TIN TỨC-SỰ KIỆN

Việt Nam sau 1,5 năm gia nhập WTO

Ngày đăng: 04 | 08 | 2008

Trong hai ngày 31/7 và 1/8, lần lượt đã có hai cuộc hội thảo trình bày các kết quả ban đầu của một số nghiên cứu đánh giá tác động của việc gia nhập và thực hiện cam kết gia nhập WTO tới Việt Nam. Hội thảo do Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT) tổ chức tập trung vào đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đối với quản lý nhà nước của Bộ NN&PTNT. Trong khi đó, nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tập trung đánh giá những tác động vĩ mô của gia nhập WTO.

1. Nghiên cứu “Đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đối với quản lý nhà nước của Bộ” được thực hiện trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ thực hiện cải cách hành chính tại Bộ NN&PTNT (do Đại sứ quán Hà Lan và UNDP tài trợ, thời gian thực hiện 2007-2012) tập trung vào ba nội dung chính:

(i) Đánh giá vai trò của Bộ NN&PTNT trong quá trình đàm phán gia nhập WTO và khả năng vai trò trong các cuộc đàm phán tự do hóa thương mại sắp tới, etc.

(ii) Đánh giá về thể chế và tổ chức của Bộ NN&PTNT trong việc thực hiện cam kết gia nhập WTO;

(iii) Đánh giá các khía cạnh pháp lý của việc thực hiện các cam kết gia nhập WTO.

Một số kết luận và đề xuất đáng chú ý rút ra từ nghiên cứu này là:

(i) Chức năng quản lý nhà nước và chức năng cung cấp dịch vụ công trong Bộ NN&PTNT chưa được tách bạch rõ ràng;

(ii) Chức năng quản lý của các cục chuyên ngành chịu trách nhiệm sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, thú y) chưa thống nhất thành một đầu mối để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa từ sản xuất tới thị trường tiêu thụ;

(iii) Đầu tư cho nghiên cứu khoa học và khuyến nông là biện pháp quan trọng để thúc đẩy và phát huy vai trò tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế với nông nghiệp, nông thôn;

(iv) Cần đẩy mạnh công tác thông tin dự báo thị trường, giá cả nông sản thực phẩm;

(v) Thiết lập mạng lưới đại diện nông nghiệp ở nước ngoài tại các sứ quán một số thị trường xuất khẩu nông sản quan trọng của Việt Nam (Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, ASEAN).

v.v…

2. Nghiên cứu của CIEM cung cấp bức tranh tổng quát về kinh tế, xã hội Việt Nam sau 1,5 năm gia nhập WTO trên các khía cạnh: thương mại, đầu tư, ổn định kinh tế vĩ mô, một số vấn đề xã hội và thể chế kinh tế. Báo cáo nghiên cứu tóm tắt cho rằng, mặc dù thời gian gia nhập còn ngắn nhưng có thể nhận định xu hướng tác động nhìn chung là tích cực. Tuy nhiên, một mặt do những biến đổi bất lợi của bối cảnh thế giới (đặc biệt là giá dầu mỏ tăng cao, kinh tế Mỹ bất ổn, etc.) và do những hạn chế bên trong của nền kinh tế chưa được khắc phục kịp thời (nhất là về cơ sở hạ tầng, thể chế, nguồn nhân lực) nên những cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO đem lại chưa được tận dụng tốt, thậm chí là gây tác động trái với mong muốn. Ví dụ điển hình là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng cao trong hai năm trở lại đây có nguồn gốc rất lớn từ sự kì vọng của các nhà đầu tư nước ngoài vào việc Việt Nam gia nhập WTO, nhưng do khả năng hấp thụ trong nước và khả năng điều tiết vốn vào các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế chưa tốt nên đã tạo ra sức ép về cán cân thanh toán cho nền kinh tế , etc.

Nghiên cứu cũng cảnh báo không nên đánh đồng việc gia nhập WTO và tác động của việc thực hiện các cam kết WTO với những biến đổi có phần bất lợi của nền kinh tế Việt Nam hiện nay (như lạm phát cao, tăng trưởng giảm, thâm hụt thương mại tăng, etc.). Chẳng hạn, khi phân tích thâm hụt thương mại của Việt Nam hiện nay, cần làm rõ đó là thâm hụt do những mặt hàng nào và do thị trường nào tạo ra, trên cơ sở đó đối chiếu với các cam kết về các mức thuế quan mà Việt Nam đã cam kết với những mặt hàng và thị trường này khi gia nhập WTO để xác định có đúng là do thực hiện cam kết gia nhập WTO tạo ra hay không, etc.

Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu cũng như các chuyên gia tham dự hội thảo nhìn chung đều thống nhất khi cho rằng việc bóc tách, lượng hóa các tác động của việc thực hiện cam kết gia nhập WTO tới kinh tế và đặc biệt là tới lĩnh vực xã hội là hết sức khó khăn không chỉ do thời gian gia nhập WTO của Việt Nam chưa lâu, mà còn do những hạn chế về số liệu, khung phân tích và khả năng vận dung các phương pháp nghiên cứu hiện đại (như áp dụng các mô hình) tại Việt Nam còn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, tham mưu, tư vấn và phản biện chính sách.

NỘI DUNG KHÁC

Giá gạo xuất khẩu biến động trái chiều: gạo Việt Nam giảm giá - gạo Thái Lan tăng giá

1-8-2008

Một số loại gạo Thái Lan tuần qua giá theo chiều hướng tăng, sau khi chính phủ thực hiện chương trình can thiệp lên giá. Loại 100% B của Thái Lan đã tăng 0.7% trong tuần qua, một phần cũng do đồng bath lên giá so với đồng USD và nhu cầu mua gạo từ Nigêria.

Ông Sáu Dân trong lòng dân

31-7-2008

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt vẫn được đồng chí, bè bạn... gọi bằng cái tên Sáu Dân đầy trìu mến, thân mật. Cuốn sách "Ông Sáu Dân trong lòng dân" tập hợp một số bài viết về ông Sáu Dân – Võ Văn Kiệt, của những người dân ở các cương vị và hoàn cảnh khác nhau. Mỗi bài viết là một nén hương tưởng niệm của tấm lòng thành nhân 49 ngày mất của Ông – "Người được Trí thức nước nhà thương và kính"

Năng lượng sinh học – giải pháp cho an ninh năng lượng?

31-7-2008

AGROINFO – Giá dầu thế giới đang tăng cao và dự trữ dầu trên thế giới ngày càng khan hiếm. Với đặc trưng là một nước nông nghiệp trồng nhiều cây tinh bột và cây công nghiệp có dầu, phát triển nguồn năng lượng sinh học liệu có phải là một lựa chọn có tiềm năng cho Việt Nam? Để có cơ sở tham vấn ý kiến của các cơ quan có liên quan về kết quả nghiên cứu và đánh giá, sáng ngày 25/07/2008, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội thảo “Định hướng chiến lược phát triển nhiên liệu sinh học cho phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”.

Hội thảo khoa học "Các khu vực kinh tế tự do trên thế giới - những gợi ý cho Việt Nam"

2-8-2008

Kỷ niệm 15 năm Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, 35 năm quan hệ Việt - Nhật

Hội thảo tham vấn cho nghiên cứu "Đánh giá tác động của việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với quản lý nhà nước của Bộ"

31-7-2008

Hội thảo trong khuôn khổ hoạt động của Dự án "Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý vĩ mô".

Làm gì để bảo hộ nông dân?

30-7-2008

Nhu cầu được bảo hộ của nông dân trong xu thế đô thị hóa thì nhiều, quan trọng nhất có lẽ là làm thế nào để họ có thể sống tốt trên chính đồng ruộng của mình? Ông Lê Đức Thịnh, phó trưởng bộ môn hệ thống nông nghiệp thuộc Viện Chính sách và phát triển nông nghiệp nông thôn, nói:

Nguồn cung tăng kéo giá thịt lợn giảm dù chi phí sản xuất ngày càng cao

29-7-2008

Do tâm lý lo ngại dịch bệnh nên tuần này các hộ chăn nuôi tiếp tục bán tháo đàn khiến lượng thịt lợn về các chợ đầu mối tiếp tục tăng kéo giá xuống thấp, trong khi Chính phủ lại vừa đột ngột tuyên bố tăng giá thêm 31% khiến người sản xuất chăn nuôi đã khó nay lại càng thêm khó.

Lãnh đạo Viện thăm, tặng quà nhân ngày Thương binh - Liệt sỹ 27-7

28-7-2008

Agroinfo - Chiều ngày 25-7, nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sỹ 27/7, Lãnh đạo Viện, Công đoàn và Đoàn thanh niên đã tới thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh và các gia đình có công với Cách mạng là cán bộ đã và đang công tác ở Viện tại Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.

Thanh niên nông thôn: Cần những thủ lĩnh dẫn đường

25-7-2008

"Câu chuyện thanh niên có thể làm chủ đất nước ngay bây giờ hay không cũng tương tự như vậy mặc dù mọi sự so sánh đều khập khiễng. Chúng ta phải phát huy hơn nữa tính chủ động, độc lập, sáng tạo của thanh niên... Chúng ta vẫn nói “Đâu khó có thanh niên” nhưng ai là người tạo cơ hội đó? Đất nước có người chủ. Giới chức có trách nhiệm đang quản lý cần biết mấy phải đổi mới cách nghĩ, tầm nhìn, phải tin tưởng hơn vào lớp trẻ. Nhưng lớp trẻ cũng phải biết tự tạo ra cơ hội..."

Thương mại gạo thế giới 2008 sẽ giảm

24-7-2008

Báo cáo tháng 7/08 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự đoán, năm 2008, nhập khẩu gạo thế giới sẽ giảm 10% so với năm 2007. Cụ thể, Indonesia giảm 45%, Bangladesh giảm 39,5% và EU giảm 1,5%. Riêng Phillipines, lượng gạo nhập khẩu năm 2008 sẽ tăng 10% so với năm 2007.

Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT.

23-7-2008

Ngày 15/7/2008 Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quyết định số 2133/QĐ-BNN-TCCB về Quy tác ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, quan hệ giữa công chức với doanh nghiệp và công dân.

Giá thịt giảm, giá thức ăn chăn nuôi tăng – câu chuyện không chỉ của Việt Nam

23-7-2008

Tiếp nối xu thế của các tuần trước, tuần này, lượng thịt lợn đầu mối Hóc Môn tiếp tục tăng. Trong tuần ngày 12/7, lượng thịt lợn về chợ này đạt 201 tấn, tăng 4 tấn so với tuần ngày 5/7. Cá biệt trong ngày 14/7, lượng thịt lợn về chợ Hóc Môn đạt kỷ lục, 233 tấn, tăng 32 tấn so với ngày 12/7. Lượng cung thịt tăng làm giá các loại thịt bán buôn tiếp tục giảm.