HỘI THẢO

Đăk Buk So- Đăk Nông: Đổi đời nhờ cây Khoai lang

Ngày đăng: 14 | 10 | 2008

Chuyển đổi mô hình từ trồng lúa độc canh sang trồng khoai lang Nhật bản, đời sống của khoảng 1200 hộ dân ở xã Đăk buk so, huyện Đak rlấp, Đăk Nông đã được cải thiện rõ rệt. Một vùng đất sỏi đá giờ được bao phủ bởi hàng nghìn ha khoai lang, qua đó giúp người dân ổn định sản xuất, có của ăn của để. Hơn 25% số hộ nghèo của xã nay đã giảm hơn một nửa.

 Được mang về trồng thử nghiệm trên 20 ha từ vùng chuyên canh khoai Đức Trọng- Lâm Đồng vào năm 2002, không ngờ Khoai lang Nhật Bản lại phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây. Từ đó, những năm tiếp theo, diện tích trồng khoai cứ tăng dần lên. Đến năm 2005, diện tích đã tăng lên 600 ha, gấp 10 lần so với năm 2003.

Đến đầu năm 2006, niềm vui của người dân tỉnh Dăk Nông và các tỉnh lân cận càng được nhân lên khi thương hiệu”Vina khoai lang Đak buk so“ ra đời. Cái tên “khoai lang Đak buk so“ đã lan đến các vùng miền trong cả nước và cũng đã được biết đến ở nhiều quốc gia trên Thế giới.

Hiện giờ ở Đak buk so, nhà nhà đều trồng khoai, rồi họ thành lập Hợp tác xã 19/5 chuyên chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng khoai và bao tiêu luôn sản phẩm cho nông dân. Khoai lang vùng Đak buk so có vị thơm ngon đặc trưng, củ lại to. Bà con càng thêm phấn khởi khi trang trại giống khoai lang của huyện Dăk Rlấp ra đời và khoai lang họ trồng giờ đã có mặt trên thị trường.

Không những trồng khoai chính vụ, bà con còn trồng trái vụ. Nếu như thời gian trồng khoai chính vụ(vụ 1 & vụ 2) kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10 thì thời gian trồng trái vụ từ tháng 12 đến khoảng tháng 3 mới thu hoạch. Mặc dù chi phí đầu tư khá cao(15 triệuđồng/ha) so với 6-8 triệu trồng chính vụ và gặp một số khó khăn về nước tưới nhưng giá bán khoai trái vụ cũng cao hơn:6000-7000 (so với 2700-3200 đồng/kg chính vụ). Điểm quan trọng khi trồng khoai trái vụ là cần làm đất tơi xốp, đất sạch và cần 1 lượng nước tưới khoảng 3000 m3/ha.

Theo các cán bộ huyện Dak Rlấp, huyện đã triển khai trồng 80 ha khoai trái vụ và đang nghiên cứu mở rộng sang các địa bàn khác nếu điều kiện phù hợp. Hiện tổng diện tích trồng khoai lang 2 vụ trên toàn huyện là 822.5 ha, năng suất bình quân 18.5 tấn/ha, chưa kể diện tích khoai trái vụ khoảng 120 ha. Từ nguồn trồng khoai lang, mỗi năm người dân trên địa bàn huyện(chủ yếu ở Đak buk so) thu lợi gần 4 tỷ đồng.

Từ sau khi hợp tác xã và trang trại giống của huyện được thành lập, người dân các tỉnh lân cận vùng đất đỏ bazan về đăng ký và nhờ chuyển giao công nghệ trồng khoai. Các công ty, thương lái cũng tìm đến đây để đặt hàng. Không chỉ nổi tiếng trong nước, khoai lang ở Đak buk so còn được xuất khẩu(dạng thành phẩm hoặc đông lạnh) đi nhiều nước trên thế giới như Singapo, Nhật Bản và một số nước Châu Âu.

(Nguồn: www.rauhoaquavietnam.vn)

NỘI DUNG KHÁC

Đắk Nông: trồng cacao cho thu nhập trên 60 triệu/ha

27-8-2008

Đến nay hiện trong tỉnh trồng được khoảng hơn 400ha ca cao, tập trung chủ yếu ở các huyện Đăk Mil, Đăk Song, Krông Nô, và thị xã Gia Nghĩa. Phần lớn cây ca cao được trồng dưới tán cà phê kinh doanh, vườn điều và ít nhiều trồng xen với các loại cây công nghiệp khác. Những năm trước đây trồng chủ yếu bằng cây thực sinh nhưng hiện nay người dân đã phần nào hiểu được tầm quan trọng và các yếu tố kỹ thuật nên đều chọn trồng bằng giống cây ghép. Nhiều diện tích đã sau 3 năm trồng đã cho thu hoạch và cho thu lợi đáng kể từ cây trồng này.

Đắk Nông: Người trồng cà phê vẫn còn chạy theo thị trường

15-9-2008

Chỉ trong mùa mưa năm nay toàn tỉnh Đắk Nông đã trồng mới hơn 850 ha cà phê, khi thấy giá cà phê tăng. Điều này chứng tỏ người trồng cà phê vẫn coi thường quy hoạch

Lào Cai: Xã hội hoá nghề rừng, từng bước thúc đẩy lâm nghiệp phát triển bền vững

31-8-2008

Trong những năm qua, công tác xã hội hoá nghề rừng đã góp phần đẩy mạnh kinh tế lâm nghiệp ở Lào Cai tăng trưởng giá trị từ 10 đến 12%/năm; thu nhập từ rừng đạt từ 4 đến 5 triệu đồng/ha/năm; giá trị kinh tế lâm nghiệp đạt khoảng 300 đến 315,5 tỷ đồng/năm (bao gồm cả chế biến lâm sản), chiếm tỷ trọng 21,5% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương, góp phần tích cực xoá đói giảm nghèo.

Lào Cai: Tiến tới tự cung tự cấp lúa giống

4-9-2008

Hàng năm, tổng diện tích gieo cấy của cả tỉnh lên tới 28.000 ha lúa nhưng Lào Cai vẫn phải nhập tới 80% lúa giống từ các tỉnh lân cận và Trung Quốc. Thị trường lúa giống ở Lào Cai không chỉ là một tiềm năng lớn mà còn là một thách thức lớn đối với những nhà khoa học của tỉnh trong lĩnh vực này.

Đổi mới công tác khuyến nông ở Lào Cai

2-8-2008

Trong những năm qua, công tác khuyến nông ở tỉnh Lào Cai đã không ngừng đổi mới và phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân.

Đăk Song (Đăk Nông): Rừng bị tàn phá

26-2-2009

Nhiều cây gỗ quý, nhiều cánh rừng bị lâm tặc triệt hạ, song các đơn vị quản lý bảo vệ rừng dường như làm ngơ?

Điện Biên: Triển vọng trồng ngô nếp lai MX4 trên đất 2 lúa

20-2-2009

Từ nhu cầu sử dụng ngô nếp ngày càng lớn trên thị trường và thu nhập từ trồng ngô hiện nay khá cao; hơn nữa, tiềm năng đất đai để trồng cây vụ đông trên đất 2 lúa tại địa bàn huyện còn nhiều. Vụ đông năm 2008-2009, Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Điện Biên triển khai dự án "Xây dựng mô hình ứng dụng KHKT sản xuất ngô nếp lai MX4 tăng vụ trên đất 2 lúa" tại bản Cang Ná, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên.

Điện Biên: Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn bảo đảm sự phát triển bền vững

17-10-2008

Tỉnh Điện Biên có hơn 83% dân số sống ở khu vực nông thôn, nên sản xuất nông, lâm nghiệp (bao gồm cả thuỷ sản) luôn được coi là ngành sản xuất chính, có vai trò hết sức quan trọng trong việc ổn định xã hội, đồng thời có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Tiềm năng, lợi thế và cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện Biên

14-10-2008

“Đất Điện Biên rất rộng, người Điện Biên thân thiện, mến khách và đặc biệt nhiều tiềm năng, lợi thế của tỉnh chưa được đầu tư, khai thác... Tỉnh Điện Biên mong muốn sau Diễn đàn này sẽ có nhiều nhà đầu tư đến... để chúng tôi được đón tiếp quý vị với tư cách là các Chủ dự án trên địa bàn tỉnh”. Với tinh thần ấy, trong số chuyên đề này Báo Điện Biên Phủ xin đăng bài tham luận của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Viết Bính - tại Diễn đàn Xúc tiến đầu tư vào các tỉnh Tây Bắc năm 2008.

Điện Biên: Ban hành chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư

18-12-2008

Nhằm đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, ngày 12/12, Sở Kế hoạch và Đầu tư Điện Biên đã ban hành chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh.

Định hướng phát triển của Điện Biên đến năm 2020

21-11-2008

Phát huy mọi nguồn lực, khai thác các tiềm năng, lợi thế đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu giai đoạn 2011 – 2020, Điện Biên tiến tới trở thành một tỉnh miền núi biên giới vững mạnh, an ninh chính trị ổn định, kinh tế phát triển, xã hội văn minh...

Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện Biên

12-12-2008

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29/11/2005, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và các quy định pháp luật khác có liên quan. Thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư được áp dụng theo Luật Đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện Biên trên các lĩnh vực. Đó là các dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường thực hiện trên địa bàn tỉnh Điện Biên được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (trừ các lĩnh vực cấm đầu tư quy dịnh tại Điều 30 của Luật Đầu tư và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP).