HỘI THẢO

Ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên - Bước đi mới trong thời hội nhập

Ngày đăng: 07 | 11 | 2008

Tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế nông nghiệp, kêu gọi đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản là một trong những hướng đi đúng đắn, hiệu quả của ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên. Điều này đã tạo nền tảng cho sự tăng trưởng cũng như dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thành công trên bước đường hội nhập.

Là một tỉnh miền núi biên giới còn rất nghèo, nhưng những năm trở lại đây, ngành nông nghiệp của tỉnh Điện Biên đã có những bước đột phá trong sản xuất. Từ chỗ phải nhờ đến sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc cung cấp lương thực, người nông dân chỉ trồng 1 vụ lúa, tới nay, sau khi cải tạo, xây dựng hệ thống thuỷ nông, giống, cũng như áp dụng khoa học vào sản xuất, số vụ lúa đã tăng lên 2 vụ, cá biệt có nơi tăng lên 3 vụ (1 vụ màu), tạo bước đột phá về sản xuất lương thực. Điện Biên giờ đây không những đã tự túc được về lương thực mà còn xuất khẩu ra khỏi địa phương, đưa cây lúa trở thành cây đặc sản của tỉnh, hướng tới xây dựng và đăng ký thương hiệu sản phẩm gạo Điện Biên.

Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu đất cho sản xuất nông nghiệp ở địa phương ngày càng cao, dân số không ngừng tăng, độ phì của đất giảm, thời gian luân canh ngắn, năng suất cây trồng thấp… tạo sức ép lớn đối với ngành nông nghiệp. Và giải pháp trồng cây công nghiệp, trồng rừng đang được coi là hướng đi đúng đắn, phù hợp với địa hình, thổ nhưỡng của địa phương. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2007, chỉ tiêu trồng 3.962 ha rừng thì ngành đã thực hiện được 8.252 ha tức là đạt 208,3%. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh còn giao khoán khoanh nuôi tái sinh rừng với kế hoạch giao là 63.731 ha, thực hiện 57.243,1 ha, đạt 91,5%. Những kết quả đó đã thể hiện sự nỗ lực của ngành nông nghiệp trong việc triển khai thực hiện dự án 661.

Bên cạnh những thành tích đạt được, ngành nông nghiệp của tỉnh Điện Biên vẫn đang gặp phải rất nhiều khó khăn như: Yêu cầu nhiệm vụ về phát triển lâm nghiệp ngày càng lớn, nhưng hệ thống tổ chức lâm nghiệp chưa được củng cố, kiện toàn, cán bộ lâm nghiệp ở cấp huyện còn thiếu và yếu; Các xã không có cán bộ lâm nghiệp, vì vậy việc chuyển tải thông tin, chính sách chế độ liên quan đến chính sách phát triển lâm nghiệp tới cơ sở, những người làm nghề rừng là rất hạn chế; Hơn nữa, điều kiện sản xuất lâm nghiệp ngày càng khó khăn do địa hình phức tạp, công tác quy hoạch chưa đồng bộ, nhiều cơ sở còn lúng túng trong việc tìm địa bàn trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng; Đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, không có vốn để đầu tư trồng rừng sản xuất; Và điều đáng chú ý là người dân vùng sâu vùng xa chưa hiểu rõ được tác dụng của việc trồng rừng. Để hoàn thiện dự án, đồng thời tuyên truyền cho người dân hiểu được ý nghĩa lớn lao của việc trồng rừng, sở đã cố gắng khắc phục những khó khăn tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, nâng cao hoạt động bằng việc tuyên truyền, chỉ đạo hướng dẫn cơ sở làm làm tốt công tác thiết kế dự toán các công trình lâm sinh theo quy định hiện hành cả về tiến độ và chất lượng thực hiện; Làm tốt việc tổ chức tạo cây giống, quan tâm hướng dẫn bà con việc trồng cây giống như thế nào là hiệu quả nhất, nhằm ngăn chặn sâu bệnh phá hoại rừng, ngăn chặn nạn cháy rừng; Tạo lòng tin cho người dân về việc trồng rừng và mở lối cho họ bằng cách tạo dựng nhiều cơ sở chế biến, tiêu thụ lâm sản quy mô lớn, không nhỏ lẻ như trước.

Những nỗ lực của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Điện Biên đã mang lại những tiến bộ rõ rệt trong việc trồng và tái tạo rừng, tạo được lòng tin với bà con nông dân, góp phần đẩy nhanh công cuộc xoá đói giảm nghèo và khẳng định bước đi mới trong xu thế hội nhập.

(Nguồn: Vietnam Economic News Online)

NỘI DUNG KHÁC

Lào Cai với chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số

12-9-2008

Để tạo điều kiện học tập và rèn luyện cho con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ đối với học sinh dân tộc thiểu số đang theo học ở các trường dân tộc nội trú và các lớp nội trú dân nuôi.

UNHCR đánh giá cao Đắk Lắk về thực hiện chính sách với đồng bào dân tộc thiểu số

6-8-2008

Ngày 8/6, UBND tỉnh Đắk Lắc cho biết sau chuyến thăm và làm việc tạI tỉnh trong thời gian vừa qua, Trưởng đại diện Cao uỷ tỵ nạn Liên Hợp Quốc (UNHCR) khu vực, ông Hasim Utkan, đánh giá tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện tốt chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Đắk Nông: Doanh nghiệp thuê đất để ... mất gần 2.000 ha rừng

3-11-2008

Sau khi Lâm trường giải thể, UBND tỉnh đã ra quyết định thu hồi toàn bộ diện tích đất, rừng này giao cho 2 doanh nghiệp (DN) thuê đầu tư, triển khai dự án trồng rừng, cây công nghiệp và bảo vệ rừng. Tuy nhiên, chỉ gần 2 năm sau, toàn bộ diện tích rừng trong dự án thuê đất đã… biến mất. Và đến nay vẫn còn khoảng 2.000ha đất rừng “chết” vì chưa có hướng xử lý.

Đắk Nông được hỗ trợ 10 vạn con cá rô phi giống

23-8-2008

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Nông tổ chức lớp tập huấn về nuôi cá rô phi cho bà con nông dân và các cán bộ khuyến nông cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Đăk Buk So- Đăk Nông: Đổi đời nhờ cây Khoai lang

14-10-2008

Chuyển đổi mô hình từ trồng lúa độc canh sang trồng khoai lang Nhật bản, đời sống của khoảng 1200 hộ dân ở xã Đăk buk so, huyện Đak rlấp, Đăk Nông đã được cải thiện rõ rệt. Một vùng đất sỏi đá giờ được bao phủ bởi hàng nghìn ha khoai lang, qua đó giúp người dân ổn định sản xuất, có của ăn của để. Hơn 25% số hộ nghèo của xã nay đã giảm hơn một nửa.

Đắk Nông: trồng cacao cho thu nhập trên 60 triệu/ha

27-8-2008

Đến nay hiện trong tỉnh trồng được khoảng hơn 400ha ca cao, tập trung chủ yếu ở các huyện Đăk Mil, Đăk Song, Krông Nô, và thị xã Gia Nghĩa. Phần lớn cây ca cao được trồng dưới tán cà phê kinh doanh, vườn điều và ít nhiều trồng xen với các loại cây công nghiệp khác. Những năm trước đây trồng chủ yếu bằng cây thực sinh nhưng hiện nay người dân đã phần nào hiểu được tầm quan trọng và các yếu tố kỹ thuật nên đều chọn trồng bằng giống cây ghép. Nhiều diện tích đã sau 3 năm trồng đã cho thu hoạch và cho thu lợi đáng kể từ cây trồng này.

Đắk Nông: Người trồng cà phê vẫn còn chạy theo thị trường

15-9-2008

Chỉ trong mùa mưa năm nay toàn tỉnh Đắk Nông đã trồng mới hơn 850 ha cà phê, khi thấy giá cà phê tăng. Điều này chứng tỏ người trồng cà phê vẫn coi thường quy hoạch

Lào Cai: Xã hội hoá nghề rừng, từng bước thúc đẩy lâm nghiệp phát triển bền vững

31-8-2008

Trong những năm qua, công tác xã hội hoá nghề rừng đã góp phần đẩy mạnh kinh tế lâm nghiệp ở Lào Cai tăng trưởng giá trị từ 10 đến 12%/năm; thu nhập từ rừng đạt từ 4 đến 5 triệu đồng/ha/năm; giá trị kinh tế lâm nghiệp đạt khoảng 300 đến 315,5 tỷ đồng/năm (bao gồm cả chế biến lâm sản), chiếm tỷ trọng 21,5% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương, góp phần tích cực xoá đói giảm nghèo.

Lào Cai: Tiến tới tự cung tự cấp lúa giống

4-9-2008

Hàng năm, tổng diện tích gieo cấy của cả tỉnh lên tới 28.000 ha lúa nhưng Lào Cai vẫn phải nhập tới 80% lúa giống từ các tỉnh lân cận và Trung Quốc. Thị trường lúa giống ở Lào Cai không chỉ là một tiềm năng lớn mà còn là một thách thức lớn đối với những nhà khoa học của tỉnh trong lĩnh vực này.

Đổi mới công tác khuyến nông ở Lào Cai

2-8-2008

Trong những năm qua, công tác khuyến nông ở tỉnh Lào Cai đã không ngừng đổi mới và phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân.

Đăk Song (Đăk Nông): Rừng bị tàn phá

26-2-2009

Nhiều cây gỗ quý, nhiều cánh rừng bị lâm tặc triệt hạ, song các đơn vị quản lý bảo vệ rừng dường như làm ngơ?

Điện Biên: Triển vọng trồng ngô nếp lai MX4 trên đất 2 lúa

20-2-2009

Từ nhu cầu sử dụng ngô nếp ngày càng lớn trên thị trường và thu nhập từ trồng ngô hiện nay khá cao; hơn nữa, tiềm năng đất đai để trồng cây vụ đông trên đất 2 lúa tại địa bàn huyện còn nhiều. Vụ đông năm 2008-2009, Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Điện Biên triển khai dự án "Xây dựng mô hình ứng dụng KHKT sản xuất ngô nếp lai MX4 tăng vụ trên đất 2 lúa" tại bản Cang Ná, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên.