ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Liên kết logic giữa đánh giá môi trường chiến lược và quy trình kế hoạch

Ngày đăng: 11 | 12 | 2009

AGROINFO – Đánh giá môi trường chiến lược và quy trình kế hoạch là hai vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau. AGROINFO đã có buổi trao đổi với Ths Phùng Giang Hải - phó trưởng bộ môn Chiến lược và Chính sách PT NNNT về nội dung này

Thưa ông, ông có thể giới thiệu qua về quy trình kế hoạch chung của nước ta?

Chỉ thị 32/1998/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ xác định quy trình kế hoạch bắt đầu từ chiến lược đến quy hoạch, kế hoạch 5 năm và cụ thể hóa bằng kế hoạch hàng năm. Quy hoạch này thì phải được xây dựng trên cơ sở các chiến lược cụ thể, cụ thể hóa chiến lược. Và các kế hoạch hàng năm thì phải căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch 5 năm chứ không thể để phát triển tự phát được. Riêng trong lĩnh vực đầu tư phát triển, các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách chỉ được xem xét khi phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt.

Thạc sỹ Phùng Giang Hải. Ảnh: KG

Đó là quy trình kế hoạch chung cả nước, còn riêng với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, ông có thể nói thêm về vấn đề này?

Đây cũng là một bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cả nước, nên quy trình này cũng tương tự như quy trình kế hoạch chung của cả nước. Trong đó, có một số nội dung đáng chú ý là:

- Thứ nhất, phải kể đến chiến lược phát triển chung của ngành về nông nghiệp, nông thôn, nó gồm đầy đủ các ngành và tiểu ngành trong lĩnh vực này.

- Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, phát triển các sản phẩm trong nông nghiệp nông thôn; quy hoạch phát triển các vùng nông nghiệp, nông thôn, quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình mục tiêu của ngành nông nghiệp trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Kế hoạch phát triển 5 năm toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; kế hoạch phát triển 5 năm các ngành, sản phẩm trong nông nghiệp và phát triển nông thôn; kế hoạch phát triển 5 năm nông nghiệp và nông thôn theo các vùng và các tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

- Kế hoạch phát triển hàng năm toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; kế hoạch phát triển hàng năm các ngành, lĩnh vực, sản phẩm trong nông nghiệp và phát triển nông thôn; kế hoạch phát triển hàng năm nông nghiệp và nông thôn theo các vùng và các tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

Với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy trình xây dựng hàng năm cụ thể như thế nào, thư ông ?

Kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hàng năm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm xây dựng trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Theo đó, quy trình này gồm 3 bước cơ bản:

- Chuẩn bị kế hoạch

- Xây dựng kế hoạch

- Phê duyệt và giao kế hoạch

Ông có thể nói sơ qua về mối liên hệ logic giữa ĐMC (đánh giá môi trường chiến lược) và việc lập quy trình kế hoạch trong phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay?

Về bản chất, hai quá trình này có thể được tiến hành đồng thời và các kết quả của đánh giá môi trường chiến lược có thể được xem là cơ sở hỗ trợ cho quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để đảm bảo cho sự bền vững trong các mục tiêu phát triển. Tất cả các bước của quy trình lập kế hoạch và đánh giá môi trường chiến lược đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ, để lập được mô tả chung về các mục tiêu, quy mô và đặc điểm của CQK (chiến lược, quy hoạch, kế hoạch) có liên quan đến môi trường, bước điển hình trong việc xây dựng CQK là “xác định trọng tâm, trọng điểm của CQK” thì tương ứng với nó sẽ là 3 bước ĐMC. 3 bước đó là:

- Bước 1: Xác định phạm vi

- Bước 2: Xác định các vấn đề về môi trường cốt lõi và các mục tiêu về môi trường có liên quan đến CQK

- Bước 3: Xác định các bên liên quan chính và chuẩn bị các kế hoạch huy động sự tham gia của các bên liên quan.

Hai nhóm ĐMC và CQK có thể gộp lại, cùng 1 nhóm làm việc, hoặc là tách thành 2 nhóm khác nhau. Tùy tính chất thực hiện ĐMC mà chia nhóm cụ thể. Nhìn chung 2 bước này thường không tách rời nhau….

Vâng, xin cảm ơn ông!

AGROINFO (Mai Huê)

NỘI DUNG KHÁC

Đầu tư nâng cấp chợ nông thôn Văn Hán: Chính sách hợp lòng dân

30-11-2009

AGROINFO - Chính phủ Việt Nam phối hợp cùng Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) chuẩn bị triển khai dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc. Chợ Văn Hán (thuộc xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ), là một trong bốn tiểu dự án mẫu.

Phát triển chợ nông thôn miền núi: Thực trạng và Chính sách

30-11-2009

AGROINFO – Hiện nay, trên cả nước có 8.300 chợ, nhưng số chợ kém hiệu quả và hoạt động không hiệu quả chỉ chiếm 2,3%. Với hơn 70% dân số sống ở nông thôn, chợ nông thôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.

Tổng quan các vấn đề về môi trường trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam

23-11-2009

AGROINFO – Môi trường nông thôn thực chất là các khía cạnh sinh thái nông nghiệp và phát triển nông thôn. Có nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến khía cạnh sinh thái nông nghiệp hoặc hoạt động sản xuất nông nghiệp.

8 nhóm sản phẩm chịu thuế môi trường

19-11-2009

Theo dự thảo Luật Thuế môi trường đang được Bộ tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đang xây dựng, những nhóm sản phẩm được sản xuất bán ra, nhập khẩu gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người sẽ phải chịu thuế.

Nhà báo Kha Thoa: “Còn quá nhiều điều cần nói…”

9-11-2009

AGROINFO – BTV Nguyễn Kha Thoa, Ban Thời sự VTV là người có nhiều năm làm báo về NN NT, chị đã đến với người nông dân Việt Nam khắp mọi miền đất nước, sẽ chia với họ từ niềm vui đến cả những khó khăn…

Sáng kiến truyền thông và thông tin Tam Nông tương lai

6-11-2009

AGROINFO – Trong tác phẩm Truyền thông nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Thạc sỹ Phạm Hoàng Ngân đã đưa ra những sáng kiến hữu ích cho hoạt động truyền thông trong lĩnh vực này…

Rau an toàn - triển vọng phát triển

5-11-2009

AGROINFO - Bắt đầu từ ngày 10/11, Hà Nội sẽ kiểm tra rau an toàn bán trong các siêu thị trên địa bàn thành phố. Theo Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội, công tác kiểm tra sẽ do chi cục phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện. Nếu phát hiện các loại rau này không đủ tiêu chuẩn theo quy định sẽ rút giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh rau an toàn của cơ sở kinh doanh.

Truyền thông và nông dân – ai cần ai hơn?

4-11-2009

AGROINFO - Thực tế của ngày hôm qua và ngày mai đều đi đến nhận định nông nghiệp-nông dân-nông thôn là một thị trường khổng lồ của ngành công nghiệp truyền thông theo cái nghĩa của vị thế quan trọng và tiềm năng phát triển của nó…

Cần sự phân công rõ ràng hơn trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm

4-11-2009

AGROINFO - Thời gian gần đây, sau rất nhiều vụ việc báo động về ATVSTP, đã có nhiều các văn bản quy phạm pháp luật về nội dung này được ban hành. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực này lại chưa hề giảm. Người dân đang trông chờ vào tính khả thi của Luật An toàn thực phẩm đang được trình lên Quốc hội để xem xét, thông qua trong thời gian sắp tới.

Quản lý chất lượng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc - vấn đề còn nhiều bất cập

30-10-2009

AGROINFO - Hiện nay, lượng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc vào nước ta đang ngày càng nhiều. Tuy nhiên, kiểm soát chất lượng của nguồn hàng này đang là vấn đề khó khăn cho các cấp quản lý. Chúng tôi đã có trao đổi với Thạc sỹ Vũ Thị Kim Mão, chủ nhiệm đề tài khoa học: "Nghiên cứu thực trạng về quản lý chất lượng, công tác vệ sinh an toàn một số nông sản nhập khẩu chính từ Trung Quốc" về vấn đề này.

ĐBSCL: Nông dân bỏ lồng, nuôi cá không có lãi

29-10-2009

AGROINFO - Sản xuất thuỷ sản được các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xác định là một trong những ngành mũi nhọn để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp – nông thôn và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ĐBSCL. Tuy nhiên, trong thởi điểm hiện nay, ở một số tỉnh ĐBSCL như An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp…, tình trạng bỏ lồng, bỏ ao đang gia tăng do người nuôi không có lãi.

Chưa theo kịp cơ giới hóa nông nghiệp

29-10-2009

AGROINFO - Ngày 17/04/2009, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký, thông qua quyết định 497 về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Sau hơn 4 tháng triển khai, thực tế cho thấy ngành cơ khí trong nước vẫn chưa theo kịp để cơ giới hoá nông nghiệp nước nhà.