TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nhập khẩu hơn 60 triệu USD giống rau/năm

Ngày đăng: 13 | 04 | 2011

Theo thống kê của Bộ NNPTNT, cả nước hiện có hơn 1,1 triệu hecta trồng bắp, gần 1 triệu ha rau, màu các loại.

Với diện tích này, mỗi năm cần khoảng hơn 20.000 tấn ngô giống, hơn 12.000 tấn hạt giống rau các loại, không kể các loại rau sinh sản vô tính. Tuy nhiên, các công ty giống ngô trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng hơn 40% nhu cầu, phần còn lại là thị phần của các công ty nước ngoài hoặc liên doanh. Các giống rau thì phải nhập gần 100% từ các loại như ớt, cà chua, bắp cải… Chi phí cho việc nhập khẩu giống rau hàng năm lên tới hơn 60 triệu USD.
 
Một giống mướp hương cao sản đang được Công ty Giống Cây trồng miền Nam trồng thử nghiệm.
 
Theo ông Ngô Văn Giáo - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam, giống rau là mặt hàng mang lại lợi nhuận rất lớn cho doanh nghiệp vì có khối lượng nhỏ, giá trị lớn nhưng sản xuất cần có công nghệ cao. Tuy nhiên, công tác cũng như năng lực chọn tạo giống trong nước hiện nay còn rất yếu, các doanh nghiệp hầu hết đi nhập khẩu giống từ các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc… rồi về đóng gói lại, cung cấp cho nông dân.
 
"Con số 60 triệu USD để nhập giống rau hàng năm là quá lớn và cần phải chấn chỉnh, đổi mới ngay. Về lâu về dài, việc đầu tư nghiên cứu giống để tạo ra nguồn giống nội địa phong phú là điều tối cần thiết." -  Ông Ngô Văn Giáo - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam.
Ông Giáo chia sẻ, một nền nông nghiệp bền vững là phải chủ động được từ đầu vào đến đầu ra cho sản phẩm, trong đó, việc xây dựng ngành công nghiệp hạt giống tiên tiến cho nông dân là điều không thể bỏ qua. Tuy nhiên, hiện nay ngành công nghiệp này ở Việt Nam hầu như chưa có gì, việc sản xuất, cung ứng giống cây trồng chưa được quan tâm và tổ chức quản lý tốt.
 
Theo GS.TS Bùi Chí Bửu - Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam, (Viện KHNNMN), để làm ra giống tốt cần có nguồn gen tốt, năng suất cao và đầu tư lớn. Tuy nhiên hiện nay, đầu tư cho nghiên cứu nông nghiệp tại Việt Nam chỉ mới khoảng hơn 200 triệu USD/năm, trong đó, ngân sách cho Viện Lúa khoảng 1 triệu USD, Viện KHNNMN cũng chỉ chưa được 2 triệu USD/năm.
 
“Ngoài lý do ngân sách hạn hẹp thì cái khó của ngành giống hiện nay là công nghệ xử lý sau thu hoạch còn quá yếu. Hạt giống mà không được xử lý tốt sẽ mất sức nảy mầm ngay, lúc đó coi như bỏ!” - ông Bửu cho biết.
 
 
AGROINFO - Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/39044p1c34/nhap-khau-hon-60-trieu-usd-giong-raunam.htm

NỘI DUNG KHÁC

Nhiều mặt hàng thủy hải sản tăng giá 10-30%

13-4-2011

Ngày 11-4 tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại... ở TP.HCM, lượng khách đi mua sắm khá đông dù là đầu tuần. Tuy nhiên giá cả tăng cao đã ảnh hưởng đến sức mua, chi tiêu của người dân.

Xử lý đất cho vụ lúa Hè - Thu: Khác biệt ở mỗi tiểu vùng

13-4-2011

Xin đề cập cụ thể hơn về kỹ thuật xử lý đất ở từng tiểu vùng canh tác lúa hè thu của vựa lúa hàng đầu cả nước này.

Tiết giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật

13-4-2011

Hiện nay, giá nhiên liệu, nguyên liệu tăng cao, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi chi phí đầu vào rất lớn. Để khắc phục khó khăn, tiết giảm chi phí, người dân ở các địa phương đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Kiến nghị sửa đổi quy định về nhập cá tra vào Brazil

13-4-2011

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn số 31/2011/CV-VASEP gửi Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD).

Hướng đến một ngành lâm nghiệp phát triển bền vững

13-4-2011

Theo đánh giá của ngành lâm nghiệp, quý I, do thời tiết có nhiều đợt rét đậm, rét hại và khô hạn kéo dài tại các tỉnh miền Bắc đã làm chậm tiến độ trồng rừng. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng sản xuất lâm nghiệp vẫn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Quý I/2011: Ngành thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng cao

13-4-2011

Khép lại 3 tháng đầu năm 2011, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận, điển hình là lĩnh vực xuất khẩu. Trong tháng 3/2011, xuất khẩu thuỷ sản trong tháng ước đạt 400triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 3 tháng lên 1,1 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2010.

TP Hồ Chí Minh: Bình ổn thị trường - chương trình thiết thực với người tiêu dùng

13-4-2011

Qua 9 năm triển khai, chương trình bình ổn thị trường của TP Hồ Chí Minh được đánh giá khá hiệu quả và có sức lan tỏa trong phạm vi cả nước. Đây thật sự trở thành công cụ điều tiết giá cả thiết thực, góp phần hạn chế và kiểm soát được hiện tượng đầu cơ, tăng giá đột biến, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Thái Lan đưa gạo lên sàn giao dịch hàng hoá

9-4-2011

Sàn giao dịch Nông sản Kỳ hạn Thái Lan (AFET) đã sẵn sàng cho việc giao dịch gạo trắng 5% tấm FOB (WRF5) trên sàn theo đúng lịch trình kể từ ngày 29/4/2011. Theo thông cáo báo chí, WRF5 có khối lượng giao dịch là 50 tấn, theo giá FOB, là thích hợp và phù hợp với bản chất của gạo xuất khẩu trong tình hình thị trường hiện nay. Điều này sẽ thuận tiện cho việc xuất khẩu bởi người mua có quyền nhận hàng và lựa chọn các cảng lớn.

Xuất khẩu gạo hướng tới kỷ lục mới

9-4-2011

Dự báo xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm sẽ đạt mức kỷ lục mới là 3,85 triệu tấn và các doanh nghiệp chỉ cần ký thêm hơn 400.000 tấn là có thể yên tâm về đầu ra cho hết quý 2. Anh Nguyễn Văn Hậu - nông dân huyện Tam Bình (Vĩnh Long) cho biết: “Giá lúa đã lên trở lại. Hiện lúa thường có giá 5.800 đồng/kg, cao hơn hồi giữa tháng rồi khoảng 600 đồng/kg”.

Công tác phòng chống dịch lở mồm long móng:Tập trung các nhóm giải pháp để khống chế kịp thời

9-4-2011

Trước tình hình dịch lở mồm long móng (LMLM) đang lan rộng tại 39 tỉnh, thành phố trên cả nước và có chiều hướng diễn biến phức tạp, sáng nay 6/4, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng chống dịch bệnh này.

Cùng nông dân làm khuyến nông

9-4-2011

Nuôi con gì, trồng loại cây nào là do người dân bàn bạc, đề xuất, cán bộ khuyến nông chỉ tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và cách thức tổ chức sản xuất theo yêu cầu của bà con. Đó là cách làm của Trung tâm Khuyến nông tự nguyện (CAEV).

Thái Bình: Bài học thành công bước đầu trong xây dựng nông thôn mới từ dồn điền đổi thửa

9-4-2011

Sau 2 năm kể từ khi tỉnh Thái Bình triển khai xây dựng nông thôn mới, điều thay đổi nhận thấy rõ nhất là trên những cánh đồng ở Thái Bình giờ đây nhiều người dân đã được sản xuất ở những thửa ruộng to hơn, với bờ vùng bờ thửa được quy hoạch rộng rãi, khang trang. Đó chính là kết quả của công tác dồn điền đổi thửa, một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình hiện nay.