TIN TỨC-SỰ KIỆN

Vận hành toàn cầu hóa

Ngày đăng: 09 | 02 | 2009

Trong tác phẩm này Joseph E. Stiglitz, tác giả đoạt giải Nobel năm 2001 đã khảo sát những thay đổi đã và đang diễn ra tại các quốc gia trong toàn cầu hóa trong vài năm gần đây, đề xuất các giải pháp và hướng về tương lai.

- Tác giả: Joseph E. Stiglitz

- Khổ sách: 14.5x20.5cm

- Số trang: 504

- Giá bán : 92.000 VND

- Năm xuất bản: 10/2008

Trong tác phẩm này Stiglitz khảo sát những thay đổi đã và đang diễn ra tại các quốc gia trong toàn cầu hóa trong vài năm gần đây, đề xuất các giải pháp và hướng về tương lai. Ông cũng đề ra những hướng cơ bản và mới mẻ để đối phó với nạn nợ nần của các nước đang phát triển và đưa ra những khuyến cáo một hệ thống dự trữ toàn cầu nhằm khắc phục tình trạng bất ổn tài chính quốc tế.

Trong cuốn sách này, Stiglitz còn đưa ra những đề xuất để giải quyết những tình huống khó khăn có liên quan đến sự nóng lên của Trái Đất, một vấn đề vốn là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với môi trương thế giới.

Và vì thế Vận hành toàn cầu hóa được coi là “Một công trình mới mẻ và táo bạo của một trong những nhà quan sát cẩn trọng nhất, một trong những nhà phê bình cứng rắn nhất về toàn cầu hóa”.

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời cảm tạ

Chương I. Có thể có một thế giới khác

Chương II. Những lời hứa hẹn phát triển

Chương III. Tạo lập một nền thương mại công bằng

Chương IV. Bằng sáng chế, lợi nhuận, và con người

Chương V. Giải lời nguyền của tài nguyên

Chương VI. Cứu lấy hành tinh

Chương VII. Tập đoàn đa quốc gia

Chương VIII. Gánh nặng nợ nần

Chương IX. Cải tổ hệ thống dự trữ toàn cầu

Chương X. Dân chủ hoá toàn cầu hoá

Joseph E. Stiglitz là một nhà kinh tế học lỗi lạc của thế giới - người đã từng nhận giải Nobel kinh tế năm 2001. Ông cũng từng là Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới và Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của tổng thống Bill Clinton. Hiện ông là giáo sư kinh tế học của Đại học Columbia.

Tác giả là nhà khoa học người Mỹ nhưng lại chọn cho mình một góc nhìn về toàn cầu hoá từ các nước đang phát triển. Do đó, tác phẩm đã phần nào giúp chúng ta nhìn nhận về thế giới và toàn cầu hoá một cách khoa học và khách quan. Tính khoa học và tính khách quan cũng là điểm nổi bật của tác phẩm này so với các tác phẩm khác về đề tài toàn cầu hoá và những thể chế kinh tế toàn cầu…

Bên cạnh tác phẩm "Vận hành toàn cầu hóa", ông còn là tác giả của "Toàn cầu hóa và những mặt trái" (Globalization and its discotents) xuất bản năm 2002.

nxbtre.com

NỘI DUNG KHÁC

Làm thế nào để "kéo" FDI vào nông nghiệp?

5-2-2009

Trong nỗ lực phát triển nông nghiệp, nông thôn, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được đánh giá là giải pháp tích cực, lâu dài. Thế nhưng lượng vốn FDI vào lĩnh vực này vẫn ở mức khiêm tốn. Vậy làm thế nào để “kéo” FDI vào nông nghiệp?

Hai đột phá lớn trong tam nông

4-2-2009

“Hai đột phá lớn trong Nghị quyết 26 của Đảng là thay đổi cách đánh giá, suy nghĩ và cách làm đối với vấn đề nông nghiệp-nông thôn-nông dân”, Tiến sỹ Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn nhận định khi trả lời báo Tiền Phong.

Nông nghiệp Nga bên bờ vực khủng hoảng

3-2-2009

Sản suất nông nghiệp không đáp ứng đủ 50% tiêu dùng trong nước. Kỹ thuật lạc hậu, máy móc thiếu thốn, đất nông nghiệp bị bỏ hoảng. Nước Nga đang chứng kiến một diện mạo mới của cái đói.

Hội nghị cán bộ công chức và người lao động 2008

21-1-2009

Sáng ngày 21/01/2009 Viện Chính sách & Chiến lược PTNNNT tổ chức hội nghị cán bộ công chức và người lao động 2008. Hội nghị là dịp tổng kết những thành tựu đạt được trong năm qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho năm tới - xuân Kỷ Sửu 2009.

Một số hình ảnh về Chiêm Hoá, Tuyên Quang

20-1-2009

Chiêm Hoá là huyện miền núi, cách trung tâm Thị xã Tuyên Quang khoảng 67 km về phía bắc, có tổng diện tích đất tự nhiên là 145.960 ha với trên 13,8 vạn dân, phân bổ trên 29 xã, thị trấn và 396 thôn bản, tổ nhân dân trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80%.

Kiến trúc nông thôn: Đâu rồi vai trò của quy hoạch ?

20-1-2009

Bức tranh nông thôn Việt Nam sẽ ra sao trong tương lai, không gian truyền thống của nông thôn Việt Nam sẽ đi về đâu khi các vùng nông thôn hiện nay, những ngôi nhà mái ngói, những sân gạch, tường hoa, cổng ngõ... theo lối kiến trúc truyền thống đang dần vắng đi, thay vào đó là những ngôi nhà đủ kiểu được xây dựng một cách tự phát ?

Số phận của nông nghiệp có phải là "đáng chết"?

19-1-2009

Năm 2008, nếu nông nghiệp mất mùa, thì dẫu chúng ta có thực hiện nhóm 8 giải pháp của Chính phủ tốt đến bao nhiêu, chỉ số giá cả cũng không thể giảm như thế được. Nông dân đã cứu đất nước 1 lần nữa, nhưng bản thân nông dân thì "bị thương nặng".

Gặp gỡ cán bộ hưu trí nhân dịp tết Kỷ Sửu

16-1-2009

Giữ vững đạo lý uống nước nhớ nguồn, sáng ngày 16/01/2009, Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển NNNT tổ chức gặp mặt cán bộ hưu trí nhân dịp tết Kỷ Sửu.

Không để người dân phải đổ sữa

14-1-2009

Đây là khẳng định của lãnh đạo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại cuộc họp bàn giải pháp thu mua sữa tươi còn tồn đọng trong các hộ chăn nuôi

Củng cố lại “liên kết 4 nhà”

12-1-2009

Thắt chặt quan hệ tương hỗ giữa Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông là một giải pháp quan trọng giúp nông dân đồng bằng sông Cửu Long thoát nghèo, vươn lên. Đó là đề xuất của TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL

Điểm lại - Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam

7-1-2009

Kết thúc một năm cũ và bắt đầu một năm mới là thời gian để “Điểm lại”. Báo cáo do nhóm soạn thảo của Ngân hàng Thế giới đã “Điểm lại” những câu chuyện nổi bật của Kinh tế Việt Nam trong năm 2008.

Mục tiêu của ngành nông nghiệp năm 2009: Xuất khẩu 4 triệu tấn lương thực

7-1-2009

Có thể nói, 2008 là năm “sóng gió” của ngành nông nghiệp Việt Nam. Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản giảm; tiêu thụ gạo, cá tra, ba sa... khó khăn; nông dân bị bủa vây bởi chi phí đầu vào cao... Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2009, ngành tiếp tục phải đối mặt với nhiều rủi ro.