THỊ TRƯỜNG

Xuất khẩu nông sản 2011: Những việc phải thay đổi

Ngày đăng: 07 | 03 | 2011

Theo báo cáo của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu 2010 đạt 71,6 tỷ USD Mỹ, tăng 25,5% so với năm 2009 và 17% so với kế hoạch (60 tỷ USD Mỹ), gấp 3 lần chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Trong 2 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 12,3 tỷ USD Mỹ, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm trước, gấp 4 lần chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua (10%).

Xuất khẩu nông sản có đóng góp lớn vào kết quả ngoạn mục đó. Báo cáo của Bộ Công thương cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp 2010 ước đạt 19,15 tỷ USD Mỹ, tăng 22,6% so với năm 2009, vượt 77,3% so với mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ 10 đề ra (10,8 tỷ USD). Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính (thủy sản, đồ gỗ, gạo, cao su, café, điều) ước đạt 16 tỷ USD mỹ, tăng 24,22% so với năm 2009 (thủy sản 4,94 tỷ; lâm sản và đồ gỗ 3,63 tỷ; gạo 3,1 tỷ; cao su 2,2 tỷ; café 1,5 tỷ, đều vượt mốc 1 tỷ).
Theo các chuyên gia ngành kinh tế, mặc dù gặp nhiều khó khăn (rào cản kỹ thuật của một số thị trường và thiên tai) nhưng trong năm 2010, ngành nông nghiệp đã giành thắng lợi kép (sản xuất được mùa và thương trường được giá). Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lwongj và giá trị (6,7 triệu tấn và 3,1 tỷ USD Mỹ). Cao su là mạt hàng có sức tăng mạnh nhất, năm 2009 xuất 731.000 tấn được 1,2 tỷ USD thì năm 2010 xuất 750.000 tấn nhưng đạt giá trị tới 2,2 tỷ USD… có được điều đó là do sản xuất nông nghiệp theo quy mô hàng hóa ngày càng mở rộng, hàm lượng khoa học trong nông nghiệp ngày càng tăng, chất lượng nông sản ngày càng cao và giá trị gia tăng từ nông sản ngày càng lớn, hệ thống hạ tầng cho nông nghiệp ngày càng hoàn thiện…
Tuy nhiên, nhìn thẳng vào thực tế thấy, để phát huy tối đa lợi thế của nông nghiệp Việt Nam, Nhà nước cần tăng đầu tư cho những sản phẩm được xác định là sản phẩm chủ lực (từ quy hoạch vùng sản xuất, kỹ thuật công nghệ cao trong nuôi trồng, chế biến đến đào tọa nhân lực, thông tin thị trường…), có chính sách phù hợp hỗ trợ tích tụ đất đai, thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các ngành phụ trợ cho nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh, thức ăn chăn nuôi, thú y, cơ khí…), xây dựng và quảng bá thương hiệu, mua tạm trữ… Nhà nông, doanh nghiệp và nhà khoa học cần xác định rõ sự hài hòa lợi ích trong mối liên kết. Chỉ có như vậy, chúng ta mới nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp và mới có thể trở thàng cường quốc nông nghiệp.
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn
Nguồn: Báo Kinh tế nông thôn – số 10 ngày 07.03.2011

 

NỘI DUNG KHÁC

Lúa đông xuân trúng mùa, trúng giá: Nông dân phấn khởi !

7-3-2011

Hiện nay, nông dân ở TP Cần Thơ bước vào thu hoạch lúa đông xuân 2010-2011. Năm nay, thời tiết thuận lợi ít sâu bệnh, nông dân tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên hầu hết các diện tích lúa đông xuân trúng mùa. Niềm vui của người nông dân được nhân đôi khi giá lúa đang ở mức cao và dễ tiêu thụ...

Nhiều giải pháp nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi ở Cà Mau

7-3-2011

Từ đầu năm 2011 đến nay, tỉnh Cà Mau đã đề xuất, ban hành nhiều giải pháp nhằm phát triển, nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi, trong đó đặc biệt chú ý đến mô hình nuôi tôm công nghiệp.

Chăn nuôi bò sữa, bò thịt theo quy mô công nghiệp

4-3-2011

Số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy: Trong năm 2010, tổng đàn bò sữa của Việt Nam là 137 nghìn con, tăng 22 nghìn con so với năm 2009, trong khi đó phát triển chăn nuôi bò thịt những năm gần đây có chiều hướng giảm về số lượng (năm 2010, tổng đàn bò thịt cả nước còn 5,9 triệu con, giảm 3% so với năm 2009). Tuy nhiên theo đánh giá, chất lượng giống được cải thiện đáng kể và tổng sản lượng sữa, sản lượng thịt vẫn tăng đều hàng năm.

Mua tạm trữ 2 triệu tấn lúa đông xuân: Thị trường lúa gạo sôi động

3-3-2011

Chương trình thu mua tạm trữ 2 triệu tấn lúa vụ đông xuân đã chính thức bắt đầu từ 01/03. Dù động thái thu mua của một số doanh nghiệp khá chậm, nhưng giá lúa gạo cũng đã có những tín hiệu khả quan và tăng nhẹ.

Thế giới sốt càphê nguyên liệu

3-3-2011

Hôm qua (1/3), giá càphê nhân xô thị trường Việt Nam đã lập kỷ lục với 45.800đ/kg – tăng cao gấp đôi so với cùng kỳ 2010. Theo nhận định của CLB Càphê Việt Nam, việc các doanh nghiệp nước ngoài đổ xô vào mua trực tiếp càphê của bà con với mức cao là bởi nguồn cung càphê trên thế giới đang thiếu trầm trọng.

Xuất khẩu gạo, không dễ bán giá cao

2-3-2011

Chỉ tính riêng hai tháng đầu năm nay, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ước đạt gần 1,2 triệu tấn, trị giá hơn 600 triệu USD, tăng 63% về lượng và 50% về giá trị so cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo năm nay đang đứng trước thách thức là một số thị trường nhập khẩu truyền thống trước đây chuyển đổi cách thức mua gạo, trong khi chi phí đầu vào năm nay tăng vọt.

Xuất khẩu gỗ: Cần tận dụng tối đa nguyên liệu trong nước

2-3-2011

Bước qua những tháng đầu năm 2011, các doanh nghiệp xuất khẩu ngành gỗ chưa kịp hưởng trọn vẹn niềm vui với hàng loạt đơn hàng thì những biến động mạnh về tỷ giá và các chi phí đầu vào không ngừng gia tăng, gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất của ngành này.

Năm 2011, ngành gỗ tiếp đà tăng trưởng

1-3-2011

Năm 2010, ngành gỗ Việt Nam đã xuất sắc vượt qua nhiều khó khăn để đạt mức tăng trưởng 25% so với cùng kỳ. Vậy sang năm 2011, ngành gỗ Việt Nam có tiếp được đà tăng trưởng này hay không? Để giải đáp câu hỏi này phóng viên báo Kinh tế Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam.

Cá tra trước 2 nỗi lo lớn

1-3-2011

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa công bố dự thảo Luật Thanh tra và Phân loại cá da trơn nội địa và nhập khẩu. Việc này cho thấy USDA đã bắt đầu bắt tay vào nắm việc thanh tra cá da trơn, vốn trước đây chỉ do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đảm nhiệm.

Ngành chăn nuôi “méo mặt” vì tỷ giá

1-3-2011

Ngành nông nghiệp nước ta mấy năm gần đây chủ yếu phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Chính vì vậy, sau mỗi lần tỷ giá tăng, cả người nông dân lẫn doanh nghiệp ngành chăn nuôi đều phải “oằn mình” đối phó.

Được mùa xuất khẩu nông sản

1-3-2011

TT - Giá nhiều loại nông sản liên tục tăng và chưa có dấu hiệu ngừng. Trong đó, giá điều thô tăng cao nhất trong lịch sử, giá cà phê tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua dự đoán trước đó của các chuyên gia.

Giá phân bón tăng: Cảnh giác phân kém chất lượng

28-2-2011

Khoảng nửa tháng trở lại đây, nhiều mặt hàng phân bón (PB) đã tăng và dự báo còn tăng mạnh. Một số chuyên gia về PB cảnh báo: Trong bối cảnh hiện nay, người dân cần mua PB có thương hiệu, có uy tín lâu năm; nếu ham mua PB giá rẻ, thương hiệu không rõ ràng thì vừa mất tiền mà cây trồng… mang tật!