HỘI THẢO

Lào Cai: Xã hội hoá nghề rừng, từng bước thúc đẩy lâm nghiệp phát triển bền vững

Ngày đăng: 31 | 08 | 2008

Trong những năm qua, công tác xã hội hoá nghề rừng đã góp phần đẩy mạnh kinh tế lâm nghiệp ở Lào Cai tăng trưởng giá trị từ 10 đến 12%/năm; thu nhập từ rừng đạt từ 4 đến 5 triệu đồng/ha/năm; giá trị kinh tế lâm nghiệp đạt khoảng 300 đến 315,5 tỷ đồng/năm (bao gồm cả chế biến lâm sản), chiếm tỷ trọng 21,5% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương, góp phần tích cực xoá đói giảm nghèo.

Hiện nay, sản xuất lâm nghiệp đang thu hút nhiều thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tập thể và tư nhân, trong đó có hơn 80% số hộ trong tỉnh tham gia phát triển, kinh doanh rừng. Nhằm đẩy mạnh sản xuất nghề rừng, ngành lâm nghiệp đã phối hợp với các ban, ngành và địa phương tập trung tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng đến người dân bằng nhiều hình thức phong phú. Nhờ đó, đến nay, tỉnh đã giao 30.767 ha rừng và đất rừng cho các tổ chức kinh tế lâm, nông trường, trạm trại, lực lượng vũ trang; 182.089 ha rừng và đất rừng thuộc các dự án cho các cơ sở và gần 146.000 ha rừng và đất rừng cho 42.424 hộ gia đình, cá nhân. Riêng chương trình dự án 661 đã có hơn 5.000 hộ trực tiếp tham gia. Ngoài việc hưởng lợi trực tiếp từ các dự án, nhiều hộ gia đình ở các địa phương vùng thấp các huyện, như Bảo Thắng, Bảo Yên, Thành phố Lào Cai… và các vùng có điều kiện giao thông thuận lợi, thị trường lâm sản sôi động cũng đã được hưởng lợi từ việc sản xuất, khai thác nguồn lâm sản phụ từ rừng, tăng thu nhập. Từ phong trào xã hội hoá nghề rừng, nhiều gia đình đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lào Cai đã có cuộc sống khá giả nhờ sản xuất, kinh doanh rừng.

Gia đình ông Sùng Sín Pao, 56 tuổi, người dân tộc Phù Lá, thôn Dì Thàng 2, xã Na Hối, huyện Bắc Hà hiện đang nhận quản lý chăm sóc và kinh doanh hơn 90 ha rừng và đất rừng từ các chương trình 327 và 661. Ông Pao cho biết, có ngày gia đình ông huy động sự giúp đỡ cùng một lúc của gần 100 lao động là bà con trong thôn tham gia trồng rừng. Từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước về chăm sóc bảo vệ rừng, gia đình ông có thêm điều kiện đầu tư phát triển kinh tế gia đình, hiện mỗi năm cho thu nhập từ rừng hàng trăm triệu đồng, không những có cuộc sống sung túc, các con học hành tốt mà còn có điều kiện giúp đỡ nhiều người dân trong bản phát triển sản xuất. Ở Lào Cai, những gia đình như ông Sùng Sín Pao không hiếm.

(Theo TTXVN)

NỘI DUNG KHÁC

Lào Cai: Tiến tới tự cung tự cấp lúa giống

4-9-2008

Hàng năm, tổng diện tích gieo cấy của cả tỉnh lên tới 28.000 ha lúa nhưng Lào Cai vẫn phải nhập tới 80% lúa giống từ các tỉnh lân cận và Trung Quốc. Thị trường lúa giống ở Lào Cai không chỉ là một tiềm năng lớn mà còn là một thách thức lớn đối với những nhà khoa học của tỉnh trong lĩnh vực này.

Đổi mới công tác khuyến nông ở Lào Cai

2-8-2008

Trong những năm qua, công tác khuyến nông ở tỉnh Lào Cai đã không ngừng đổi mới và phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân.

Đăk Song (Đăk Nông): Rừng bị tàn phá

26-2-2009

Nhiều cây gỗ quý, nhiều cánh rừng bị lâm tặc triệt hạ, song các đơn vị quản lý bảo vệ rừng dường như làm ngơ?

Điện Biên: Triển vọng trồng ngô nếp lai MX4 trên đất 2 lúa

20-2-2009

Từ nhu cầu sử dụng ngô nếp ngày càng lớn trên thị trường và thu nhập từ trồng ngô hiện nay khá cao; hơn nữa, tiềm năng đất đai để trồng cây vụ đông trên đất 2 lúa tại địa bàn huyện còn nhiều. Vụ đông năm 2008-2009, Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Điện Biên triển khai dự án "Xây dựng mô hình ứng dụng KHKT sản xuất ngô nếp lai MX4 tăng vụ trên đất 2 lúa" tại bản Cang Ná, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên.

Điện Biên: Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn bảo đảm sự phát triển bền vững

17-10-2008

Tỉnh Điện Biên có hơn 83% dân số sống ở khu vực nông thôn, nên sản xuất nông, lâm nghiệp (bao gồm cả thuỷ sản) luôn được coi là ngành sản xuất chính, có vai trò hết sức quan trọng trong việc ổn định xã hội, đồng thời có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Tiềm năng, lợi thế và cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện Biên

14-10-2008

“Đất Điện Biên rất rộng, người Điện Biên thân thiện, mến khách và đặc biệt nhiều tiềm năng, lợi thế của tỉnh chưa được đầu tư, khai thác... Tỉnh Điện Biên mong muốn sau Diễn đàn này sẽ có nhiều nhà đầu tư đến... để chúng tôi được đón tiếp quý vị với tư cách là các Chủ dự án trên địa bàn tỉnh”. Với tinh thần ấy, trong số chuyên đề này Báo Điện Biên Phủ xin đăng bài tham luận của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Viết Bính - tại Diễn đàn Xúc tiến đầu tư vào các tỉnh Tây Bắc năm 2008.

Điện Biên: Ban hành chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư

18-12-2008

Nhằm đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, ngày 12/12, Sở Kế hoạch và Đầu tư Điện Biên đã ban hành chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh.

Định hướng phát triển của Điện Biên đến năm 2020

21-11-2008

Phát huy mọi nguồn lực, khai thác các tiềm năng, lợi thế đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu giai đoạn 2011 – 2020, Điện Biên tiến tới trở thành một tỉnh miền núi biên giới vững mạnh, an ninh chính trị ổn định, kinh tế phát triển, xã hội văn minh...

Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện Biên

12-12-2008

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29/11/2005, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và các quy định pháp luật khác có liên quan. Thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư được áp dụng theo Luật Đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện Biên trên các lĩnh vực. Đó là các dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường thực hiện trên địa bàn tỉnh Điện Biên được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (trừ các lĩnh vực cấm đầu tư quy dịnh tại Điều 30 của Luật Đầu tư và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP).

Điện Biên đang bị hoang mạc

3-2-2009

Toàn tỉnh Điện Biên hiện chỉ có 7,87% tổng diện tích tự nhiên (75.216,72 ha) là không bị nguy cơ hoang mạc hoá...

Đắc Lắc: Chiếm dụng đất quốc phòng vẫn được cấp “sổ đỏ”

22-2-2009

4 hộ dân được nhận khoán vườn cà phê của Nông trường 352 (nay là Công ty cà phê 15, Quân khu 5) đã làm giả hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), sau đó kiện ngược lại doanh nghiệp đòi quyền lợi.

Lai Châu: Nhiều nơi tái định cư chưa được cấp đất sản xuất

4-8-2008

Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Lai Châu vừa mở cuộc điều tra dư luận xã hội về công tác di dân tái định cư các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh. Đối tượng điều tra là các hộ dân đã thực hiện di dân tái định cư đến nơi ở mới tại các huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Tè, Than Uyên.