HỘI THẢO

Điện Biên: Triển vọng trồng ngô nếp lai MX4 trên đất 2 lúa

Ngày đăng: 20 | 02 | 2009

Từ nhu cầu sử dụng ngô nếp ngày càng lớn trên thị trường và thu nhập từ trồng ngô hiện nay khá cao; hơn nữa, tiềm năng đất đai để trồng cây vụ đông trên đất 2 lúa tại địa bàn huyện còn nhiều. Vụ đông năm 2008-2009, Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Điện Biên triển khai dự án "Xây dựng mô hình ứng dụng KHKT sản xuất ngô nếp lai MX4 tăng vụ trên đất 2 lúa" tại bản Cang Ná, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên.

Mô hình khảo nghiệm có tổng kinh phí thực hiện trên 75 triệu đồng, quy mô gieo trồng ban đầu là 3,8 ha với sự tham gia của 30 hộ nông dân. Trong đó, dự án đầu tư 3 ha và dân tự trồng 0,8ha. Những hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, 50% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và được tập huấn chuyển giao KHKT.

MX4 thuộc dòng ngô nếp lai được tạo ra từ tổ hợp lai SINCO x SN1, là các giống ngô nếp thụ phấn tự do đã được chọn lọc, có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Thời gian từ khi gieo trồng đến thu hoạch bắp từ 90 – 100 ngày. Giống có nhiều ưu điểm vượt trội so với các dòng thông thường người dân vẫn gieo trồng. Thời vụ gieo trồng trong vụ đông được tiến hành từngày 8 - 13/10; kỹ thuật gieo trực tiếp, mật độ từ 4,6 – 4,8 vạn cây/ha; yêu cầu hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 30cm, gieo 1hạt/hốc kết hợp làm luống để dễ thoát nước. Có thể sử dụng 2 phương pháp gieo: gieo ngô bầu hoặc gieo trực tiếp xuống ruộng. Các hộ gia đình tham gia mô hình cần thực hiện bón phân đúng liều lượng, số lần bón phân theo quy trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật: 5-10tấn/ha phân chuồng, 350kg/ha đạm urê, 500kg/ha kali... Đảm bảo độ ẩm 70 - 80%. Theo bà Trần Thị Tuyết, Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Điện Biên: MX4 là giống ngô có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao và phù hợp với chân đất 2 lúa của địa phương.

Đến ngày 15/1 các hộ tham gia mô hình đã bước vào thu hoạch vụ ngô lai đầu tiên; năng suất trung bình đạt 46.000 bắp/ha. So với giống ngô nếp nù bắp ngắn, tỷ lệ bắp chỉ đạt 70% thì giống nếp lai MX4 đạt 73%, bắp thon, dài, chất lượng hạt tươi hương vị thơm, dẻo hơn. Theo giá thu mua ngô nếp trên thị trường hiện nay bắp loại 1 có giá 1.000 đồng/bắp; loại 2 có giá 500 đồng/bắp; thu nhập trung bình 39,79 triệu đồng/ha; trừ chi phí lãi 23,604 triệu đồng/ha. Như vậy, ngoài 2 vụ lúa thu hoạch 12 - 13 tấn/năm, trị giá từ 72 – 78 triệu đồng/ha nếu trồng ngô tăng vụ thu nhập sẽ gia tăng 39,7 triệu đồng/ha. Canh tác trên cùng một đơn vị diện tích đất người dân có thể đạt tổng thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Ngô nếp lai MX4 trồng trong vụ đông trên đất lúa 2 vụ không những góp phần tăng hệ số sử dụng đất trong các mùa vụ mà còn tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất.

Gia đình bà Lò Thị Pánh, bản Cang Ná, xã Thanh Luông trồng 1.000m2 ngô MX4. Bà Pánh cho biết: Ban đầu tham gia mô hình gia đình tôi cũng lo lắm nhưng kết quả thật bất ngờ vì năng suất thu hoạch đạt 4.500 - 4.600 bắp/1.000m2. Trừ chi phí và công gia đình tôi lãi 3,5 triệu đồng. Qua vụ gieo trồng đầu tiên chúng tôi nhận thấy có thể gieo trồng ngô mầm xanh MX4 được 3 vụ/năm, vừa tăng thu nhập lại tạo việc làm cho bà con lúc nông nhàn.

Mô hình ứng dụng sản xuất ngô nếp lai MX4 trên đất 2 lúa đã tỏ rõ tính thiết thực và hiệu quả kinh tế. Ngoài sản phẩm chính là bắp tươi để bán, người dân còn tận dụng thân, lá ngô làm thức ăn chăn nuôi gia súc trong mùa đông. Hầu hết các hộ tham gia mô hình ứng dụng đều mong muốn được tiếp tục tham gia và mở rộng diện tích hơn nữa, được hỗ trợ về giống, phân bón. Đặc biệt, với những ưu điểm vượt trội, như: thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu nhập cao, dễ sản xuất thâm canh, người dân sẽ mạnh dạn ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp; cùng với cây trồng chính vụ, ngô lai sẽ cho năng suất, thu nhập cao, góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân.

Nguồn: Báo Điện Biên Phủ

NỘI DUNG KHÁC

Điện Biên: Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn bảo đảm sự phát triển bền vững

17-10-2008

Tỉnh Điện Biên có hơn 83% dân số sống ở khu vực nông thôn, nên sản xuất nông, lâm nghiệp (bao gồm cả thuỷ sản) luôn được coi là ngành sản xuất chính, có vai trò hết sức quan trọng trong việc ổn định xã hội, đồng thời có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Tiềm năng, lợi thế và cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện Biên

14-10-2008

“Đất Điện Biên rất rộng, người Điện Biên thân thiện, mến khách và đặc biệt nhiều tiềm năng, lợi thế của tỉnh chưa được đầu tư, khai thác... Tỉnh Điện Biên mong muốn sau Diễn đàn này sẽ có nhiều nhà đầu tư đến... để chúng tôi được đón tiếp quý vị với tư cách là các Chủ dự án trên địa bàn tỉnh”. Với tinh thần ấy, trong số chuyên đề này Báo Điện Biên Phủ xin đăng bài tham luận của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Viết Bính - tại Diễn đàn Xúc tiến đầu tư vào các tỉnh Tây Bắc năm 2008.

Điện Biên: Ban hành chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư

18-12-2008

Nhằm đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, ngày 12/12, Sở Kế hoạch và Đầu tư Điện Biên đã ban hành chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh.

Định hướng phát triển của Điện Biên đến năm 2020

21-11-2008

Phát huy mọi nguồn lực, khai thác các tiềm năng, lợi thế đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu giai đoạn 2011 – 2020, Điện Biên tiến tới trở thành một tỉnh miền núi biên giới vững mạnh, an ninh chính trị ổn định, kinh tế phát triển, xã hội văn minh...

Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện Biên

12-12-2008

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29/11/2005, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và các quy định pháp luật khác có liên quan. Thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư được áp dụng theo Luật Đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện Biên trên các lĩnh vực. Đó là các dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường thực hiện trên địa bàn tỉnh Điện Biên được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (trừ các lĩnh vực cấm đầu tư quy dịnh tại Điều 30 của Luật Đầu tư và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP).

Điện Biên đang bị hoang mạc

3-2-2009

Toàn tỉnh Điện Biên hiện chỉ có 7,87% tổng diện tích tự nhiên (75.216,72 ha) là không bị nguy cơ hoang mạc hoá...

Đắc Lắc: Chiếm dụng đất quốc phòng vẫn được cấp “sổ đỏ”

22-2-2009

4 hộ dân được nhận khoán vườn cà phê của Nông trường 352 (nay là Công ty cà phê 15, Quân khu 5) đã làm giả hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), sau đó kiện ngược lại doanh nghiệp đòi quyền lợi.

Lai Châu: Nhiều nơi tái định cư chưa được cấp đất sản xuất

4-8-2008

Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Lai Châu vừa mở cuộc điều tra dư luận xã hội về công tác di dân tái định cư các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh. Đối tượng điều tra là các hộ dân đã thực hiện di dân tái định cư đến nơi ở mới tại các huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Tè, Than Uyên.

Lai Châu thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc

13-10-2008

Hầu hết các chương trình chính sách đối với đồng bào dân tộc thực hiện tại Lai Châu đều đạt kết quả khá. Chương trình 135 đã triển khai xây dựng 388 công trình tại 75 trong tổng số 90 xã, phường, thị trấn của tỉnh, thực hiện được gần 18 tỷ đồng trong tổng số 37 tỷ đồng theo kế hoạch.

Lào Cai gắn vùng rừng nguyên liệu với cơ sở chế biến

24-9-2008

Để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp, Tỉnh ủy Lào Cai đề ra năm giải pháp về: Khoa học-kỹ thuật, nhân lực, quy hoạch đất đai, tài chính và cơ chế, chính sách ưu đãi. Tập trung rà soát ba loại rừng: đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất theo hướng bảo đảm chính xác, ranh giới cụ thể, nhằm sử dụng đất lâm nghiệp hợp lý, khoa học.

Lào Cai chú trọng thực hiện chính sách dân tộc

26-12-2008

Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới; diện tích tự nhiên là 8.050 km2; dân số trên 63 vạn người thuộc 27 dân tộc anh em, dân tộc thiểu số chiếm gần 65%, chủ yếu sống ở vùng sâu, vùng xa, có xã 100% dân số là người dân tộc thiểu số. Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Tỉnh Lào Cai có 9 huyện và 1 thị xã với 180 xã, phường, thị trấn, trong đó có 138 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn được hưởng Chương trình 135 của Chính phủ.

Chính sách mới cho Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

28-12-2008

26/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành quy chế hoạt động, một số chính sách và tổ chức quản lý Nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động đầu tư, kinh doanh tại đây. Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai là trục nối quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Hải Phòng-Hà Nội-Lào Cai