TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hạn chế thiệt hại lúa vụ Đông Xuân, đẩy nhanh xuống giống vụ Hè Thu

Ngày đăng: 14 | 04 | 2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chỉ đạo các địa phương miền Bắc tập trung chăm sóc lúa Đông Xuân, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của thời tiết đối với năng suất lúa. Các tỉnh miền Nam tích cực thu hoạch lúa Đông Xuân, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xuống giống vụ Hè Thu nhằm đảm bảo thời vụ và cơ cấu chuyển đổi, nhằm thực hiện tốt việc tăng 1 triệu tấn lúa trong năm 2011 như chỉ đạo của Chính phủ.

Các tỉnh miền Bắc hiện đã gieo cấy xong lúa Đông Xuân, tuy nhiên vừa qua thời tiết bất lợi làm hạn chế quá trình hấp thu dinh dưỡng và đẻ nhánh muộn. Nhiều diện tích cấy từ cuối tháng 2, đầu tháng 3 chưa đẻ nhánh và hàng chục nghìn ha lúa bị nghẹt rễ, vàng lá. Theo đánh giá chung, lúa Đông Xuân tại miền Bắc năm nay sẽ trỗ muộn hơn so với mọi năm, một số diện tích sản xuất giống không kịp thu hoạch để chuyển vụ, do vậy các địa phương chủ động bố trí lịch gieo cấy, cơ cấu giống và các giải pháp kỹ thuật phù hợp, chuẩn bị đủ vật tư cho vụ Hè Thu, vụ Mùa tiếp theo.
Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của thời tiết đối với năng suất lúa Đông Xuân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các tỉnh phía Bắc tập trung thực hiện một số giải pháp chính như: Với lúa gieo cấy sớm đã bón thúc đợt 2, đang chuẩn bị phân hóa đòng, nông dân cần tăng cường chăm sóc, không bón thêm đạm, tăng cường bón kali để tăng số hạt chắc trên bông. Với lúa có biểu hiện vàng lá, nghẹt rễ khi bón thúc, bà con nên kết hợp làm cỏ sục bùn, bón thêm vôi bột, tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh kết hợp với phân bón lá. Các tỉnh khẩn trương bón thúc ngay đối với lúa gieo cấy muộn, tăng cường sử dụng NPK tổng hợp, duy trì mực nước trên ruộng từ 2 - 3 cm để lúa đẻ nhánh, sinh trưởng phát triển nhanh. Đối với lúa gieo thẳng, bà con khẩn trương kết thúc tỉa dặm, bón thúc tập trung, cân đối tỷ lệ N-P-K. Bên cạnh đó, các tỉnh hướng dẫn nông dân thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hại lúa, nhất là các đối tượng rầy, bệnh lùn sọc đen và đạo ôn...
Trong khi đó, tại miền Nam , vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã chuyển trọng tâm sang thu hoạch lúa Đông Xuân. Hiện phần lớn diện tích lúa Đông Xuân cho thu hoạch tập trung tại các tỉnh vùng ĐBSCL và diện tích thu hoạch chiếm 63% tổng diện tích lúa Đông Xuân xuống giống thuộc vùng. Theo đánh giá bước đầu của một số địa phương, năng suất lúa Đông Xuân trên diện tích đã thu hoạch tại vùng ĐBSCL đều khá hơn so với vụ trước. Đáng chú ý là giá lúa hiện tại tương đối ổn định không bị sụt giảm nhiều khi lúa Đông Xuân thu hoạch rộ và vẫn cao hơn từ 1.700 -1.800 đồng/kg so với so với giá cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ nhu cầu nhập khẩu tăng và chính sách thu mua tạm trữ của Chính phủ được triển khai tích cực, đúng tiến độ.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thu hoạch nhanh gọn lúa Đông Xuân đã đồng thời đẩy nhanh tiến độ xuống giống lúa Hè Thu ở một số địa phương thuộc vùng ĐBSCL. Tính đến 15/3, vùng ĐBSCL đã xuống giống được 197,5 ngàn ha, nhanh hơn cùng kì năm trước 36,3%../.
 
AGROINFO - Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

NỘI DUNG KHÁC

Đồng bằng sông Cửu Long: Vụ lúa Đông Xuân 2010- 2011 đạt sản lượng trên 10 triệu tấn

14-4-2011

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, đến thời điểm này, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã cơ bản thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân 2010- 2011 với sản lượng trên 10 triệu tấn, tương đương với vụ Đông Xuân trước, năng suất bình quân đạt 6,6 tấn/ha, có nơi đến 7,4 tấn/ha.

Rà soát hoạt động thu mua, xuất khẩu nông sản

14-4-2011

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ NNPTNT, Bộ KHĐT, Hiệp hội Cà phê, cacao Việt Nam (Vicofa) đề nghị rà soát lại hoạt động thu mua và xuất khẩu nông, lâm sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực nông, lâm sản.

Cam kết vàng với người chăn nuôi

14-4-2011

Cùng với những cam kết vàng, Công ty TNHH Thương mại VIC, Hải Phòng thường xuyên chăm sóc các dịch vụ sau bán hàng như tập huấn chuyển giao kỹ thuật tới các trang trại, hỗ trợ biện pháp phòng và chống dịch bệnh…

Cần có biện pháp hỗ trợ ngư dân

13-4-2011

Thời gian gần đây, giá xăng dầu tăng đã kéo theo chi phí đánh bắt thủy sản của ngư dân tăng. Nhiều tàu cá ở Bình Định đã phải treo lưới nằm bờ.

Nông dân và những giải pháp tự cứu mình

13-4-2011

Giá xăng dầu, điện tăng đã khiến nhiều mặt hàng tăng giá, kéo theo đó là sự vất vả, cực nhọc của nông dân. Cũng giống như người dân ở nhiều địa phương khác, nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu đã tìm cách tự cứu mình...

Đơn giản hóa thủ tục cấp phép trong chăn nuôi

13-4-2011

Bộ NN- PTNT vừa có Thông tư 19 hướng dẫn thực hiện việc sửa đổi, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong quản lí, sử dụng các nguồn giống gia súc, gia cầm.

Đưa nông dân nhỏ vào SX lớn

13-4-2011

Sau 5 năm thực hiện, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” do Bộ NN-PTNT triển khai cho các tỉnh, TP ở ĐBSCL, đang có sức lan tỏa mạnh ở khu vực sản xuất lúa trọng điểm này.

Can thiệp thị trường thời "bão" giá

13-4-2011

Việt Nam đang trải qua giai đoạn có những biến động giá lớn, nói cụ thể hơn là những biến động tăng giá lớn. Giá cả một số hàng hóa quan trọng như điện, nước, xăng dầu đã tăng đáng kể trong thời gian qua.

Nhập khẩu hơn 60 triệu USD giống rau/năm

13-4-2011

Theo thống kê của Bộ NNPTNT, cả nước hiện có hơn 1,1 triệu hecta trồng bắp, gần 1 triệu ha rau, màu các loại.

Nhiều mặt hàng thủy hải sản tăng giá 10-30%

13-4-2011

Ngày 11-4 tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại... ở TP.HCM, lượng khách đi mua sắm khá đông dù là đầu tuần. Tuy nhiên giá cả tăng cao đã ảnh hưởng đến sức mua, chi tiêu của người dân.

Xử lý đất cho vụ lúa Hè - Thu: Khác biệt ở mỗi tiểu vùng

13-4-2011

Xin đề cập cụ thể hơn về kỹ thuật xử lý đất ở từng tiểu vùng canh tác lúa hè thu của vựa lúa hàng đầu cả nước này.

Tiết giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật

13-4-2011

Hiện nay, giá nhiên liệu, nguyên liệu tăng cao, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi chi phí đầu vào rất lớn. Để khắc phục khó khăn, tiết giảm chi phí, người dân ở các địa phương đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.