HỘI THẢO

Khi người nghèo được tiếp cận vốn vay ưu đãi

Ngày đăng: 30 | 12 | 2008

Báo cáo mới nhất của UBND tỉnh, năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 30,54% (giảm 3,16% so với năm 2007). Số hộ thoát nghèo thời gian qua tập trung tại các xã, bản vùng cao, vùng xa. Có được kết quả đó, một mặt nhờ bà con được tiếp cận vốn vay đãi của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách - Xã hội tỉnh.

Phải khẳng định rằng, đại bộ phận nông dân tỉnh ta chăm chỉ lao động, sản xuất. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, phần lớn địa hình đồi núi chia cắt; các xã vùng ngoài, vùng cao đất thường bạc màu sau mỗi mùa mưa, KHKT chậm đến với bà con… nên hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp chưa cao, số gia đình thiếu đói vào những tháng giáp hạt vẫn còn nhiều. Chia sẻ khó khăn, vất vả với bà con, những năm gần đây, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách - Xã hội (CSXH) tỉnh và các phòng giao dịch cấp huyện, thị xã, thành phố phối hợp với 4 tổ chức chính trị xã hội ký ủy thác cho 87.501 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay 790 tỷ đồng (tăng 5,5 lần so với năm 2002) đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, mở mang ngành nghề dịch vụ…

Để nguồn vốn tín dụng đến đối tượng vay thuận lợi, nhanh chóng, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh mở 88 điểm giao dịch tại xã. Thời gian tới, Chi nhánh tiếp tục mở thêm các điểm giao dịch tại những xã mới chia tách của huyện Mường Nhé, Mường ảng và Điện Biên Đông. Giao dịch tại xã là cách làm được người dân đồng tình ủng hộ, vì bà con không phải đi xa hàng chục, thậm chí hàng trăm cây số vay tiền, trả lãi suất như trước. Cán bộ ngân hàng xuống giao dịch tại xã, việc hướng dẫn bà con cách lập hồ sơ vay vốn đảm bảo đúng nguyên tắc, hạn chế sai sót, đồng thời theo dõi, giám sát tốt hơn số khách hàng sử dụng vốn vay đảm bảo đúng mục đích.

Là đơn vị hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà chủ yếu mang tính phục vụ. Hàng tháng, cán bộ, công chức Chi nhánh xuống cơ sở tuyên truyền, quán triệt, phổ biến chủ trương của Đảng và Nhà nước về nguồn vốn cho vay cũng như đối tượng được vay. Phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát số hộ nghèo, những đối tượng như thế nào cần ưu tiên cho vay trước; hộ kinh tế đỡ hơn sẽ giải quyết cho vay vào các đợt sau. Chi nhánh phối hợp với ngành Nông nghiệp - PTNT mở nhiều lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... cho cán bộ tín dụng, để khi anh em xuống cơ sở giải ngân, thu lãi suất sẽ kết hợp tư vấn, hướng dẫn bà con cách trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đạt hiệu quả.

Sống ở vùng cao, vùng xa, nhiều người dân chưa một lần nhìn thấy tiền triệu, thế mà nay Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh giải quyết cho vay 5 - 10 triệu đồng/hộ, có những gia đình vay 30 triệu đồng, bà con vui mừng lắm. Theo tư vấn của cán bộ ngân hàng, bà con mua gia súc, gia cầm nuôi. Làm chuồng trại nuôi cẩn thận, mùa rét không thả rông, dự trữ đủ thức ăn khô, cho thêm thức ăn tinh giàu chất dinh dưỡng, tiêm phòng dịch bệnh theo định kỳ. Đàn gia không ngừng sinh sôi, bà con bán đi một vài con lấy tiền trả vốn vay ngân hàng.

Trong số 4 tổ chức đoàn thể được phép ký ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh theo Nghị định 78/CP của Chính phủ, Hội Nông dân có số vốn vay nhiều nhất, với 498 tỷ đồng, giải quyết cho 44.900 lượt hội viên thuộc 1.170 tổ tiết kiệm vay. Hiện nay, 21.970 hội viên nông dân dư nợ vốn ngân hàng. BCH Hội Nông dân tỉnh vận động hội viên tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất, đẩy mạnh phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau vượt khó xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Nông dân các xã phía bắc huyện Tủa Chùa: Sính Phình, Tả Phìn, Trung Thu, Tả Sìn Thàng... tiểu vùng khí hậu lạnh, bà con chăn nuôi bò, dê; các xã phía nam: Mường Báng, Tủa Thàng Xá Nhè... khí hậu ấm áp, thuận lợi chăn nuôi trâu. Huyện Tuần Giáo quy hoạch vùng trồng đậu tương tại Pú Nhung, Phình Sáng, Ta Ma; chuyên canh cây lúa tại “Ba Quài”; khí hậu, thổ nhưỡng huyện Mường ảng phù hợp trồng cây công nghiệp dài ngày: cà phê, soong mây… Với cách làm đó, từ 2003 - 2008, đã có 10.600 hội viên nông dân thoát đói nghèo.

Bao giờ cũng vậy, những tháng cuối năm, cán bộ Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh về cơ sở tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu vay vốn của bà con để tổng hợp báo cáo đề nghị Ngân hàng CSXH Trung ương cấp vốn cho năm tiếp theo đầy đủ, kịp thời. 5 năm qua, số vốn Ngân hàng CSXH Trung ương cấp cho tỉnh ta tăng 25 - 30%/năm, nhờ đó đã cơ bản đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng. Đầu năm 2008, thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài làm hàng nghìn con gia súc chết, đã ít nhiều ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhất là đối với hộ nghèo, hộ còn dự nợ ngân hàng. Trước thực trạng đó, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh tham mưu cấp trên xin được khoanh vùng, gia hạn vốn vay, chậm thu lãi suất đối với những hộ nghèo có trâu, bò chết rét; đồng thời có kế hoạch cho vay vốn bổ sung để tái sản xuất, chăn nuôi.

Mục tiêu Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đặt ra trong thời gian tới là: tiếp tục ưu tiên vốn vay cho khách hàng ở vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn và các đối tượng là hộ nghèo dân tộc thiểu số. Chi nhánh thực hiện đơn giản hóa quy trình, thủ tục cho vay các chương trình tín dụng, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Chi nhánh đôn đốc các hộ vay trả nợ gốc và lãi suất đúng ký hạn; tăng cường việc quản lý, sử dụng vốn vay của hộ nghèo và đối tượng chính sách, đảm bảo phát huy hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro trong tín dụng.

(Báo Điện Biên Phủ)

NỘI DUNG KHÁC

Điện Biên: làm giàu từ trồng cà phê

2-1-2009

Chị Nguyễn Thị Ngọc, quê ở Ninh Bình, năm 1996 lên làm ăn tại khối 4, thị trấn Mường Ảng, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Gia đình chị nhận 3 ha đất của Công ty Cây công nghiệp trồng cà phê. Mạnh dạn đầu tư vốn 100 triệu đồng mua cây giống, phân bón, xây dựng hệ thống tưới nước, công đào hố trồng 3 ha cà phê. Trong thời gian cây cà phê còn thấp chưa cho thu hoạch, chị Ngọc trồng đậu tương, lạc xen canh để cải tạo đất tăng thu nhập, lấy ngắn nuôi dài.

Kế hoạch hoạt động năm 2009 và những khó khăn, tồn tại, đề xuất của Hợp phần tỉnh Đăk Lăk

24-12-2008

Ngày 29/7/2008 Ban quản lý Chương trình tỉnh đã có Tờ trình số 24/BQLCTNNNT kính gửi UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1952/QĐ-UBND ngày 05/8/2008 phê duyệt kế hoạch hoạt động và vốn năm 2009. Đại sứ quán Đan Mạch Hà Nội cũng đã có Công hàm số 104.Vie.805-200 ngày 20/8/2008 chập thuận phê duyệt kế hoạch vốn và hoạt động cho Ban quản lý Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp và phát triển (hợp phần tỉnh Đăk Lăk) năm 2009, theo đó vốn cấp cho các hoạt động năm 2009 là 25.978.864.000 đồng.

Hợp phần tỉnh Đăk Lăk phối hợp với hợp phần Trung ương.

24-12-2008

Trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Ban quản lý Chương trình tỉnh đã tổ chức chuyến thăm và làm việc của Giáo sư, tiến sỹ Sven Sommer, Trường Đại học Syddansk, Trưởng nhóm hợp tác Việt Nam - Đan Mạch tại Đăk Lăk từ ngày 29/9 đến ngày 01/10/2008.

Công tác đào tạo, tuyên truyền của Chương trình ARD SPS Hợp phần tỉnh Đăk Lăk.

24-12-2008

Ban Quản lý Chương trình đã chủ động tổ chực Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm bước đầu và thảo luận phương thức chia sẻ thông tin giữa các tỉnh và hợp phần Trung ương tại thành phố Buôn Ma Thuột với sự tham gia của các hợp phần 5 tỉnh và hợp phần Trung ương vào tháng 10 năm 2008.

Công tác mua sắm của Chương trình ARD SPS Hợp phần tỉnh Đăk Lăk.

24-12-2008

Căn cứ văn kiện Chương trình và hạng mục ngân sách đã được phê duyệt, căn cứ Thông tư 63/TT-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước bằng vốn Nhà nước, ngày 31/10/2008 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2904/QĐ-UBND phê duyệt giá trị dự toán mua sắm trang thiết bị văn phòng, xe ô tô, xe gắn máy cho Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn với tổng kinh phí là 4.169.960.800 đồng.

Công tác kế hoạch, tài chính của Chương trình ARD SPS Hợp phần tỉnh Đăk Lăk.

24-12-2008

Năm 2008 là năm đầu tiên triển khai Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn vì vậy kế hoạch hoạt động năm 2008 của Chương tình cơ bản được xây dựng dựa trên văn kiện Chương trình đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 28/11/2007 bao gồm 4 hợp phần:

Công tác tổ chức của Chương trình ARD SPS Hợp phần tỉnh Đăk Lăk

24-12-2008

Căn cứ Thông tu 03/TT-BKH ngày 12/3/2007 của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, dự án ODA và văn kiện chương trình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo chương trình cấp tỉnh gồm 14 thành viên do một đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban (Quyết định số 3411/QĐ-UBND ngày 21/12/2007; thành lập Ban quản lý Chương trình tỉnh 10 thành viên do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Trưởng ban (Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 08/01/2008). Trưởng ban quản lý Chương trình tỉnh cũng đã ban hành Thông báo số 03/TB-BQLCT ngày 12/8/2008 về việc phân công nhiệm vụ cán bộ của Ban quản lý Chương trình tỉnh.

Một số tồn tại, vướng mắc của chương trình và Đề xuất, kiến nghị cho năm 2009

24-12-2008

Đề nghị UBND tỉnh, Đại sứ quán Đan Mạch có ý kiến với Bộ Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn các chế độ chính sách đồng nhất giữa các tỉnh để thuận lợi cho công tác thực hiện chương trình và thanh, quyết toán, kiểm toán.

Xây dựng chương trình và ưu tiên nghiên cứu 2009 cho Quỹ nghiên cứu - Tiểu hợp phần 1 - Hợp phần Trung ương - Dự án ARD SPS

24-12-2008

Để góp phần khắc phục tình trạng nghiên cứu kinh tế chính sách phát triển kinh tế miền núi và đời sống của người dân còn hạn chế, tản mạn và ngắn hạn ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng chính sách, Dự án "Hỗ trợ chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007-2012" do Đan Mạch tài trợ và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) thực hiện đã lập một chương trình nghiên cứu về kinh tế chính sách NNNT vùng cao.

Người dân nông thôn miền núi trong bối cảnh biến động kinh tế vĩ mô 2008

24-12-2008

Hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã và đang tác động mạnh mẽ đến tình hình sản xuất và thị trường nông sản Việt Nam: những tháng đầu năm giá lương thực tăng nhanh đột biến, nhưng đến nay giá lương thực và các nông sản chính đều biến động theo chiều hướng gây bất lợi cho người sản xuất. Người nghèo, đặc biệt là người dân miền núi, tiếp tục đối mặt với các cú sốc và rủi ro.

Một số kết quả đầu ra đợt 1 đạt được năm 2008 của Hợp phần tỉnh Lai Châu

24-12-2008

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện đợt 1 năm 2008 là 4.660.365.000 đồng.

Kế hoạch hoạt động năm 2008 của hợp phần tỉnh Lai Châu

24-12-2008

Tuy chỉ giới hạn ở một số các hoạt động mới được bắt đầu bởi BQL đang chờ hướng dẫn tài chính để thực hiện. Các hoạt động sau đã được lên kế hoạch và sẽ được thực hiện ngay sau khi có hướng dẫn tài chính và nguồn vốn được chuyển đến