ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Đầu tư nâng cấp chợ nông thôn Văn Hán: Chính sách hợp lòng dân

Ngày đăng: 30 | 11 | 2009

AGROINFO - Chính phủ Việt Nam phối hợp cùng Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) chuẩn bị triển khai dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc. Chợ Văn Hán (thuộc xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ), là một trong bốn tiểu dự án mẫu.

Công ty tư vấn Culpin Planning (sau đây gọi tắt là nhóm tư vấn) phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, đang chuẩn bị báo cáo tiền khả thi cho bốn tiểu dự án mẫu.

Là một phần trong công tác chuẩn bị báo cáo tiền khả thi cho các tiểu dự án mẫu này, đại diện của nhóm tư vấn và các cán bộ của Bộ NN PTNT đã tới làm việc tại tỉnh Thái Nguyên vào các ngày từ 19 đến 21 tháng 11 năm 2009, trao đổi và phối hợp với Sở NN PTNT để cùng thực hiện chuyến đi thực địa này.

Đoàn công tác đã có cuộc trao đổi với chủ tịch xã Văn Hán về nội dung này.

Thưa ông, ông có thể nói qua về tiểu dự án mẫu đã được chọn ở Thái Nguyên?

Tiểu dự án mẫu ở Thái Nguyên bao gồm:

Thứ nhất là cải tạo nâng cấp 29 km đường cấp phối đã xuống cấp nghiêm trọng, có nhiều ổ voi và ổ gà trên tuyến đường liên huyện Linh Nham - Khe Mo - Văn Hán - Liên Minh - Tràng Xá nối với quốc lộ 1B và đường 265

Thứ hai là cải tạo nâng cấp Chợ thuộc địa bàn xã Văn Hán huyện Đồng Hỷ (nằm trên tuyến đường nói trên cách UBND xã 1,5 km. Chợ được xây dựng tạm bợ bằng tranh tre nứa lá nay đã xuống cấp và hư hỏng nặng).

Chủ tịch xã Văn Hán trao đổi với đoàn công tác

Nằm trong tiểu dự án của tỉnh, chợ Văn Hán đóng vai trò như thế nào trong việc phát triển đời sống nhân dân địa phương?

Chợ Văn Hán là chợ nông thôn cấp xã, quy mô chủ yếu là phục vụ trao đổi hàng hóa nông sản và vật dụng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống hộ nông dân trong xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Một số mặt hàng chợ Văn Hán cung cấp là:

- Hàng thực phẩm, lương thực khô (mỳ, bún bánh đa miến gạo khô, nước mắm, gia vị…): 20/80 lều

- Rau quả tươi sống, thực phẩm tươi sống vận chuyển từ chợ thành phố vào tiêu thụ tại Văn Hán. Mặt hàng này được coi là hàng nông sản thiết yếu, do hộ dân Văn Hán không canh tác được rau quả tại chỗ) (bắp cải, khoai tây, cà chua, hành, thịt lợn, cá tươi, cá khô ..): 10/80 lều

- Chè búp sao khô: đây là mặt hàng duy nhất trong chợ Văn Hán là nông sản hàng hóa, có thương lái, chủ buôn nhỏ và lớn đến chợ thu mua và bán lại cho các chủ buôn, cơ sở chế biến ở ngoài Văn Hán (Khe Mo, Linh Nham, Sông Công, Thái Nguyên…). Toàn bộ các hoạt động buôn bán trao đổi chè hiện đang tiến hành ở khu đất ngoài trời, gặp khó khăn thời tiết. Trong các điều kiện thời tiết ẩm ướt, mưa bão, ảnh hưởng trực tiếp đến các giao dịch thương mại của hộ sản xuất và chủ buôn. Mặt hàng này có lưu lượng trao đổi thương mại lớn nhất trong chợ, có sự tham gia vận chuyển của các phương tiện vận chuyển lớn là ô tô tải cỡ nhỏ trọng tải 2 tấn để tập kết và thu gom vận chuyển chè

- Dịch vụ ăn uống: đây là các gian hàng hoạt động nhộn nhịp nhất trong chợ, thu hút lượng khách hàng đa dạng, cả cho người đi chợ, và người bán hàng tại chợ. 10/80 lều hàng ăn

- Quần áo, vật dụng, thiết bị phục vụ đời sống hàng ngày của cư dân địa phương: 15/80 lều. các hộ kinh doanh ở đây gặp khó khăn chủ yếu về kho hàng hóa và bảo vệ hàng. Mỗi tháng các hộ này tiêu tốn khoảng 300.000 đồng/năm để thuê nhà dân xung quanh chợ để gửi hàng hóa. Do không có kho hàng, việc vận chuyển hàng, dọn hàng mỗi phiên chợ tiêu tốn thời gian nhiều. Thời gian dọn hàng mỗi phiên 4 tiếng/1 ngày (2 tiếng dọn ra, 2 tiếng dọn về). Đối với loại hộ này, có thể áp dụng hình thức cho thuê mặt bằng nền xi măng, và hộ kinh doanh tự nguyện đầu tư xây dựng kios, đi khóa về mở, và ban quản lý chợ cung cấp dịch vụ bảo vệ cho các hộ kinh doanh này.

Chợ Văn Hán đang trông chờ hỗ trợ để cải tạo, phát triển

Về mặt hàng chè khô, theo quan sát dọc tuyến đường đất từ ngã ba Khe Mo vào Văn Hán, không có điểm thu gom chè tươi cũng như chè khô. Trong Văn Hán không có điểm thu gom chè khô và chè tươi. Vậy chợ Văn Hán là địa điểm chủ yếu để thu gom và tiêu thụ chè trên địa bàn xã?

Hầu hết hộ sản xuất chè Văn Hán bán chè khô tại Chợ Văn Hán, và một số tiêu thụ tại hộ. Ở mỗi chợ có khoảng 10 chủ buôn chè nhỏ, và 2 chủ buôn lớn. Các chủ buôn thu gom chè theo các mức độ khác nhau. Các chủ buôn nhỏ thu gom khoảng 1-2 tạ/ngày, tập kết hàng tại Khe Mo, Linh Nham. Chủ buôn lớn thu gom và cho thuê xe vận chuyển chè cho các chủ buôn nhỏ, mỗi chuyến thu gom khoảng 2 tấn chè/ngày, vận chuyển về Linh Nham và đưa ra Công ty Sông Cầu, Sông Công, Thái Nguyên.

Chợ phục vụ cung cấp hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho cư dân của xã, tạo công việc làm cho phụ nữ, và là nơi tiêu thụ các hàng hóa để huy động tiền mặt cho hộ nhanh khi cần thiết, đảm bảo đời sống hộ hàng ngày. Tôi hi vọng rằng trong thời gian sắp tới, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chợ Văn Hán sẽ được đầu tư, nâng cấp, góp phần vào việc cải thiện đời sống người nông dân.

Vâng, cảm ơn ông vì buổi trao đổi này. Hi vọng chợ Văn Hán sẽ phát triển xứng tầm với sự phát triển kinh tế xã hội của xã.


AGROINFO - Bài và ảnh: Phạm Hoàng Ngân

NỘI DUNG KHÁC

Phát triển chợ nông thôn miền núi: Thực trạng và Chính sách

30-11-2009

AGROINFO – Hiện nay, trên cả nước có 8.300 chợ, nhưng số chợ kém hiệu quả và hoạt động không hiệu quả chỉ chiếm 2,3%. Với hơn 70% dân số sống ở nông thôn, chợ nông thôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.

Tổng quan các vấn đề về môi trường trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam

23-11-2009

AGROINFO – Môi trường nông thôn thực chất là các khía cạnh sinh thái nông nghiệp và phát triển nông thôn. Có nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến khía cạnh sinh thái nông nghiệp hoặc hoạt động sản xuất nông nghiệp.

8 nhóm sản phẩm chịu thuế môi trường

19-11-2009

Theo dự thảo Luật Thuế môi trường đang được Bộ tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đang xây dựng, những nhóm sản phẩm được sản xuất bán ra, nhập khẩu gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người sẽ phải chịu thuế.

Nhà báo Kha Thoa: “Còn quá nhiều điều cần nói…”

9-11-2009

AGROINFO – BTV Nguyễn Kha Thoa, Ban Thời sự VTV là người có nhiều năm làm báo về NN NT, chị đã đến với người nông dân Việt Nam khắp mọi miền đất nước, sẽ chia với họ từ niềm vui đến cả những khó khăn…

Sáng kiến truyền thông và thông tin Tam Nông tương lai

6-11-2009

AGROINFO – Trong tác phẩm Truyền thông nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Thạc sỹ Phạm Hoàng Ngân đã đưa ra những sáng kiến hữu ích cho hoạt động truyền thông trong lĩnh vực này…

Rau an toàn - triển vọng phát triển

5-11-2009

AGROINFO - Bắt đầu từ ngày 10/11, Hà Nội sẽ kiểm tra rau an toàn bán trong các siêu thị trên địa bàn thành phố. Theo Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội, công tác kiểm tra sẽ do chi cục phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện. Nếu phát hiện các loại rau này không đủ tiêu chuẩn theo quy định sẽ rút giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh rau an toàn của cơ sở kinh doanh.

Truyền thông và nông dân – ai cần ai hơn?

4-11-2009

AGROINFO - Thực tế của ngày hôm qua và ngày mai đều đi đến nhận định nông nghiệp-nông dân-nông thôn là một thị trường khổng lồ của ngành công nghiệp truyền thông theo cái nghĩa của vị thế quan trọng và tiềm năng phát triển của nó…

Cần sự phân công rõ ràng hơn trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm

4-11-2009

AGROINFO - Thời gian gần đây, sau rất nhiều vụ việc báo động về ATVSTP, đã có nhiều các văn bản quy phạm pháp luật về nội dung này được ban hành. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực này lại chưa hề giảm. Người dân đang trông chờ vào tính khả thi của Luật An toàn thực phẩm đang được trình lên Quốc hội để xem xét, thông qua trong thời gian sắp tới.

Quản lý chất lượng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc - vấn đề còn nhiều bất cập

30-10-2009

AGROINFO - Hiện nay, lượng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc vào nước ta đang ngày càng nhiều. Tuy nhiên, kiểm soát chất lượng của nguồn hàng này đang là vấn đề khó khăn cho các cấp quản lý. Chúng tôi đã có trao đổi với Thạc sỹ Vũ Thị Kim Mão, chủ nhiệm đề tài khoa học: "Nghiên cứu thực trạng về quản lý chất lượng, công tác vệ sinh an toàn một số nông sản nhập khẩu chính từ Trung Quốc" về vấn đề này.

ĐBSCL: Nông dân bỏ lồng, nuôi cá không có lãi

29-10-2009

AGROINFO - Sản xuất thuỷ sản được các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xác định là một trong những ngành mũi nhọn để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp – nông thôn và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ĐBSCL. Tuy nhiên, trong thởi điểm hiện nay, ở một số tỉnh ĐBSCL như An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp…, tình trạng bỏ lồng, bỏ ao đang gia tăng do người nuôi không có lãi.

Chưa theo kịp cơ giới hóa nông nghiệp

29-10-2009

AGROINFO - Ngày 17/04/2009, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký, thông qua quyết định 497 về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Sau hơn 4 tháng triển khai, thực tế cho thấy ngành cơ khí trong nước vẫn chưa theo kịp để cơ giới hoá nông nghiệp nước nhà.

Cơ giới hóa để giảm tổn thất sau thu hoạch lúa gạo ở ĐBSCL

29-10-2009

AGROINFO - Theo Viện Lúa ĐBSCL, tổn thất sau thu hoạch của lúa gạo ở khu vực này là 12 – 15%. Với tỷ lệ tổn thất này, ước tính ĐBSCL mất từ 2,4 - 3,15 triệu tấn lúa/năm, tương đương 9.120-1.260 tỷ đồng (với giá lúa hiện nay khoảng 3.800-4.000 đồng/kg)