TUYỂN DỤNG

Những biến động ở “chợ lao động” Hà Nội trong khủng hoảng

Ngày đăng: 26 | 10 | 2009

AGROINFO – Khủng hoảng kinh tế đã làm cho công cuộc mưu sinh của người nông dân ngoại tỉnh đổ về Hà nội kiếm sống gặp thêm nhiều khó khăn. Khảo sát nhanh tác động của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đến người lao động và doanh nghiệp Việt Nam đã chỉ ra được những sự biến động đó….

Cầu lao động giảm

Trong cơn khủng hoảng kinh tế, nhu cầu về lao động trong nhiều lĩnh vực giảm đi đáng kể. Người lao động tự do cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Chợ lao động có từ vài chục đến cả trăm người đứng chờ việc nhưng hiện nay “tính trung bình, ngày nọ đập ngày kia thì chỉ khoảng 5-6 người đến thuê một ngày thôi. Mà mỗi người họ chỉ thuê 1-2 người chứ không thuê nhiều. Bình thường thì cả tháng chỉ khoảng 10-15 ngày có việc thôi. Người nào nhiều thì được 20 ngày có việc. Cái này là hên xui. Việc tìm người chứ không phải là người tìm việc mà.” (Thảo luận nhóm nam nữ lao động tại chợ Bưởi và chợ Giảng Võ).

Khủng hoảng kinh tế khiến cho số lượng công việc giảm, người lao động nhập cư đối mặt với nhiều khó khăn hơn

Số công việc cần thuê trong năm 2008 giảm đi nhiều so với số công việc của năm 2007 và những năm trước đó. Sang đầu năm 2009 công việc còn tiếp tục giảm mạnh nữa. Những người được phỏng vấn cho biết trung bình đi làm 10 ngày, nếu năm 2007 khoảng 7 ngày có việc thì năm 2008 chỉ 3-5 ngày có việc và ước tính khối lượng công việc tháng 2/2009 giảm 30% so với cùng kỳ tháng 2/2008.

“Năm ngoái việc nhiều hơn năm nay, năm ngoái ra Tết có việc làm luôn nhưng năm nay ít lắm. Nếu trước (tháng 2/2008) có 10 phần việc thì nay (tháng 2/2009) chỉ còn có 7 thôi. Tự nhiên thấy người gọi đi làm ít hẳn” (Thảo luận nhóm nam lao động tự do chờ việc tại chợ Bưởi).

Xây dựng là loại hình công việc giảm nhiều nhất

Hàng năm, thời điểm người lao động tập trung chờ việc nhiều nhất vào khoảng tháng 9 đến tháng 12 âm – đây là thời điểm người lao động có thể kiếm được nhiều việc và có nguồn thu nhập cao nhất trong năm, trong đó, tháng 9 – tháng 10 là mùa xây dựng, tháng 11 thường là tháng thi công gấp rút để hoàn thành công trình, còn tháng 12 là tháng có nhiều công việc liên quan đến việc dọp dẹp nhà cửa đón Tết. Tuy nhiên, từ tháng 9/2008, khối lượng công việc giảm hẳn, đặc biệt là các công việc liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Người lao động ước tính các công việc liên quan đến xây dựng phải giảm tới 70 - 80% trong 1 năm qua, “những công trình xây dựng tư gần như không có xây mới, chỉ còn một số ít các công trình lớn của một số công ty hoặc đơn vị vẫn đang tiếp tục” (Nguyễn Thị T., 34 tuổi, huyện Phúc Thọ - Hà Nội, người lao động tại chợ cầu vượt Mỹ Đình). Tiếp theo là giảm các công việc đào đất, bốc vác và chuyển đồ, chuyển nhà. Các công việc nhẹ nhàng như dọn dẹp, lau chùi nhà cửa có giảm nhưng không đáng kể.

“Chúng em ra đây chủ yếu làm xây dựng nhưng năm nay giảm hẳn. Tháng 12 âm thì còn có việc nhiều hơn một chút vì người ta cần dọn nhà, chuyển nhà chứ còn mấy tháng trước đó thì việc ít lắm, cả tháng chỉ có khoảng 10 ngày có việc thôi”. (Thảo luận nhóm nam lao động tự do chờ việc tại chợ Bưởi)

Cung lao động từ sau Tết cũng giảm so với năm ngoái

Do thời điểm tiến hành khảo sát ngay sau dịp Tết Nguyên Đán nên số người đứng chờ việc tại hầu hết các điểm chợ còn ít, một phần do nhu cầu lao động sau Tết chưa nhiều, họ ở nhà chờ gieo cấy cho vụ Đông Xuân xong, và một phần họ còn tâm lý muốn nghỉ ngơi sau Tết để chờ thời gian nhiều việc hơn mới ra làm.

Tuy nhiên, vào thời điểm khảo sát, hầu hết các ý kiến đều cho rằng sau Tết năm nay so với năm ngoái cũng ít người lao động ra thành phố đứng ở chợ lao động hơn. “Bây giờ chợ có khoảng 60 người thì tầm này năm ngoái có khi có tới 80-100 người rồi. Nhiều người bây giờ không muốn đi vì năm ngoái làm ăn khó khăn hơn những năm trước nhưng không ra thì biết làm gì. Con cái chỉ trông chờ bố mẹ ở đây gửi tiền về thôi. Mà “ra Hà Nội phức tạp, chán lắm”, chầu chực giữa đường, trời mưa trời nắng không có chỗ trú, mưa to xin trú nhờ ở cửa người ta mà người ta cũng không cho. Cả ngày cứ đứng ở ngoài đường, buổi trưa có mệt cũng không dám về nằm ngủ một tý, cứ phải cố ngồi chờ như đi câu ấy, mà việc thì ít đi.” (Thảo luận nhóm nam nữ lao động tại chợ Bưởi và chợ Giảng Võ).

Bảng so sánh số lượng người chờ việc tại các điểm chợ (người) (số liệu ước lượng tương đối)

Chợ

1/2008

(trước Tết)

2/2008

(sau Tết)

1/2009

(trước Tết)

2/2009

(sau Tết)

Bưởi

120-130

70-80

130-150

55-60

Giảng Võ

90-95

40

100

30

Cầu vượt Mỹ Đình

50

20-30

50-60

20-30

Phạm Ngọc Thạch

55-60

20

60-70

15

Riêng trong năm 2008, mặc dù khối lượng công việc được thuê giảm đi, nhưng số người lao động đứng chờ việc tại các điểm chợ vào những tháng cuối năm vẫn có xu hướng gia tăng. Việc giảm, người chờ việc đông, người lao động phải chịu khó, kiên nhẫn chờ đợi hơn với hy vọng có được việc làm.

“Sáng dậy từ lúc 6h, đánh răng rửa mặt, ăn sáng. Đến 7h thì ra chỗ làm ngồi chờ. Cứ ngồi đợi như thế. Đến trưa thì ăn cơm trưa, có hàng cơm ngay đó nên ăn luôn. Ăn xong thì ra ngồi đợi chờ tiếp, cũng không nghỉ trưa, chỉ có ai đã có việc buổi sang mới về tranh thủ ngủ trưa đến 1h-2h chiều ra ngồi đợi chờ tiếp. Tối đến 9h-10 h đêm là nghỉ.” (Thảo luận nhóm nam lao động tự do tại chợ Bưởi)

Đỗ Văn D., 44 tuổi, quê Thanh Hoá, lao động tại chợ Phạm Ngọc Thạch: “Đi làm thế này cứ như đi câu, hên xui thôi. Có khi ngồi cả buổi chẳng có việc, đứng dậy đi uống nước hay đi vệ sinh thì lại có người đến gọi”.

Nguyên nhân của việc giảm nhu cầu sử dụng lao động tự do

Không chỉ bởi lý do nền kinh tế bị suy thoái, nhu cầu thuê người lao động đứng chờ việc tại các chợ lao động ngày càng có xu hướng ít đi do một số nguyên nhân sau:

Từ cuộc khủng khoảng kinh tế năm 2008, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao nên nhiều công trình xây dựng đã phải dừng thi công, rất ít công trình được xây mới nên các công việc liên quan đến lĩnh vực xây dựng đã giảm mạnh. Bên cạnh đó, nhiều nhà thầu chuyên nghiệp đã trang bị đầy đủ các máy móc vừa để hạn chế số lượng nhân công vừa có thể đẩy nhanh tiến độ thi công nên những lao động phổ thông không chuyên cũng không còn được sử dụng nhiều như trước.

Hàng hoá tiêu thụ chậm, nhiều công ty/ doanh nghiệp đã hạn chế số lượng hang hoá sản xuất ra nên công việc bốc vác cũng giảm hẳn.

Chi phí tiêu dùng, sinh hoạt trong hộ gia đình ngày càng tăng, nhiều người đã giảm hẳn những sở thích/ nhu cầu thứ yếu như mua cây cảnh, bàn ghế,... nên việc vận chuyển đồ đạc ngày càng ít đi.

Trang thiết bị máy móc gia dụng phát triển, nhiều công ty chuyên cung cấp dịch vụ dọn dẹp vệ sinh được thành lập cũng làm giảm đi một phần lượng công việc của nhóm người lao động tự do. Ví dụ như nhiều gia đình có thể mua máy hút bụi về tự lau hoặc thuê người dọn dẹp nhà cửa từ các công ty có uy tín. Nhiều hộ gia đình cũng lựa chọn sử dụng dịch vụ thông tắc cống – nhà vệ sinh bằng máy thay vì gọi người đến làm thủ công.

Một số lý do chính dẫn đến việc gia tăng số lượng người lao động tự do tại các điểm chợ lao động trong năm 2008

Khi nhận được câu hỏi “cuối năm 2008, việc làm ít đi, liệu số người đứng chờ việc có giảm hay không”, hầu hết câu trả lời của những người được phỏng vấn đều là “chỉ có tăng chứ không giảm đâu”. Thông tin từ các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu cho thấy ước tính từ tháng 4 năm 2008 và đặc biệt trong ba tháng cuối năm 2008, số người lao động tự do tại các điểm chợ lao động đã tăng lên khoảng 5-10% so với năm 2007 do:

Giá nông sản không ổn định, người nông dân thất thu, bên cạnh đó, hầu hết vụ Hè thu năm 2008 bị mất mùa do lũ lụt nên số nông dân không chỉ ở những tỉnh xa mà người nông dân ở ngay ngoại thành Hà Nội (Hà Tây, Đông Anh,..) đổ ra Hà Nội kiếm việc ngày càng nhiều.

Trình độ hạn chế, không có nghề phụ, nhiều nông dân sau khi bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp hoặc các dự án làm khu vui chơi giải trí đành phải ra Hà Nội tham gia vào đội ngũ những người lao động tự do.

Nghề đánh bắt hải sản thủ công gần bờ tại Nghệ An, Thanh Hoá không hiệu quả trong khi những ngư dân nghèo không có điều kiện đầu tư trang thiết bị để đi xa hơn.

Giá xăng lên, nguồn thu từ nghề chạy xe ôm giảm, nhiều người hành nghề xe ôm phải nhận thêm việc bốc vác, vận chuyển đồ đạc,… tranh thủ vào những lúc không có khách.

Nhiều phụ nữ làm nghề thu mua đồng nát/ ve chai cũng sẵn sàng làm thêm công việc dọn dẹp nhà cửa khi có người yêu cầu.

Một số công nhân làm việc trong các khu công nghiệp không còn việc làm do phần lớn các nhà máy/ doanh nghiệp đều phải giảm khối lượng sản xuất vì không có hoặc chỉ có ít đơn đặt hàng, sau khi trở về quê cũng nhanh chóng trở thành những người đứng chờ việc tại các chợ lao động.

Một số người đi xuất khẩu lao động về nước sớm hơn thời hạn vì bị cắt hợp đồng.

Số lao động tạm thời phát sinh vào tháng 12 âm. Đây thường là những người làm việc trong Nam về sớm để tiết kiệm tiền xe rồi lại ra Hà Nội kiếm tiền cho tháng Tết.

Đặc biệt, vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009, đã xuất hiện một số trường hợp nam sinh viên ra đứng chờ việc tại một số điểm chợ như chợ cầu vượt Mỹ Đình (nơi gần kề với cụm trường Đại học Quốc Gia, Đại học Sư Pham, Học viên Báo chí Tuyên truyền,..). Số sinh viên này thường chỉ đứng chờ việc một buổi trong ngày (nếu học sáng thì đứng chờ việc buổi chiều, nếu học chiều thì chờ việc vào buổi sáng) và ngày đứng chờ việc không đều, phụ thuộc vào các hoạt động học tập.

AGROINFO (Theo Báo cáo kết quả bước đầu khảo sát nhanh tác động của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đến người lao động và doanh nghiệp Việt Nam)

NỘI DUNG KHÁC

Chuyện nhà nông ở “chợ lao động” Hà Nội

26-10-2009

AGROINFO - Người lao động nông thôn tham gia các chợ lao động của Hà Nội vốn đã gặp phải nhiều khó khăn về việc làm, trong cơn khủng hoảng lại càng lao đao. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát nhanh tại 5 điểm “chợ lao động” trong khu vực nội thành Hà nội...

Công nhân nhập cư gặp khó khăn do bị giảm thu nhập và mất việc làm

26-10-2009

AGROINFO – Phần lớn công nhân Việt Nam làm việc tại các khu công nghiệp hiện nay đều xuất thân từ nông thôn. Sự suy thoái hoạt động sản xuất của các khu công nghiệp trong khủng hoảng đã tác động không nhỏ đến đời sống của dân cư nông thôn…

Tiềm năng lâm sản và cao su của Điện Biên

26-10-2009

AGROINFO - Trồng rừng nguyên liệu sản xuất đang thu hút được sự chú ý của doanh nghiệp. Do việc xuất khẩu gỗ đang đưa ra yêu cầu phải xác định được nguồn gốc xuất xứ của gỗ nguyên liệu.

Đầu tư thủy lợi và tái đầu tư: Nhìn nhận từ Bản tái định cư Nậm Chim

23-10-2009

AGROINFO - Bản tái định cư Nậm Chim, xã Si Pa Phìn, huyện Mường Chà, Tỉnh Điện Biên đã đầu tư 20 tỷ đồng xây dựng các công trình thủy lợi, nhưng hiệu quả rất thấp.

Kết quả thi tuyển nhân viên CNTT

19-10-2009

AGROINFO - Phòng Tổ chức và Hành chính IPSARD công bố kết quả thi tuyển nhân viên CNTT...

Nếu giá vật tư nông nghiệp tăng, sản xuất của gia đình sẽ bị thu hẹp

14-10-2009

AGROINFO - Tuy nhiên, gia đình cũng có những mối lo về kinh tế như giá phân bón, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất tăng, giá thịt, thực phẩm để tiêu dùng tăng trong khi giá thóc bán ra lại không tăng nhiều nên nếu tiếp tục xảy ra thì nhiều khả năng sản xuất sẽ bị thu hẹp…

Tấm gương sản xuất giỏi ở Hợp Thành

14-10-2009

AGROINFO - Năm 2008, Thu nhập từ việc trồng lúa mang lại cho gia đình hơn 15 triệu đồng, ngoài ra thu hoạch từ việc trồng thảo quả cũng đem lại cho gia đình gần chục triệu đồng...

Phỏng vấn tuyển dụng IT

5-10-2009

AGROINFO - Thông báo của Phòng Tổ chức hành chính -IPSARD về việc xét duyệt hồ sơ và lịch phỏng vấn tuyển dụng nhân viên Công nghệ Thông tin..

Chuyện bên lề Hội nghị các nhà kinh tế học Nông nghiệp thế giới

26-8-2009

AGROINFO - Truyền thông kết quả nghiên cứu như thế nào mang lại kết quả như mong muốn? AGROINFO xin tiếp tục giới thiệu những hình ảnh về một cách làm rất hiệu quả của Hội nghị lần thứ 27 Hiệp hội các nhà kinh tế học Nông nghiệp thế giới...

Mô hình phát triển kinh tế từ cây luồng ở Bá Thước- Thanh Hóa

25-8-2009

AGROINFO - Giờ đây, chuyện phát triển kinh tế hộ mang lại thu nhập từ 60 – 70 triệu đồng/năm đối với bà con vùng đồng bằng không còn là chuyện hiếm. Nhưng với khu vực miền núi - nơi tiềm năng kinh tế luôn bị che lấp bởi đồi núi điệp trùng, giao thông cách trở, cùng bao khó khăn về vốn, kiến thức của đồng bào dân tộc thiểu số thì mức thu nhập này lại là cả một nỗ lực lớn.

RUDEC thông báo tuyển dụng nhân sự

21-8-2009

Trung Tâm Phát triển Nông thôn là một đơn vị thành viên của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp -Nông thôn. Trung tâm đang cần tuyển dụng một số vị trí nhân sự...

Thông báo kết quả thi tuyển cán bộ hành chính

30-7-2009

Ngày 26-7-2009, Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghịệp Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức thi tuyển cán bộ hành chính. IPSARD xin thông báo kết quả của cuộc thi này.