TIN TỨC-SỰ KIỆN

Xử lý đất cho vụ lúa Hè - Thu: Khác biệt ở mỗi tiểu vùng

Ngày đăng: 13 | 04 | 2011

Xin đề cập cụ thể hơn về kỹ thuật xử lý đất ở từng tiểu vùng canh tác lúa hè thu của vựa lúa hàng đầu cả nước này.

Nếu trên nền đất phèn như khu vực Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, tây sông Hậu và các vùng có tầng phèn khá nông thì chỉ nên điều chỉnh lưỡi cày ở độ sâu tối đa 20 – 25cm để tránh đụng phải tầng phèn ống sẽ giải phóng ra nhiều độc tố có hại cho cây lúa mới sạ.
 
Sau vụ lúa đông xuân cần nhanh chóng cày lật đất để phơi ải.
 
Nếu là đất phù sa, đất nhiễm mặn, đất xám có thể cày sâu hơn đến 30 – 35cm để thuận lợi cho bộ rễ lúa phát triển và hút dinh dưỡng dễ dàng hơn. Riêng nhóm đất nhiễm mặn thì cày sâu cũng là một trong các biện pháp giảm mặn ở tầng mặt giúp cây lúa còn non không bị chết hoặc chậm phát triển vì hệ rễ bị rụng lông hút do độ mặn trong đất > 0,4 %.
 
Sau khi kết thúc vụ lúa đông - xuân cần nhanh chóng cày lật đất để phơi ải đất (phơi khô) nhằm tạo điều kiện môi trường chuyển hóa có lợi trong đất, giúp làm tăng độ màu mỡ và giảm độc tố trong đất của vụ hè thu.
 
Phơi ải chỉ có hiệu lực tốt khi đất thật sự được cày lật, đủ thời gian để khô và thực hiện các chuyển hóa về mặt sinh- hóa- lý trong đất (thời gian tối thiểu phải đạt từ 15 -30 ngày). Nếu không đủ điều kiện phơi ải, thì nên chọn giải pháp cày bừa nhanh và ngâm nước lâu hơn trước khi bừa trục.
 
Với các chân ruộng lúa đông xuân cắt thủ công (có lượng gốc rạ nhiều hơn so với ruộng lúa thu hoạch bằng máy) thì khi cày lật đất cần bón bổ sung các chế phẩm vi sinh phân hủy hữu cơ (phân hủy xellulose) và những vi sinh vật đối kháng để tạo điều kiện làm tăng tốc độ, chất lượng phân hủy rơm rạ và tiêu diệt các loại vi sinh vật gây bệnh.
 
Sau thời gian phơi ải đất, tiến hành tháo nước vô ruộng để bừa trục. Nếu là đất phèn và đất nhiễm mặn thì sau khi bừa trục lần 1 cần để lắng qua một đêm, sang ngày hôm sau tháo nước ra mương để xả phèn mặn. Đây là biện pháp giảm phèn mặn đầu vụ rất hữu hiệu. Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công cụ trang phẳng mặt ruộng kèm theo. Sử dụng máy kéo liên hợp với máy phay hoặc bánh lồng và trục bùn. Tùy theo diện tích ruộng mà dùng các loại máy kéo khác nhau. Làm đất kỹ bằng phẳng, bón lót trước bừa, trục lần cuối, đánh rãnh, xẻ mương, không được để đọng nước trước khi gieo.
 
AGROINFO - Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/39246p1c34/xu-ly-dat-cho-vu-lua-hethu-khac-biet-o-moi-tieu-vung.htm

NỘI DUNG KHÁC

Tiết giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật

13-4-2011

Hiện nay, giá nhiên liệu, nguyên liệu tăng cao, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi chi phí đầu vào rất lớn. Để khắc phục khó khăn, tiết giảm chi phí, người dân ở các địa phương đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Kiến nghị sửa đổi quy định về nhập cá tra vào Brazil

13-4-2011

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn số 31/2011/CV-VASEP gửi Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD).

Hướng đến một ngành lâm nghiệp phát triển bền vững

13-4-2011

Theo đánh giá của ngành lâm nghiệp, quý I, do thời tiết có nhiều đợt rét đậm, rét hại và khô hạn kéo dài tại các tỉnh miền Bắc đã làm chậm tiến độ trồng rừng. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng sản xuất lâm nghiệp vẫn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Quý I/2011: Ngành thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng cao

13-4-2011

Khép lại 3 tháng đầu năm 2011, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận, điển hình là lĩnh vực xuất khẩu. Trong tháng 3/2011, xuất khẩu thuỷ sản trong tháng ước đạt 400triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 3 tháng lên 1,1 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2010.

TP Hồ Chí Minh: Bình ổn thị trường - chương trình thiết thực với người tiêu dùng

13-4-2011

Qua 9 năm triển khai, chương trình bình ổn thị trường của TP Hồ Chí Minh được đánh giá khá hiệu quả và có sức lan tỏa trong phạm vi cả nước. Đây thật sự trở thành công cụ điều tiết giá cả thiết thực, góp phần hạn chế và kiểm soát được hiện tượng đầu cơ, tăng giá đột biến, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Thái Lan đưa gạo lên sàn giao dịch hàng hoá

9-4-2011

Sàn giao dịch Nông sản Kỳ hạn Thái Lan (AFET) đã sẵn sàng cho việc giao dịch gạo trắng 5% tấm FOB (WRF5) trên sàn theo đúng lịch trình kể từ ngày 29/4/2011. Theo thông cáo báo chí, WRF5 có khối lượng giao dịch là 50 tấn, theo giá FOB, là thích hợp và phù hợp với bản chất của gạo xuất khẩu trong tình hình thị trường hiện nay. Điều này sẽ thuận tiện cho việc xuất khẩu bởi người mua có quyền nhận hàng và lựa chọn các cảng lớn.

Xuất khẩu gạo hướng tới kỷ lục mới

9-4-2011

Dự báo xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm sẽ đạt mức kỷ lục mới là 3,85 triệu tấn và các doanh nghiệp chỉ cần ký thêm hơn 400.000 tấn là có thể yên tâm về đầu ra cho hết quý 2. Anh Nguyễn Văn Hậu - nông dân huyện Tam Bình (Vĩnh Long) cho biết: “Giá lúa đã lên trở lại. Hiện lúa thường có giá 5.800 đồng/kg, cao hơn hồi giữa tháng rồi khoảng 600 đồng/kg”.

Công tác phòng chống dịch lở mồm long móng:Tập trung các nhóm giải pháp để khống chế kịp thời

9-4-2011

Trước tình hình dịch lở mồm long móng (LMLM) đang lan rộng tại 39 tỉnh, thành phố trên cả nước và có chiều hướng diễn biến phức tạp, sáng nay 6/4, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng chống dịch bệnh này.

Cùng nông dân làm khuyến nông

9-4-2011

Nuôi con gì, trồng loại cây nào là do người dân bàn bạc, đề xuất, cán bộ khuyến nông chỉ tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và cách thức tổ chức sản xuất theo yêu cầu của bà con. Đó là cách làm của Trung tâm Khuyến nông tự nguyện (CAEV).

Thái Bình: Bài học thành công bước đầu trong xây dựng nông thôn mới từ dồn điền đổi thửa

9-4-2011

Sau 2 năm kể từ khi tỉnh Thái Bình triển khai xây dựng nông thôn mới, điều thay đổi nhận thấy rõ nhất là trên những cánh đồng ở Thái Bình giờ đây nhiều người dân đã được sản xuất ở những thửa ruộng to hơn, với bờ vùng bờ thửa được quy hoạch rộng rãi, khang trang. Đó chính là kết quả của công tác dồn điền đổi thửa, một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình hiện nay.

Phát triển cao su vùng miền núi Nghệ An: Dự án chưa vào lòng dân!

8-4-2011

Như NNVN nhiều lần thông tin, tỉnh Nghệ An có chủ trương đẩy mạnh phát triển cao su lên các vùng miền núi, chủ lực là huyện Anh Sơn, Thanh Chương… Tuy nhiên trên thực tế, việc phát triển cao su các vùng miền núi xứ Nghệ đang gặp khó.

Bộ trưởng Cao Đức Phát làm việc tại tỉnh TT-Huế

8-4-2011

Chiều ngày 7/4, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc tại tỉnh TT-Huế. Ông Nguyễn Văn Cao - Chủ tịch UBND tỉnh thay mặt lãnh đạo tỉnh báo cáo về tình hình nông nghiệp và kết quả thực hiện xây dựng Chương trình nông thôn mới của tỉnh với Bộ trưởng.