với đường, dùng lạnh như một món giải khát tuyệt hảo trong mùa hè.
Vào thời điểm này, tại Đông Hưng lúc nào cũng rộn ràng tất bật cảnh trèo cây hái thanh trà, phân loại trái trước khi cho vào bao bì. Trong những ngày chính vụ, lực lượng hái trái và vận chuyển lên tới vài chục người, đa số là trẻ em và phụ nữ. Nhiều thương lái cũng có mặt tại vườn để thu gom hàng chở đi phân phối, nơi tiêu thụ mạnh nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và một số chợ miền Tây.
Bình Minh - Vĩnh Long là nơi nổi tiếng về các loài cây đặc sản như bưởi Năm Roi, xoài… nay có thêm cây thanh trà sẽ góp phần làm giàu cho địa phương. Hy vọng trong một ngày không xa, cây thanh trà Đông Hưng sẽ tiếp tục phát triển và chất lượng không ngừng nâng lên để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/2/2/2/76839/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Hà Tĩnh: Hội Nông dân xung kích làm nông thôn mới

18-4-2011

Hội Nông dân (ND) Hà Tĩnh đã xác định nhiệm vụ tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ hàng đầu trong năm 2011 và những năm tiếp theo.

Trà Vinh: Thời tiết bất thường gây thiệt hại cho người nuôi tôm sú

18-4-2011

Các hộ nuôi tôm sú ở vùng ngập mặn ven biển tỉnh Trà Vinh đang gặp bất lợi về thời tiết. Tuy mới bước vào đầu vụ thả giống nhưng 2.200 hộ bị thiệt hại nặng với khoảng 116 triệu con tôm sú giống từ 30 - 75 ngày tuổi bị chết, tập trung chủ yếu ở các hộ thả giống sớm theo hình thức quảng canh cải tiến trên địa bàn hai huyện Duyên Hải và Cầu Ngang.

Vĩnh Long: Định hướng cho một ngành nông nghiệp phát triển toàn diện

18-4-2011

Vĩnh Long là một địa phương có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, với sản phẩm đa dạng như lúa gạo, trái cây, gia súc, gia cầm và thủy sản. Những sản phẩm này gần như có quanh năm. Tuy nhiên, để đột phá trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Vĩnh Long cần chọn ra cho mình sản phẩm chủ lực để có hướng đầu tư và tiêu thụ.

Ninh Bình: Hiệu quả từ hoạt động khuyến công

14-4-2011

Thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình đề án, hoạt động khuyến công tỉnh Ninh Bình đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành công nghiệp nông thôn tỉnh.

Vĩnh Long: Sản xuất lúa theo hướng bền vững

14-4-2011

Tỉnh Vĩnh Long đang tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho nông dân thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa theo hướng bền vững, phấn đấu năm nay sản xuất lúa 3 vụ đạt hơn 164.000ha, với tổng sản lượng 894.000 tấn phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Tiền Giang: Nông dân lãi cao nhờ trồng cây ăn quả đặc sản

14-4-2011

Mặc dù thời tiết, thủy văn bất lợi, khô hạn kéo dài nhưng nông dân Tiền Giang thu hoạch trên 298.000 tấn trái cây trái vụ các loại, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu, tăng trên 22% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, hầu hết các loại trái cây đặc sản chủ lực của địa phương như: thanh long, cam bưởi, sầu riêng, dứa...không chỉ tiêu thụ mạnh mà còn luôn giữ giá cao, bình quân tăng từ 3.000 - 5.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước tùy theo loại.

Khó vì thiếu vốn

14-4-2011

"Bằng cách tự truyền nghề cho nhau, những người thợ này đã làm nên một làng nghề thủ công ở xã vùng sâu Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng "- ông Nguyễn Văn Hoàn - Chủ tịch UBND xã cho biết.

Trăn trở giữ nghề truyền thống

13-4-2011

Nghề làm bánh tráng truyền thống ở xãThiệu Châu (huyện Thiệu Hoá, Thanh Hóa) góp phần không nhỏ giúp miền quê này thay da đổi thịt. Song để giữ nghề đang là trăn trở của chính quyền địa phương.

Hải Dương sản xuất, chế biến hành hàng hóa chất lượng cao theo hướng VietGAP

8-4-2011

“Nghiên cứu tổ chức sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ hành hàng hóa chất lượng cao theo hướng VietGAP tại Hải Dương” là Đề tài do Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm chủ trì, đã bước đầu được triển khai thành công tại tỉnh Hải Dương. Đề tài là cơ sở để đúc rút các bài học kinh nghiệm và đề xuất nhân rộng mô hình cho các vùng trồng hành và sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh này.

Diện tích tôm chết tăng đột biến do thời tiết bất thường tại Sóc Trăng

8-4-2011

Theo thống kê của các địa phương có diện tích nuôi tôm lớn như Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Trần Đề (Sóc Trăng), trong hơn một tuần trở lại đây, do thời tiết bất thường đã làm diện tich tôm sú bị thiệt hại tăng nhanh.

Quảng Nam: Huy động các nguồn lực đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công

8-4-2011

UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt Chương trình Khuyến công tỉnh giai đoạn 2011-2015 với dự toán tổng kinh phí hơn 90 tỷ đồng, trong đó: kinh phí khuyến công quốc gia hơn 18,6 tỷ đồng; kinh phí khuyến công địa phương và huy động các đơn vị hưởng lợi hơn 71,6 tỷ đồng.

Thái Bình hoàn thiện công tác cải tạo ao đầm nuôi thả trên 3.000 ha tôm sú

8-4-2011

Đến thời điểm này, tỉnh Thái Bình đã cơ bản hoàn thành công tác cải tạo ao đầm, chuẩn bị bước vào vụ nuôi thả trên 3.000 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Thái Đô, Thụy Xuân, Thụy Trường (huyện Thái Thụy) và các xã Đông Minh, Nam Cường, Nam Thịnh (huyện Tiền Hải).