HỘI THẢO

Khẩn trương xây dựng cơ chế, chính sách phát triển cây cao su tại các tỉnh Tây Bắc

Ngày đăng: 23 | 12 | 2008

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát kiểm tra tình hình phát triển cây cao su ở tỉnh Điện Biên

Ngày 12/10 tại Lai Châu đã diễn ra Hội nghị chuyên đề Phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc. Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc, chỉ rõ những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm mà các tỉnh vùng Tây Bắc cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. Đó là: Phát triển nhanh việc trồng cây công nghiệp chuyên canh tập trung, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Chú trọng cây chè, cao su, cà phê, dâu tằm, mía, cây ăn quả, dược liệu...

Đối với cây cao su, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, UBND các tỉnh cần khẩn trương rà soát, điều chỉnh, xác định quy hoạch phát triển cây cao su một cách khoa học. Trên cơ sở đó, liên kết chặt chẽ với Tập đoàn CNCS VN và các doanh nghiệp có điều kiện, xây dựng mô hình tổ chức phù hợp để triển khai thực hiện một cách bền vững. Phó Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT cùng Tập đoàn CNCS VN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan khẩn trương xây dựng cơ chế, chính sách phát triển cây cao su tại các tỉnh vùng Tây Bắc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

* Vừa qua, trong chuyến đi thực tế ở các tỉnh Tây Bắc, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát và Đoàn công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên về tình hình nông nghiệp-nông thôn, đặc biệt chú trọng đến tình hình đầu tư và phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh. Theo báo cáo của Công ty CPCS Điện Biên, tính đến ngày 30/9/2008, công ty đã trồng mới được 1.000 ha cao su theo kế hoạch được giao. Sau khi kiểm tra tiến độ thực hiện năm 2008 và nghe kế hoạch năm 2009, Bộ trưởng yêu cầu lãnh đạo tỉnh tập trung vào những vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp cho phát triển cây cao su theo khuyến nghị của Hội đồng khoa học Bộ NN&PTNT. Về chủ trương hỗ trợ chương trình phát triển cây cao su, Bộ tích cực đề xuất với Chính phủ ban hành chính sách để hỗ trợ chương trình phát triển nông nghiệp, trong đó trọng tâm là chính sách phát triển cây cao su.

(Tạp chí Cao su)

NỘI DUNG KHÁC

Khi người nghèo được tiếp cận vốn vay ưu đãi

30-12-2008

Báo cáo mới nhất của UBND tỉnh, năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 30,54% (giảm 3,16% so với năm 2007). Số hộ thoát nghèo thời gian qua tập trung tại các xã, bản vùng cao, vùng xa. Có được kết quả đó, một mặt nhờ bà con được tiếp cận vốn vay đãi của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách - Xã hội tỉnh.

Điện Biên: làm giàu từ trồng cà phê

2-1-2009

Chị Nguyễn Thị Ngọc, quê ở Ninh Bình, năm 1996 lên làm ăn tại khối 4, thị trấn Mường Ảng, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Gia đình chị nhận 3 ha đất của Công ty Cây công nghiệp trồng cà phê. Mạnh dạn đầu tư vốn 100 triệu đồng mua cây giống, phân bón, xây dựng hệ thống tưới nước, công đào hố trồng 3 ha cà phê. Trong thời gian cây cà phê còn thấp chưa cho thu hoạch, chị Ngọc trồng đậu tương, lạc xen canh để cải tạo đất tăng thu nhập, lấy ngắn nuôi dài.

Kế hoạch hoạt động năm 2009 và những khó khăn, tồn tại, đề xuất của Hợp phần tỉnh Đăk Lăk

24-12-2008

Ngày 29/7/2008 Ban quản lý Chương trình tỉnh đã có Tờ trình số 24/BQLCTNNNT kính gửi UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1952/QĐ-UBND ngày 05/8/2008 phê duyệt kế hoạch hoạt động và vốn năm 2009. Đại sứ quán Đan Mạch Hà Nội cũng đã có Công hàm số 104.Vie.805-200 ngày 20/8/2008 chập thuận phê duyệt kế hoạch vốn và hoạt động cho Ban quản lý Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp và phát triển (hợp phần tỉnh Đăk Lăk) năm 2009, theo đó vốn cấp cho các hoạt động năm 2009 là 25.978.864.000 đồng.

Hợp phần tỉnh Đăk Lăk phối hợp với hợp phần Trung ương.

24-12-2008

Trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Ban quản lý Chương trình tỉnh đã tổ chức chuyến thăm và làm việc của Giáo sư, tiến sỹ Sven Sommer, Trường Đại học Syddansk, Trưởng nhóm hợp tác Việt Nam - Đan Mạch tại Đăk Lăk từ ngày 29/9 đến ngày 01/10/2008.

Công tác đào tạo, tuyên truyền của Chương trình ARD SPS Hợp phần tỉnh Đăk Lăk.

24-12-2008

Ban Quản lý Chương trình đã chủ động tổ chực Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm bước đầu và thảo luận phương thức chia sẻ thông tin giữa các tỉnh và hợp phần Trung ương tại thành phố Buôn Ma Thuột với sự tham gia của các hợp phần 5 tỉnh và hợp phần Trung ương vào tháng 10 năm 2008.

Công tác mua sắm của Chương trình ARD SPS Hợp phần tỉnh Đăk Lăk.

24-12-2008

Căn cứ văn kiện Chương trình và hạng mục ngân sách đã được phê duyệt, căn cứ Thông tư 63/TT-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước bằng vốn Nhà nước, ngày 31/10/2008 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2904/QĐ-UBND phê duyệt giá trị dự toán mua sắm trang thiết bị văn phòng, xe ô tô, xe gắn máy cho Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn với tổng kinh phí là 4.169.960.800 đồng.

Công tác kế hoạch, tài chính của Chương trình ARD SPS Hợp phần tỉnh Đăk Lăk.

24-12-2008

Năm 2008 là năm đầu tiên triển khai Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn vì vậy kế hoạch hoạt động năm 2008 của Chương tình cơ bản được xây dựng dựa trên văn kiện Chương trình đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 28/11/2007 bao gồm 4 hợp phần:

Công tác tổ chức của Chương trình ARD SPS Hợp phần tỉnh Đăk Lăk

24-12-2008

Căn cứ Thông tu 03/TT-BKH ngày 12/3/2007 của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, dự án ODA và văn kiện chương trình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo chương trình cấp tỉnh gồm 14 thành viên do một đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban (Quyết định số 3411/QĐ-UBND ngày 21/12/2007; thành lập Ban quản lý Chương trình tỉnh 10 thành viên do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Trưởng ban (Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 08/01/2008). Trưởng ban quản lý Chương trình tỉnh cũng đã ban hành Thông báo số 03/TB-BQLCT ngày 12/8/2008 về việc phân công nhiệm vụ cán bộ của Ban quản lý Chương trình tỉnh.

Một số tồn tại, vướng mắc của chương trình và Đề xuất, kiến nghị cho năm 2009

24-12-2008

Đề nghị UBND tỉnh, Đại sứ quán Đan Mạch có ý kiến với Bộ Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn các chế độ chính sách đồng nhất giữa các tỉnh để thuận lợi cho công tác thực hiện chương trình và thanh, quyết toán, kiểm toán.

Xây dựng chương trình và ưu tiên nghiên cứu 2009 cho Quỹ nghiên cứu - Tiểu hợp phần 1 - Hợp phần Trung ương - Dự án ARD SPS

24-12-2008

Để góp phần khắc phục tình trạng nghiên cứu kinh tế chính sách phát triển kinh tế miền núi và đời sống của người dân còn hạn chế, tản mạn và ngắn hạn ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng chính sách, Dự án "Hỗ trợ chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007-2012" do Đan Mạch tài trợ và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) thực hiện đã lập một chương trình nghiên cứu về kinh tế chính sách NNNT vùng cao.

Người dân nông thôn miền núi trong bối cảnh biến động kinh tế vĩ mô 2008

24-12-2008

Hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã và đang tác động mạnh mẽ đến tình hình sản xuất và thị trường nông sản Việt Nam: những tháng đầu năm giá lương thực tăng nhanh đột biến, nhưng đến nay giá lương thực và các nông sản chính đều biến động theo chiều hướng gây bất lợi cho người sản xuất. Người nghèo, đặc biệt là người dân miền núi, tiếp tục đối mặt với các cú sốc và rủi ro.

Một số kết quả đầu ra đợt 1 đạt được năm 2008 của Hợp phần tỉnh Lai Châu

24-12-2008

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện đợt 1 năm 2008 là 4.660.365.000 đồng.