Ngày đăng:
26 | 10 | 2009
AGROINFO - Trồng rừng nguyên liệu sản xuất đang thu hút được sự chú ý của doanh nghiệp. Do việc xuất khẩu gỗ đang đưa ra yêu cầu phải xác định được nguồn gốc xuất xứ của gỗ nguyên liệu.
Ở Điện Biên, hiện có hai loại rừng sản xuất Keo và Chẩu, đây là hai loại lâm sản có thể thích hợp với vùng đất khô, chịu nắng nóng, khô hạn ở huyện Mường Chà, giáp Lào của Điện Biên.
Cao su đang được phát triển mạnh ở huyện Điện Biên, do Tổng Công ty Cao su Việt Nam đầu tư.
Tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, có 469 ha cao su. Tuy nhiên, cơ chế hợp tác giữa nhân dân góp vốn nương rẫy với công ty trồng cao su, nhưng việc xác định và giao sổ cho dân chưa thực hiện xong.
 |
Điện Biên có tiềm năng lớn về lâm sản và rừng |
Ngoài ra, việc phát triển cây cao su đang phát sinh vấn đề về chồng chéo với lợi ích giữa trồng cây cao su và phát triển chăn nuôi đại gia súc. Trao đổi với trưởng bản xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, từ ngày tham gia trồng cao su với TCT, nguồn lợi thì chưa thấy rõ, nhưng trước mắt thì hộ đang thất thu. Trước đây mỗi năm nhà trưởng bản (nhà giàu nhất bản) thu được 40-50 triệu đồng/năm từ chăn nuôi dê, bò bán lấy thịt. Đến nay, khi nương rẫy đã trồng cao su, thì phải bán hết đàn dê, bò, nguồn thu bán thịt dê bò không còn nữa. Trong khi đó, người dân đi làm cho thuê cho công ty, được 50.000 đồng/ngày công lao động.
Hiện nay, hộ trưởng bản còn lại nguồn thu chính là nuôi lợn mán, mỗi lứa lợn nuôi 20 con, 2 tháng xuất chuồng 1 lần. Một năm xuất chuồng 120 con lợn, giá thịt hơi xuất chuồng được 20.000 đồng/kg (giảm so với năm trước được 25.000 đồng/kg). Hộ trưởng bản cũng làm thêm xay xát lúa gạo, để tận thu cám nuôi lợn và cá.
Tre rất nhiều ở Mường Nhé. Đã có doanh nghiệp sản xuất đồ vàng mã xin đầu tư ở đây, tuy nhiên đang gặp khó khăn do chi phí vận tải quá cao, do đó ảnh hưởng đến giá thành và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
AGROINFO