TIN TỨC-SỰ KIỆN

Can thiệp thị trường thời "bão" giá

Ngày đăng: 13 | 04 | 2011

Việt Nam đang trải qua giai đoạn có những biến động giá lớn, nói cụ thể hơn là những biến động tăng giá lớn. Giá cả một số hàng hóa quan trọng như điện, nước, xăng dầu đã tăng đáng kể trong thời gian qua.

Lường hết “bản năng gốc”
 
Thị trường là một thực thể thiên biến vạn hóa, thường linh hoạt và sáng tạo hơn rất nhiều so với những gì cơ quan quản lý có thể hình dung và các biện pháp can thiệp thị trường cơ quan quản lý có thể nghĩ ra. Đơn cử vấn đề lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
 
Để thu hút tiền gửi, nhiều ngân hàng đã tung ra sản phẩm lãi suất linh hoạt, người gửi tiền được rút hết tiền trước khi hết kỳ hạn gửi tiền nhưng vẫn được hưởng lãi mức lãi suất quy định cho số ngày gửi tiền thực tế thay vì phải hưởng lãi suất không kỳ hạn.
 
Theo một số mục tiêu can thiệp thị trường tiền tệ, gần đây Ngân hàng Nhà nước quy định nếu người gửi tiền rút tiền trước khi hết kỳ hạn thì chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Gần như ngay lập tức, một số ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất không kỳ hạn lên 8-9%/năm thay vì 3-4% như trước đây.
 
Bằng quy định mới, Ngân hàng Nhà nước muốn các ngân hàng quay về cơ chế lãi suất cũ (trước khi họ tung ra sản phẩm lãi suất linh hoạt). Trong khi đó, bằng việc tăng lãi suất không kỳ hạn lên cao, các ngân hàng thương mại có vẻ muốn làm sao để quy định mới của Ngân hàng Nhà nước tác động không nhiều đến tình hình, kết quả kinh doanh của họ (so với khi họ áp dụng lãi suất linh hoạt).
 
Khi một quyết định quản lý - theo chủ ý hoặc vô tình - gây bất lợi cho một số đối tượng quản lý, theo “bản năng gốc”, họ sẽ tìm mọi cách hạn chế, thậm chí vô hiệu hóa, tác động của quyết định quản lý, kể cả bằng sáng tạo kinh doanh, tranh chấp pháp lý, tệ hơn nữa là lách luật hoặc bất chấp luật.
 
Mới chỉ xuất hiện ý định cấm kinh doanh vàng miếng, đã có người nghĩ ngay: liệu lấy vàng miếng đục lỗ xâu một cái dây qua thì có được coi là vòng vàng (là vàng trang sức được phép kinh doanh)? Quả thực là đồ trang sức cũng có những thứ trông rất kỳ quái, ai khẳng định là vòng vàng kiểu này không phải là đồ trang sức?
 
Những suy nghĩ và hành động sáng tạo kiểu như thế rất nhiều, các nhà quản lý càng hình dung được nhiều (hoặc ít) khả năng, cách thức phản ứng của thị trường thì tính khả thi và hiệu quả của các quyết định quản lý càng cao (hoặc thấp).
 
Để không còn bão giá, có người đặt vấn đề thoạt nghe thì thấy hợp lý: Mỗi chợ đều có ban quản lý chợ, có quy định về niêm yết giá. Nếu cơ quan quản lý chức năng kết hợp với ban quản lý chợ, kiểm soát và xử phạt thật nặng những tiểu thương đầu cơ, tăng giá, thì chắc chắn phần nào kiểm soát được giá cả, hạn chế việc tăng giá vô tội vạ.
 
Giá như làm quản lý nhà nước đơn giản được như vậy! Cũng mong sao quản lý nhà nước đừng bao giờ đơn giản kiểu như vậy! Kể cả trong thời kỳ bao cấp, khi nhà nước quyết định giá cả hầu hết mặt hàng lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng (gây ra sự khan hiếm hàng hóa) thì nhà nước cũng chưa bao giờ kiểm soát được giá cả hàng hóa ở chợ.
 
Không ai có thể buộc tiểu thương phải bán cân gạo, cân thịt, bó rau... theo giá này, giá nọ, nếu tăng giá thì sẽ phạt tiền hoặc đuổi họ ra khỏi chợ cả. Chẳng có triết lý quản lý kinh tế và cơ sở pháp lý nào để làm những việc như vậy.
 
Sử dụng nhiều hơn công cụ quản lý thị trường
 
Trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước đã rất cố gắng quản lý tốt giá một số mặt hàng nhạy cảm như sữa bột, thuốc tân dược nhập ngoại. Nhiều biện pháp như đăng ký, niêm yết giá đối với các mặt hàng này đã được đưa ra, nhưng kết quả xem ra vẫn còn khiêm tốn. Phải chăng cơ sở pháp lý của các biện pháp này chưa mạnh? Phải chăng hình thức, mức độ xử lý vi phạm theo các biện pháp này chưa đủ mức răn đe?
 
Có lẽ cần phải sử dụng nhiều hơn nữa các công cụ quản lý thị trường và can thiệp thị trường bằng luật, cụ thể là Luật Cạnh tranh, thay vì biện pháp hành chính.
 
Có hay không có việc các hãng sữa, hãng dược nước ngoài (hoặc các nhà phân phối của họ) vi phạm các điều cấm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo Điều 9? Có hay không có việc các hãng sữa, hãng dược nước ngoài (hoặc các nhà phân phối của họ) vi phạm các điều cấm về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo Điều 13 (khi một doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên, hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên, ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên, bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên)?
 
Có hay không việc các hãng sữa, hãng dược nước ngoài (hoặc các nhà phân phối của họ) vi phạm các điều cấm về tập trung kinh tế theo Điều 18 (cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan)?
 
Không riêng gì đối với sữa bột, thuốc tân dược, mà đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ khác, việc quản lý, can thiệp thị trường bằng các công cụ luật không những có cơ sở pháp lý chặt chẽ, mà còn cho phép xử lý vi phạm bằng những hình thức, mức độ có tính răn đe cao hơn nhiều (từ phạt tiền đến tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm vi phạm, cho đến việc truy tố, bỏ tù những cá nhân liên quan). Nhưng đồng thời, cũng phải thấy rằng nếu doanh nghiệp, cá nhân khi quyết định giá hàng hóa, dịch vụ không hề vi phạm luật pháp cạnh tranh và các quy định pháp luật khác thì rất khó can thiệp và không nên can thiệp.
 
Không người dân nào muốn giá cả tăng và sức mua của gia đình mình bị giảm đi, nhưng cũng không ai muốn quay trở lại thời bao cấp khan hiếm hàng hóa. Kinh tế thị trường không hoàn hảo, nhưng chưa có mô hình kinh tế nào tiên tiến hơn nó.
 
Cần tiếp tục tuân thủ tối đa các nguyên lý thị trường trong hoạt động quản lý, tạo điều kiện cho thị trường được vận hành tự do, hiệu quả theo đúng các nguyên lý và giá trị của nó, song song với việc áp dụng các chính sách đảm bảo tốt hơn an sinh và công bằng xã hội. Một chính sách xã hội có khi tích hợp thẳng được vào chính sách kinh tế, cũng nhiều khi không thể tích hợp vào được, đôi khi việc cố tích hợp bằng được có thể nguy hiểm.
 
 
AGROINFO - Theo Báo 24h.com.vn

Nguồn: http://hn.24h.com.vn/thi-truong-tieu-dung/can-thiep-thi-truong-thoi-bao-gia-c52a370630.html

NỘI DUNG KHÁC

Nhập khẩu hơn 60 triệu USD giống rau/năm

13-4-2011

Theo thống kê của Bộ NNPTNT, cả nước hiện có hơn 1,1 triệu hecta trồng bắp, gần 1 triệu ha rau, màu các loại.

Nhiều mặt hàng thủy hải sản tăng giá 10-30%

13-4-2011

Ngày 11-4 tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại... ở TP.HCM, lượng khách đi mua sắm khá đông dù là đầu tuần. Tuy nhiên giá cả tăng cao đã ảnh hưởng đến sức mua, chi tiêu của người dân.

Xử lý đất cho vụ lúa Hè - Thu: Khác biệt ở mỗi tiểu vùng

13-4-2011

Xin đề cập cụ thể hơn về kỹ thuật xử lý đất ở từng tiểu vùng canh tác lúa hè thu của vựa lúa hàng đầu cả nước này.

Tiết giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật

13-4-2011

Hiện nay, giá nhiên liệu, nguyên liệu tăng cao, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi chi phí đầu vào rất lớn. Để khắc phục khó khăn, tiết giảm chi phí, người dân ở các địa phương đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Kiến nghị sửa đổi quy định về nhập cá tra vào Brazil

13-4-2011

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn số 31/2011/CV-VASEP gửi Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD).

Hướng đến một ngành lâm nghiệp phát triển bền vững

13-4-2011

Theo đánh giá của ngành lâm nghiệp, quý I, do thời tiết có nhiều đợt rét đậm, rét hại và khô hạn kéo dài tại các tỉnh miền Bắc đã làm chậm tiến độ trồng rừng. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng sản xuất lâm nghiệp vẫn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Quý I/2011: Ngành thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng cao

13-4-2011

Khép lại 3 tháng đầu năm 2011, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận, điển hình là lĩnh vực xuất khẩu. Trong tháng 3/2011, xuất khẩu thuỷ sản trong tháng ước đạt 400triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 3 tháng lên 1,1 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2010.

TP Hồ Chí Minh: Bình ổn thị trường - chương trình thiết thực với người tiêu dùng

13-4-2011

Qua 9 năm triển khai, chương trình bình ổn thị trường của TP Hồ Chí Minh được đánh giá khá hiệu quả và có sức lan tỏa trong phạm vi cả nước. Đây thật sự trở thành công cụ điều tiết giá cả thiết thực, góp phần hạn chế và kiểm soát được hiện tượng đầu cơ, tăng giá đột biến, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Thái Lan đưa gạo lên sàn giao dịch hàng hoá

9-4-2011

Sàn giao dịch Nông sản Kỳ hạn Thái Lan (AFET) đã sẵn sàng cho việc giao dịch gạo trắng 5% tấm FOB (WRF5) trên sàn theo đúng lịch trình kể từ ngày 29/4/2011. Theo thông cáo báo chí, WRF5 có khối lượng giao dịch là 50 tấn, theo giá FOB, là thích hợp và phù hợp với bản chất của gạo xuất khẩu trong tình hình thị trường hiện nay. Điều này sẽ thuận tiện cho việc xuất khẩu bởi người mua có quyền nhận hàng và lựa chọn các cảng lớn.

Xuất khẩu gạo hướng tới kỷ lục mới

9-4-2011

Dự báo xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm sẽ đạt mức kỷ lục mới là 3,85 triệu tấn và các doanh nghiệp chỉ cần ký thêm hơn 400.000 tấn là có thể yên tâm về đầu ra cho hết quý 2. Anh Nguyễn Văn Hậu - nông dân huyện Tam Bình (Vĩnh Long) cho biết: “Giá lúa đã lên trở lại. Hiện lúa thường có giá 5.800 đồng/kg, cao hơn hồi giữa tháng rồi khoảng 600 đồng/kg”.

Công tác phòng chống dịch lở mồm long móng:Tập trung các nhóm giải pháp để khống chế kịp thời

9-4-2011

Trước tình hình dịch lở mồm long móng (LMLM) đang lan rộng tại 39 tỉnh, thành phố trên cả nước và có chiều hướng diễn biến phức tạp, sáng nay 6/4, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng chống dịch bệnh này.

Cùng nông dân làm khuyến nông

9-4-2011

Nuôi con gì, trồng loại cây nào là do người dân bàn bạc, đề xuất, cán bộ khuyến nông chỉ tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và cách thức tổ chức sản xuất theo yêu cầu của bà con. Đó là cách làm của Trung tâm Khuyến nông tự nguyện (CAEV).