THỊ TRƯỜNG

Chăn nuôi bò sữa, bò thịt theo quy mô công nghiệp

Ngày đăng: 04 | 03 | 2011

Số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy: Trong năm 2010, tổng đàn bò sữa của Việt Nam là 137 nghìn con, tăng 22 nghìn con so với năm 2009, trong khi đó phát triển chăn nuôi bò thịt những năm gần đây có chiều hướng giảm về số lượng (năm 2010, tổng đàn bò thịt cả nước còn 5,9 triệu con, giảm 3% so với năm 2009). Tuy nhiên theo đánh giá, chất lượng giống được cải thiện đáng kể và tổng sản lượng sữa, sản lượng thịt vẫn tăng đều hàng năm.

Chăn nuôi bò sữa: Nhiều DN cùng vào cuộc
Trong những năm qua, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tới 75% sữa, chủ yếu là sữa bột phục vụ nhu cầu tiêu dùng sữa và các sản phẩm sữa trong nước nhưng về tổng thể ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam hiện đang phát triển ổn định cả về số lượng và quy mô chăn nuôi.
Chăn nuôi bò sữa đang xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình hiệu quả, tạo được gắn kết giữa người chăn nuôi với các DN thu mua, chế biến sữa.
Đa số các công ty, DN có thị phần lớn đều đã có chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi phát triển vùng nguyên liệu như: cho vay tín dụng, phát triển mạng lưới thu gom, thưởng cho phần vượt sản lượng và đảm bảo chất lượng sữa nguyên liệu.
Nhiều DN trong ngành sữa đã mạnh dạn đầu tư lớn cho chăn nuôi bò sữa công nghiệp sử dụng công nghệ cao gắn liền với chế biến và phân phối sản phẩm như: Công ty CP thực phẩm sữa TH, Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk)…
Hiện Công ty CP thực phẩm sữa TH đã đầu tư dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp tại xã Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An với hợp đồng kỹ thuật và chuyển giao công nghệ từ Hãng Afirmlk (Israel). Trong giai đoạn I từ 2009-2012, dự án triển khai với tổng kinh phí 350 triệu USD, diện tích chăn nuôi là 9.000ha và tổng đàn bò là 40.000 con, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến sữa có công suất 500 tấn/ngày. Giai đoạn II từ 2013-2015 sẽ có tổng diện tích chăn nuôi là 20.000ha với tổng đàn bò là 40.000 con.
Năm 2010, Công ty CP sữa Vinamilk cũng đã nhập từ Úc về trên 2.000 con bò sữa để tăng đàn và phát triển vùng nguyên liệu sữa tại Nghệ An, đồng thời mở rộng sản xuất trong nước và đầu tư nhà máy chế biến sữa tại nước ngoài để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Các công ty khác như Công ty CP sữa Mộc Châu, Công ty CP sữa quốc tế IDP trong năm 2010 cũng đã và đang thực hiện phát triển vùng nguyên liệu và mở rộng quy mô sản xuất đầu tư chế biến sữa.
Các dự án phát triển bò sữa quy mô công nghiệp công nghệ cao của các DN và các công ty sữa hiện nay đã và đang mở ra một giai đoạn phát triển mới cho ngành chăn nuôi và chế biến sữa Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao.
Bò thịt: Giảm số lượng, tăng sản lượng
Chăn nuôi bò thịt trong những năm qua tuy có giảm về số lượng nhưng chất lượng đàn bò giống được cải thiện do đó tổng sản lượng thịt bò hàng năm vẫn tăng, năm 2010 tổng sản lượng thịt bò cả nước đạt 278,9 nghìn tấn, tăng 8,2% so với năm 2009.
Hiện nay các trang trại chăn nuôi bò thịt đang phát triển mạnh tại các tỉnh phía Nam với khoảng 4.890 trang trại, chiếm 73,9% số trang trại chăn nuôi bò thịt của cả nước.
Nhiều trang trại chăn nuôi bò thịt có quy mô từ 100 con trở lên tập trung ở các tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận và các tỉnh miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên.
Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi: Ngày càng xuất hiện nhiều trang trại quy mô lớn với các tiến bộ về giống, thức ăn, chuồng trại, quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò được áp dụng trong chăn nuôi trang trại đã góp phần tạo ra bò thịt hàng hoá, đồng thời chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người sản xuất, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia chăn nuôi bò.
Hiện nay phát triển chăn nuôi bò thịt đang được hầu hết các địa phương chủ động tham gia, trong đó một số tỉnh có đàn bò thịt lớn như: Nghệ An, Thanh Hoá, Bình Định… đã và đang thực hiện tốt chương trình cải tạo giống nhằm phát triển cả về số lượng và chất lượng đàn bò của địa phương.
Đi đôi với phát triển đàn bò thịt, nâng cao chất lượng giống bò, nhiều địa phương đã mở rộng phát triển diện tích trồng cỏ thâm canh để giải quyết thức ăn xanh cho đàn bò nhằm giảm giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó, để nâng cao năng suất và chất lượng thịt bò, các yếu tố về giống và dinh dưỡng được quan tâm đặc biệt. Việc cải tạo giống bò thịt ở nước ta, ngoài việc chọn lọc, nhân thuần đàn bò vàng thì việc lai tạo giữa giống bò vàng với các giống bò thịt nhập khẩu cao sản là cách tiếp cận trong chọn tạo giống hiện nay. Do đó, trong khuôn khổ Chương trình giống vật nuôi giai đoạn 2006-2010, Cục Chăn nuôi cho biết đã giúp các địa phương lai tạo giống (với khoảng 200 nghìn liều tinh bò thịt cao sản nhập khẩu từ Mỹ) và từ nay đến năm 2020 sẽ tiếp tục triển khai theo hướng phát triển giống bò thịt cao sản với tỷ lệ “máu ngoại” trên 75%./.
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế Việt Nam

Nguồn:http://www.ven.vn/tabid/77/newsid/19766/seo/Chan-nuoi-bo-sua-bo-thit-theo-quy-mo-cong-nghiep/language/vi-VN/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Mua tạm trữ 2 triệu tấn lúa đông xuân: Thị trường lúa gạo sôi động

3-3-2011

Chương trình thu mua tạm trữ 2 triệu tấn lúa vụ đông xuân đã chính thức bắt đầu từ 01/03. Dù động thái thu mua của một số doanh nghiệp khá chậm, nhưng giá lúa gạo cũng đã có những tín hiệu khả quan và tăng nhẹ.

Thế giới sốt càphê nguyên liệu

3-3-2011

Hôm qua (1/3), giá càphê nhân xô thị trường Việt Nam đã lập kỷ lục với 45.800đ/kg – tăng cao gấp đôi so với cùng kỳ 2010. Theo nhận định của CLB Càphê Việt Nam, việc các doanh nghiệp nước ngoài đổ xô vào mua trực tiếp càphê của bà con với mức cao là bởi nguồn cung càphê trên thế giới đang thiếu trầm trọng.

Xuất khẩu gạo, không dễ bán giá cao

2-3-2011

Chỉ tính riêng hai tháng đầu năm nay, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ước đạt gần 1,2 triệu tấn, trị giá hơn 600 triệu USD, tăng 63% về lượng và 50% về giá trị so cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo năm nay đang đứng trước thách thức là một số thị trường nhập khẩu truyền thống trước đây chuyển đổi cách thức mua gạo, trong khi chi phí đầu vào năm nay tăng vọt.

Xuất khẩu gỗ: Cần tận dụng tối đa nguyên liệu trong nước

2-3-2011

Bước qua những tháng đầu năm 2011, các doanh nghiệp xuất khẩu ngành gỗ chưa kịp hưởng trọn vẹn niềm vui với hàng loạt đơn hàng thì những biến động mạnh về tỷ giá và các chi phí đầu vào không ngừng gia tăng, gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất của ngành này.

Năm 2011, ngành gỗ tiếp đà tăng trưởng

1-3-2011

Năm 2010, ngành gỗ Việt Nam đã xuất sắc vượt qua nhiều khó khăn để đạt mức tăng trưởng 25% so với cùng kỳ. Vậy sang năm 2011, ngành gỗ Việt Nam có tiếp được đà tăng trưởng này hay không? Để giải đáp câu hỏi này phóng viên báo Kinh tế Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam.

Cá tra trước 2 nỗi lo lớn

1-3-2011

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa công bố dự thảo Luật Thanh tra và Phân loại cá da trơn nội địa và nhập khẩu. Việc này cho thấy USDA đã bắt đầu bắt tay vào nắm việc thanh tra cá da trơn, vốn trước đây chỉ do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đảm nhiệm.

Ngành chăn nuôi “méo mặt” vì tỷ giá

1-3-2011

Ngành nông nghiệp nước ta mấy năm gần đây chủ yếu phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Chính vì vậy, sau mỗi lần tỷ giá tăng, cả người nông dân lẫn doanh nghiệp ngành chăn nuôi đều phải “oằn mình” đối phó.

Được mùa xuất khẩu nông sản

1-3-2011

TT - Giá nhiều loại nông sản liên tục tăng và chưa có dấu hiệu ngừng. Trong đó, giá điều thô tăng cao nhất trong lịch sử, giá cà phê tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua dự đoán trước đó của các chuyên gia.

Giá phân bón tăng: Cảnh giác phân kém chất lượng

28-2-2011

Khoảng nửa tháng trở lại đây, nhiều mặt hàng phân bón (PB) đã tăng và dự báo còn tăng mạnh. Một số chuyên gia về PB cảnh báo: Trong bối cảnh hiện nay, người dân cần mua PB có thương hiệu, có uy tín lâu năm; nếu ham mua PB giá rẻ, thương hiệu không rõ ràng thì vừa mất tiền mà cây trồng… mang tật!

Liệu có khủng hoảng giá lương thực?

23-2-2011

Giá lương thực (90% là gạo) đang tăng mạnh trên thế giới, liệu năm nay có nguy cơ tái diễn khủng hoảng giá lương thực như năm 2008 hay không? Chúng tôi đã đặt vấn đề này với một số chuyên gia.

Ngành cà phê Việt Nam: Tăng vốn, nâng chất lượng

21-2-2011

KTNT - Chưa bao giờ cà phê nhân xô tăng giá kỷ lục như hiện nay. giá tăng cao đã kéo theo tình trạng tranh mua quyết liệt ở các vùng nguyên liệu như Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Lâm Đồng… Trao đổi với phóng viên Báo SGGP về tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết:

XK nông sản năm 2011: Khó có lợi thế về giá

20-1-2011

KTNT - Dù thế giới đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất của khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản sẽ thuận lợi. Năm 2011, nước ta gặp nhiều khó khăn nếu không nắm vững “luật” chơi của WTO cũng như có chính sách cần thiết để hỗ trợ nông dân.