TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kiến nghị sửa đổi quy định về nhập cá tra vào Brazil

Ngày đăng: 13 | 04 | 2011

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn số 31/2011/CV-VASEP gửi Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD).

Chế biến cá tra xuất khẩu.
Công văn đề nghị cơ quan này làm việc với cơ quan thẩm quyền Brazil, yêu cầu họ chấp nhận để nhà nhập khẩu được bổ sung giấy điều chỉnh giá trị hợp đồng và chỉ nhập khẩu đúng sản lượng đã xin phép cho phù hợp với tình hình thực tế khi nhập khẩu cá tra Việt Nam vào thị trường này.
 
Trước đây, khi làm thủ tục nhập khẩu cá tra Việt Nam vào Brazil, nhà nhập khẩu cần có hợp đồng mua bán và báo giá từ doanh nghiệp Việt Nam, sau thời gian 3 ngày sẽ có được giấy phép nhập khẩu.
 
Thời gian kể từ khi nhà nhập khẩu xin giấy phép nhập khẩu đến khi mở L/C hoặc chuyển tiền cho doanh nghiệp Việt Nam để sản xuất đơn hàng chỉ mất tổng cộng 1 tuần.
 
Tuy nhiên, từ tháng 2/2011, theo quy định mới của cơ quan thẩm quyền Brazil, các nhà nhập khẩu Brazil phải mất từ 60 tới 120 ngày để có được giấy phép nhập khẩu cá tra Việt Nam.
 
Thủ tục nhập khẩu kéo dài đã gây khó khăn cho cả nhà nhập khẩu Brazil và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam vì khi có được giấy phép nhập khẩu thì giá cá tra xuất khẩu đã chênh lệch rất nhiều so với hợp đồng ký trước đó.
 
Cơ quan thẩm quyền Brazil chỉ chấp nhận cho nhập khẩu cá tra Việt Nam với khối lượng và giá trị đã được ghi trong giấy phép nhập khẩu và không chấp thuận bất kỳ sự thay đổi về giá trị đơn hàng trong hợp đồng đã ký với thời điểm nhập khẩu chính thức.
 
Mặc khác, cơ quan thẩm quyền Brazil chỉ kéo dài thời gian cấp phép nhập khẩu đối với mặt hàng cá tra trong khi các nhà nhập khẩu Brazil chỉ mất 3 ngày để có giấy phép nhập khẩu các loài thủy sản khác từ Trung Quốc.
 
Việc làm này đồng nghĩa với việc ngăn chặn cá tra Việt Nam xuất khẩu vào Brazil.
 
AGROINFO - Theo Báo Hà Nội mới

NỘI DUNG KHÁC

Hướng đến một ngành lâm nghiệp phát triển bền vững

13-4-2011

Theo đánh giá của ngành lâm nghiệp, quý I, do thời tiết có nhiều đợt rét đậm, rét hại và khô hạn kéo dài tại các tỉnh miền Bắc đã làm chậm tiến độ trồng rừng. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng sản xuất lâm nghiệp vẫn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Quý I/2011: Ngành thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng cao

13-4-2011

Khép lại 3 tháng đầu năm 2011, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận, điển hình là lĩnh vực xuất khẩu. Trong tháng 3/2011, xuất khẩu thuỷ sản trong tháng ước đạt 400triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 3 tháng lên 1,1 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2010.

TP Hồ Chí Minh: Bình ổn thị trường - chương trình thiết thực với người tiêu dùng

13-4-2011

Qua 9 năm triển khai, chương trình bình ổn thị trường của TP Hồ Chí Minh được đánh giá khá hiệu quả và có sức lan tỏa trong phạm vi cả nước. Đây thật sự trở thành công cụ điều tiết giá cả thiết thực, góp phần hạn chế và kiểm soát được hiện tượng đầu cơ, tăng giá đột biến, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Thái Lan đưa gạo lên sàn giao dịch hàng hoá

9-4-2011

Sàn giao dịch Nông sản Kỳ hạn Thái Lan (AFET) đã sẵn sàng cho việc giao dịch gạo trắng 5% tấm FOB (WRF5) trên sàn theo đúng lịch trình kể từ ngày 29/4/2011. Theo thông cáo báo chí, WRF5 có khối lượng giao dịch là 50 tấn, theo giá FOB, là thích hợp và phù hợp với bản chất của gạo xuất khẩu trong tình hình thị trường hiện nay. Điều này sẽ thuận tiện cho việc xuất khẩu bởi người mua có quyền nhận hàng và lựa chọn các cảng lớn.

Xuất khẩu gạo hướng tới kỷ lục mới

9-4-2011

Dự báo xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm sẽ đạt mức kỷ lục mới là 3,85 triệu tấn và các doanh nghiệp chỉ cần ký thêm hơn 400.000 tấn là có thể yên tâm về đầu ra cho hết quý 2. Anh Nguyễn Văn Hậu - nông dân huyện Tam Bình (Vĩnh Long) cho biết: “Giá lúa đã lên trở lại. Hiện lúa thường có giá 5.800 đồng/kg, cao hơn hồi giữa tháng rồi khoảng 600 đồng/kg”.

Công tác phòng chống dịch lở mồm long móng:Tập trung các nhóm giải pháp để khống chế kịp thời

9-4-2011

Trước tình hình dịch lở mồm long móng (LMLM) đang lan rộng tại 39 tỉnh, thành phố trên cả nước và có chiều hướng diễn biến phức tạp, sáng nay 6/4, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng chống dịch bệnh này.

Cùng nông dân làm khuyến nông

9-4-2011

Nuôi con gì, trồng loại cây nào là do người dân bàn bạc, đề xuất, cán bộ khuyến nông chỉ tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và cách thức tổ chức sản xuất theo yêu cầu của bà con. Đó là cách làm của Trung tâm Khuyến nông tự nguyện (CAEV).

Thái Bình: Bài học thành công bước đầu trong xây dựng nông thôn mới từ dồn điền đổi thửa

9-4-2011

Sau 2 năm kể từ khi tỉnh Thái Bình triển khai xây dựng nông thôn mới, điều thay đổi nhận thấy rõ nhất là trên những cánh đồng ở Thái Bình giờ đây nhiều người dân đã được sản xuất ở những thửa ruộng to hơn, với bờ vùng bờ thửa được quy hoạch rộng rãi, khang trang. Đó chính là kết quả của công tác dồn điền đổi thửa, một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình hiện nay.

Phát triển cao su vùng miền núi Nghệ An: Dự án chưa vào lòng dân!

8-4-2011

Như NNVN nhiều lần thông tin, tỉnh Nghệ An có chủ trương đẩy mạnh phát triển cao su lên các vùng miền núi, chủ lực là huyện Anh Sơn, Thanh Chương… Tuy nhiên trên thực tế, việc phát triển cao su các vùng miền núi xứ Nghệ đang gặp khó.

Bộ trưởng Cao Đức Phát làm việc tại tỉnh TT-Huế

8-4-2011

Chiều ngày 7/4, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc tại tỉnh TT-Huế. Ông Nguyễn Văn Cao - Chủ tịch UBND tỉnh thay mặt lãnh đạo tỉnh báo cáo về tình hình nông nghiệp và kết quả thực hiện xây dựng Chương trình nông thôn mới của tỉnh với Bộ trưởng.

Dân trồng cà phê ở Đắk Lắk đang gặp khó khăn vì khô hạn kéo dài

8-4-2011

Hiện nay, ở tỉnh Đắk Lắk, nắng nóng kéo dài làm cho mực nước hầu hết các sông, suối, hồ, đập trên địa bàn giảm nhanh, nhất là hàng loạt hồ, đập, sông, suối nhỏ đều khô kiệt nước nên diện tích cà phê bị khô hạn ngày một tăng lên. Chỉ riêng tại huyện Krông Búk, một trong những vùng trọng điểm cà phê của tỉnh đến nay đã có khoảng 3.912 ha cà phê thiếu nước tưới trong cả 2 đợt (thiếu nước tưới đợt 1 trên 1.223 ha và đợt 2 gần 3.690 ha). Diện tích cà phê bị khô hạn tập trung đều ở 7 xã: Pơng Đrang, Chư Kpô, Cư Né, Cư Pơng, Ea Sin, Ea Ngai, Tân Lập.

Kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thuỷ sản: Chuẩn bị triển khai trên diện rộng

8-4-2011

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thuỷ sản (Cục QLCLNLTS) - Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn cho biết đã kết thúc việc kiểm soát thí điểm chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN) và an toàn thực phẩm (ATTP) nông lâm thuỷ sản tại một số địa phương (Thanh Hoá, Tiền Giang). Trong tổng số 1.273 cơ sở kiểm tra, vẫn còn khoảng 30% không đạt yêu cầu.