ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Đối thoại chính sách còn là thách thức

Ngày đăng: 25 | 01 | 2010

AGROINFO – Tiến sĩ Đặng Kim Sơn trả lời phỏng vấn Báo Người Đại Biểu Nhân Dân bên lề Họp báo ra mắt các kênh thông tin hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ NN-NT…

Đối thoại chính sách giữa doanh nghiệp và các cơ quan xây dựng chính sách là hoạt động phổ biếán và hiệu quả trên thế giới. Nhưng tại Việt Nam, hoạt động này vẫn còn mới mẻ và chưa thực sự được quan tâm đúng mức, nhất là tiếng nói của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn ít được lắng nghe. Chúng tôi có cuộc trao đổi với TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) về vấn đề này.

TS Đặng Kim Sơn trả lời phỏng vấn sau Họp báo: ảnh KG

- Thưa ông, nhìn một cách tổng thể nhất, ông có thể nói gì về các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay?

- Có thể thấy 70% dân số Việt Nam sinh sống ở nông thôn, lực lượng nông dân đông nhưng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này lại rất ít, chỉ chiếm 30% số doanh nghiệp cả nước. Đây lại là nhữäng doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, công nghệ lạc hậu. Đó là một nghịch lý. Và nghịch lý ấy nói lên rằng môi trường kinh doanh ở nông thôn không thuận lợi, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp có mức độ rủi ro cao trong khi lợi nhuận thấp nên không thu hút được đông đảo lực lượng tham gia. Thực trạng đó đòi hỏi Nhà nước phải thông qua chính sách của mình để góp phần giảm rủi ro, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, để lượng doanh nghiệp đầu tư về nông thôn tương đương doanh nghiệp đầu tư vào đô thị. Vì các doanh nghiệp này đang yếu nhưng lại đóng vai trò khá quan trọng, làm đầu mối, chân rết thu thập khối lượng nông sản khổng lồ cho xuất khẩu, là lực lượng tạo ra công ăn việc làm cho đông đảo lao động nông thôn.

- Cụ thể về đối thoại chính sách, ông đánh giá như thế nào về tiếng nói của đối tượng doanh nghiệp này trong việc phản hồi các chính sách của Nhà nước?

- Sự phản hồi của các doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn đối với các chính sách của Nhà nước trong điều kiện hiện nay là hoàn toàn không dễ dàng. Bởi vì các doanh nghiệp này không có điều kiện để tiếp cận với các kênh truyền thông. Mặt khác lại không có sự liên kết chặt chẽ, nếu cứ để tình trạng chia rẽ, nhỏ lẻ như thế thì đông đến mấy cũng vẫn là yếu. Do vậy, trước hết, doanh nghiệp phải tổ chức lại, gia nhập hiệp hội, tổ chức theo ngành hàng, địa bàn cộng đồng. Khi đó tiếng nói của họ mới dễ được lắng nghe và mới được hỗ trợ để đến được nơi cần đến.

- Thưa ông, IPSARD có những hỗ trợ như thế nào để tăng thêm khả năng đối thoại cho doanh nghiệp, nông thôn?

- Cụ thể, IPSARD và Tập đoàn Viễn thông Viettel đã ký hợp tác sẽ phát triển kênh thông tin cho doanh nghiệp nông thôn qua tổng đài thoại, tin nhắn và tổng đài 19008062, giúp doanh nghiệp tra cứu thông tin thị trường, kinh tế, tài chính, chính sách dưới hình thức bản tin có thể tải và đọc trực tiếp trên điện thoại di động, tư vấn kết nối mua-bán nông sản, máy móc thiết bị và vật tư nông nghiệp...

Trong lĩnh vực tư vấn luật và thương hiệu, IPSARD phối hợp với Công ty Tư vấn luật và Thương hiệu S&B (S&B Law) sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn về đầu tư nước ngoài, bất động sản, chứng khoán, giải quyết tranh chấp…

Trong lĩnh vực đào tạo, IPSARD và Cục Thương mại Điện tử, Bộ Công thương hợp tác tổ chức các chương trình đào tạo tập huấn cho các doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn về ứng dụng thương mại điện tử: mua bán qua mạng, tiếp xúc với sàn giao dịch thương mại điện tử, xây dựng website…

Về phân tích dự báo thị trường, IPSARD và Trung tâm Thông tin và Công nghiệp, Bộ Công thương phối hợp chặt chẽ trong việc chia sẻ và trao đổi thông tin, cùng nghiên cứu và phân tích thị trường đối với từng ngành hàng, thị trường xuất khẩu để hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam…

Những hoạt động hợp tác này sẽ là nền tảng để phát triển một mô hình liên kết đa chiều, trong đó những phản hồi, những vướng mắc của doanh nghiệp nông thôn sẽ dễ dàng đến được với các cơ quan chức năng và được tư vấn giải quyết kịp thời.

- Thời gian gần đây, chúng ta có một số chương trình kích cầu nông nghiệp nông thôn và hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn. Nhưng thực tế, doanh nghiệp vẫn kêu ca là không sát thực tế và thiếu hợp lý. Theo ông, nguyên nhân là vì đâu?

- Theo tôi, nguyên nhân chính vẫn là thiếu hụt sự đối thoại chính sách, hoặc hiệu quả của hoạt động đối thoại chính sách chưa cao. Như nhiều nền kinh tế chậm phát triển khác, những yếu tố cản trở về cơ sở hạ tầng, về dịch vụ, trình độ dân trí, tổ chức thể chế ở nước ta còn hạn chế rất nhiều đến phản hồi của những người hưởng chính sách đối với những người ra chính sách. Đây là tình trạng chung. Chính sách chưa thấm được vào từng tế bào của xã hội. Tuy nhiên, để xây dựng được một kênh thông tin, phản biện hai chiều còn là một thách thức của người dân cũng như Nhà nước, nhưng đây là con đường tất yếu để nâng cao hiệu quả của các chính sách ban hành trong các lĩnh vực chứ không riêng gì lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

- Vậy, để hoạt động đối thoại chính sách thực sự đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp, thì cần có những cơ chế gì?

- Kể từ bây giờ trở đi, nền nông nghiệp nước ta sẽ phải đối đầu với nhiều thách thức mới. Quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, biến đổi khí hậu toàn cầu… đã bước sang một giai đoạn mới mà các chính sách cũ, giải pháp và sự hỗ trợ cũ không còn phát huy trong tương lai được nữa nên buộc phải có một loạt thay đổi mới. Và để những chính sách mới đi vào cuộc sống thì phải tạo ra kênh đối thoại hai chiều giữa cơ quan làm chính sách và đối tượng được hưởng chính sách. Nhà nước không chỉ ban hành chính sách mà phải lắng nghe, phải đưa doanh nghiệp, người dân vào quá trình cùng phối hợp xây dựng chính sách… Về phía doanh nghiệp thì không được ỷ lại, không được thụ động hưởng chính sách mà phải luôn coi mình là người trong cuộc, đóng góp xây dựng chính sách. Và ở giữa hai đầu cầu Nhà nước và doanh nghiệp là sự kết nối của các phương tiện thông tin truyền thông. Có như vậy đối thoại chính sách mới tạo ra những nhiều biến chuyển tích cực.

- Xin cảm ơn ông!

Theo Người đại biểu nhân dân (Đông Anh thực hiện)

NỘI DUNG KHÁC

Tổ chức và nhà khoa học trong nông nghiệp cần được thực sự làm chủ

28-12-2009

Nhằm mục tiêu để KH&CN thực sự trở thành động lực cho phát triển nông nghiệp và nông thôn trong giai đoạn mới, từ giữa năm 2009 đến nay, Bộ NN&PTNT đang xây dựng Đề án thí điểm Một số cơ chế chính sách đặc thù trong hoạt động KHCN của Bộ NN&PTNT...

Hội nghị Copenhagen: Nhiều cam kết cụ thể giúp Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu

23-12-2009

Để ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), Nhật Bản sẽ dành cho Việt Nam khoản vay ưu đãi 450 triệu USD, Hà Lan hứa sẽ giúp Việt Nam công nghệ củng cố đê biển…

Biến đổi khí hậu tác động rất lớn đến nông nghiệp và nông thôn

18-12-2009

Ông Đào Xuân Học , thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, biến đổi khí hậu sẽ tác động lớn trên diện rộng, đặc biệt là nông thôn – khu vực sẽ bị tổn thương trong quá trình phát triển. Vì vậy phải có hành động cụ thể và quyết liệt, nhằm giảm thiểu thiệt hại từ những tác động do biến đổi khí hậu gây ra...

Đánh giá tính bền vững của dự án “nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng ở Việt Nam”

18-12-2009

AGROINFO - Ngày 17-12-2009 tại Hà Nội, Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam đã tổ chức “Hội thảo về tính bền vững của dự án “nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng ở Việt Nam”...

Liên kết logic giữa đánh giá môi trường chiến lược và quy trình kế hoạch

11-12-2009

AGROINFO – Đánh giá môi trường chiến lược và quy trình kế hoạch là hai vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau. AGROINFO đã có buổi trao đổi với Ths Phùng Giang Hải - phó trưởng bộ môn Chiến lược và Chính sách PT NNNT về nội dung này

Đầu tư nâng cấp chợ nông thôn Văn Hán: Chính sách hợp lòng dân

30-11-2009

AGROINFO - Chính phủ Việt Nam phối hợp cùng Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) chuẩn bị triển khai dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc. Chợ Văn Hán (thuộc xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ), là một trong bốn tiểu dự án mẫu.

Phát triển chợ nông thôn miền núi: Thực trạng và Chính sách

30-11-2009

AGROINFO – Hiện nay, trên cả nước có 8.300 chợ, nhưng số chợ kém hiệu quả và hoạt động không hiệu quả chỉ chiếm 2,3%. Với hơn 70% dân số sống ở nông thôn, chợ nông thôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.

Tổng quan các vấn đề về môi trường trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam

23-11-2009

AGROINFO – Môi trường nông thôn thực chất là các khía cạnh sinh thái nông nghiệp và phát triển nông thôn. Có nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến khía cạnh sinh thái nông nghiệp hoặc hoạt động sản xuất nông nghiệp.

8 nhóm sản phẩm chịu thuế môi trường

19-11-2009

Theo dự thảo Luật Thuế môi trường đang được Bộ tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đang xây dựng, những nhóm sản phẩm được sản xuất bán ra, nhập khẩu gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người sẽ phải chịu thuế.

Nhà báo Kha Thoa: “Còn quá nhiều điều cần nói…”

9-11-2009

AGROINFO – BTV Nguyễn Kha Thoa, Ban Thời sự VTV là người có nhiều năm làm báo về NN NT, chị đã đến với người nông dân Việt Nam khắp mọi miền đất nước, sẽ chia với họ từ niềm vui đến cả những khó khăn…

Sáng kiến truyền thông và thông tin Tam Nông tương lai

6-11-2009

AGROINFO – Trong tác phẩm Truyền thông nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Thạc sỹ Phạm Hoàng Ngân đã đưa ra những sáng kiến hữu ích cho hoạt động truyền thông trong lĩnh vực này…

Rau an toàn - triển vọng phát triển

5-11-2009

AGROINFO - Bắt đầu từ ngày 10/11, Hà Nội sẽ kiểm tra rau an toàn bán trong các siêu thị trên địa bàn thành phố. Theo Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội, công tác kiểm tra sẽ do chi cục phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện. Nếu phát hiện các loại rau này không đủ tiêu chuẩn theo quy định sẽ rút giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh rau an toàn của cơ sở kinh doanh.