TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông thôn Trung Quốc đang tiến hành cuộc cải cách mới

Ngày đăng: 04 | 08 | 2008

Trung Quốc đang tiến hành cuộc điều chỉnh đất đai quy mô, không những đã trở thành biện pháp chính để tăng thêm diện tích đất canh tác, mà còn thông qua tập hợp những mảnh đất phân tán hình thành đất canh tác tiêu chuẩn hóa quy mô, thay đổi phương thức sản xuất truyền thống nông nghiệp, cũng thay đổi cuộc sống của bà con nông dân.

Trung Quốc đang tiến hành cuộc điều chỉnh đất đai quy mô, không những đã trở thành biện pháp chính để tăng thêm diện tích đất canh tác, mà còn thông qua tập hợp những mảnh đất phân tán hình thành đất canh tác tiêu chuẩn hóa quy mô, thay đổi phương thức sản xuất truyền thống nông nghiệp, cũng thay đổi cuộc sống của bà con nông dân.

"Trong tổng diện tích đất canh tác của thành phố Thành Đô, do có nhiều ruộng đất manh mún và không có quy hoạch, bờ ruộng và đường đi chiếm nhiều đất canh tác, không thích hợp yêu cầu kinh doanh quy mô của nông nghiệp hiện đại, hạn chế sự phát triển hơn nữa của nông nghiệp." Phó Chủ tịch thành phố Thành Đô Lưu Bộc nói như vậy khi trả lời phỏng vấn Hãng tin Trung Quốc gần đây.

Công ty hữu hạn xuất nhập khẩu nông nghiệp hiện đại Hồng Hòa Côn Sơn Thành Đô là một trong những doanh nghiệp nông nghiệp hiện đại của thị trấn Kim Kiều, huyện Song Lưu, Thành Đô. Chủ tịch Hội đồng quản trị Dương Vĩnh Trung cho biết, công ty này đã kinh doanh hơn 1300 ha đất canh tác tại huyện Song Lưu tiến hành quản lý tập trung, trong đó có hơn 260 ha đất canh tác của thị trấn Kim Kiều, huyện Song Lưu dùng vào trồng những cây kinh tế, giá trị sản lượng của một mẫu đất canh tác lên tới 200 nghìn nhân dân tệ. Thông qua tập trung kinh doanh đất canh tác của nông dân, giá trị sản lượng hàng năm của công ty lên tới 20 triệu USD.

Sở dĩ có được hiểu quả này chủ yếu dựa vào cuộc cải cách về phương thức kinh doanh đất đai trong quá trình điều chỉnh đất đai nông thôn.

Bà Lý Tú Bình là nông dân của thị trấn Kim Kiều, huyện Song Lưu, Thành Đô, đất canh tác của 5 người trong gia đình bà đều đã cho doanh nghiệp thuê, tiền thuê mỗi mẫu đất canh tác mỗi năm tương đương tiền mua 400 kg gạo, con trai và con dâu hàng ngày đi xe buýt làm việc ở ngoài thôn, còn bà thì làm việc tại doanh nghiệp trong thôn, mỗi ngày thu nhập 25 nhân dân tệ.

Qua sự điều chỉnh tổng hợp đất canh tác, hướng dẫn nông dân làm nhà ở tập trung vào trung tâm thôn, tăng thêm diện tích đất canh tác hữu hiệu, cũng đã làm thay đổi phần nào cuộc sống của nông dân, bộ mặt thôn đã thay đổi to lớn.

Theo thống kê, đất để xây dựng nhà nông dân của thành phố Thành Đô vào khoảng 80 nghìn ha, diện tích sử dụng đất bình quân đầu người là 150 mét vuông. Qua điều chỉnh tổng hợp và dồn đất xây dựng nhà ở nông dân tập trung một cách hợp lý, đã tiết kiệm hơn 30 nghìn ha đất canh tác.

Phó Chủ tịch thành phố Thành Đô Lưu Bộc làm một phép tính cho nông dân như sau: sau khi đất canh tác của nông dân cho doanh nghiệp thuê, nông dân nhận được tiền thuê đất, thu nhập của mỗi mẫu đất bằng tiền mua 400 kg gạo; nông dân còn có thể nhận được hoa hồng từ doanh nghiệp qua đất canh tác như vậy, thu nhập còn nhiều hơn so với tự mình làm đồng áng, theo lợi nhuận của mỗi công ty, mỗi mẫu đất còn có thể thu nhập từ 200 đến 400 nhân dân tệ; nông dân không cần làm đồng áng, có thể vào làm việc tại các công ty nông nghiệp, trước kia làm đồng áng không có giá thành lao động, bây giờ nông dân làm việc một ngày thu nhập 30 nhân dân tệ.

Ông Lưu Bộc nói, phải dưới tiền đề tự nguyện và đảm bảo, làm cho nông dân "tách khỏi" nông thôn, "tách khỏi" nông nghiệp, chuyển sang ngành công nghiệp và ngành dịch vụ, trở thành công nhân "nông nghiệp". Trong tình hình kiên trì cơ chế kinh doanh cơ bản đất đai nông thôn không thay đổi, thực hiện chuyển nhượng quyền kinh doanh đất đai một cách thích hợp, thực hiện kinh doanh đất đai quy mô hóa và tập trung hóa là hướng phát triển của nông nghiệp hiện đại, cũng là một quá trình lâu dài.

Nguồn: CRIonline

NỘI DUNG KHÁC

Ngày 1-8, Trung Quốc chính thức thực thi Luật Chống độc quyền

1-8-2008

Luật Chống độc quyền được coi là "Hiến pháp kinh tế" của Trung Quốc ngày 1-8 chính thức thực thi.

Việt Nam sau 1,5 năm gia nhập WTO

4-8-2008

Trong hai ngày 31/7 và 1/8, lần lượt đã có hai cuộc hội thảo trình bày các kết quả ban đầu của một số nghiên cứu đánh giá tác động của việc gia nhập và thực hiện cam kết gia nhập WTO tới Việt Nam. Hội thảo do Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT) tổ chức tập trung vào đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đối với quản lý nhà nước của Bộ NN&PTNT. Trong khi đó, nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tập trung đánh giá những tác động vĩ mô của gia nhập WTO.

Giá gạo xuất khẩu biến động trái chiều: gạo Việt Nam giảm giá - gạo Thái Lan tăng giá

1-8-2008

Một số loại gạo Thái Lan tuần qua giá theo chiều hướng tăng, sau khi chính phủ thực hiện chương trình can thiệp lên giá. Loại 100% B của Thái Lan đã tăng 0.7% trong tuần qua, một phần cũng do đồng bath lên giá so với đồng USD và nhu cầu mua gạo từ Nigêria.

Ông Sáu Dân trong lòng dân

31-7-2008

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt vẫn được đồng chí, bè bạn... gọi bằng cái tên Sáu Dân đầy trìu mến, thân mật. Cuốn sách "Ông Sáu Dân trong lòng dân" tập hợp một số bài viết về ông Sáu Dân – Võ Văn Kiệt, của những người dân ở các cương vị và hoàn cảnh khác nhau. Mỗi bài viết là một nén hương tưởng niệm của tấm lòng thành nhân 49 ngày mất của Ông – "Người được Trí thức nước nhà thương và kính"

Năng lượng sinh học – giải pháp cho an ninh năng lượng?

31-7-2008

AGROINFO – Giá dầu thế giới đang tăng cao và dự trữ dầu trên thế giới ngày càng khan hiếm. Với đặc trưng là một nước nông nghiệp trồng nhiều cây tinh bột và cây công nghiệp có dầu, phát triển nguồn năng lượng sinh học liệu có phải là một lựa chọn có tiềm năng cho Việt Nam? Để có cơ sở tham vấn ý kiến của các cơ quan có liên quan về kết quả nghiên cứu và đánh giá, sáng ngày 25/07/2008, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội thảo “Định hướng chiến lược phát triển nhiên liệu sinh học cho phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”.

Hội thảo khoa học "Các khu vực kinh tế tự do trên thế giới - những gợi ý cho Việt Nam"

2-8-2008

Kỷ niệm 15 năm Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, 35 năm quan hệ Việt - Nhật

Hội thảo tham vấn cho nghiên cứu "Đánh giá tác động của việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với quản lý nhà nước của Bộ"

31-7-2008

Hội thảo trong khuôn khổ hoạt động của Dự án "Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý vĩ mô".

Làm gì để bảo hộ nông dân?

30-7-2008

Nhu cầu được bảo hộ của nông dân trong xu thế đô thị hóa thì nhiều, quan trọng nhất có lẽ là làm thế nào để họ có thể sống tốt trên chính đồng ruộng của mình? Ông Lê Đức Thịnh, phó trưởng bộ môn hệ thống nông nghiệp thuộc Viện Chính sách và phát triển nông nghiệp nông thôn, nói:

Nguồn cung tăng kéo giá thịt lợn giảm dù chi phí sản xuất ngày càng cao

29-7-2008

Do tâm lý lo ngại dịch bệnh nên tuần này các hộ chăn nuôi tiếp tục bán tháo đàn khiến lượng thịt lợn về các chợ đầu mối tiếp tục tăng kéo giá xuống thấp, trong khi Chính phủ lại vừa đột ngột tuyên bố tăng giá thêm 31% khiến người sản xuất chăn nuôi đã khó nay lại càng thêm khó.

Lãnh đạo Viện thăm, tặng quà nhân ngày Thương binh - Liệt sỹ 27-7

28-7-2008

Agroinfo - Chiều ngày 25-7, nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sỹ 27/7, Lãnh đạo Viện, Công đoàn và Đoàn thanh niên đã tới thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh và các gia đình có công với Cách mạng là cán bộ đã và đang công tác ở Viện tại Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.

Thanh niên nông thôn: Cần những thủ lĩnh dẫn đường

25-7-2008

"Câu chuyện thanh niên có thể làm chủ đất nước ngay bây giờ hay không cũng tương tự như vậy mặc dù mọi sự so sánh đều khập khiễng. Chúng ta phải phát huy hơn nữa tính chủ động, độc lập, sáng tạo của thanh niên... Chúng ta vẫn nói “Đâu khó có thanh niên” nhưng ai là người tạo cơ hội đó? Đất nước có người chủ. Giới chức có trách nhiệm đang quản lý cần biết mấy phải đổi mới cách nghĩ, tầm nhìn, phải tin tưởng hơn vào lớp trẻ. Nhưng lớp trẻ cũng phải biết tự tạo ra cơ hội..."

Thương mại gạo thế giới 2008 sẽ giảm

24-7-2008

Báo cáo tháng 7/08 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự đoán, năm 2008, nhập khẩu gạo thế giới sẽ giảm 10% so với năm 2007. Cụ thể, Indonesia giảm 45%, Bangladesh giảm 39,5% và EU giảm 1,5%. Riêng Phillipines, lượng gạo nhập khẩu năm 2008 sẽ tăng 10% so với năm 2007.