TIN TỨC-SỰ KIỆN

Năng lượng sinh học – giải pháp cho an ninh năng lượng?

Ngày đăng: 31 | 07 | 2008

AGROINFO – Giá dầu thế giới đang tăng cao và dự trữ dầu trên thế giới ngày càng khan hiếm. Với đặc trưng là một nước nông nghiệp trồng nhiều cây tinh bột và cây công nghiệp có dầu, phát triển nguồn năng lượng sinh học liệu có phải là một lựa chọn có tiềm năng cho Việt Nam? Để có cơ sở tham vấn ý kiến của các cơ quan có liên quan về kết quả nghiên cứu và đánh giá, sáng ngày 25/07/2008, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội thảo “Định hướng chiến lược phát triển nhiên liệu sinh học cho phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”.

Hội thảo có sự tham gia của TS. Mercy Sombilla - đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB (đơn vị tài trợ dự án), TS. Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược NNPTNT và đại diện các Bộ, Ngành, đơn vị nghiên cứu liên quan.

Năng lượng hóa thạch – khoảng cách cung và cầu ngày càng lớn

Nhu cầu năng lượng của thế giới hiện nay đang ở mức 87,5 mb/ngày. Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, năm 2030 con số này sẽ lên tới 116 mb/ngày. Trong khi đó dự trữ năng lượng hóa thạch đang giảm dần. Khoảng cách giữa cung và cầu năng lượng ngày càng lớn.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, lượng xăng dầu thiếu hụt ở Việt Nam năm 2010 là 12,40 triệu tấn và lên tới 44,23 triệu tấn vào năm 2020. Lượng dầu thô của Việt Nam có thể cạn kiệt trong 30 năm tới, trong khi tiêu thụ năng lượng tính theo đầu người của Việt Nam dự kiến tăng gấp 3 lần cho đến năm 2030. Trong tình hình này, một chiến lược về năng lượng thay thế là đặc biệt quan trọng.

Năng lượng sinh học - Năng lượng thay thế?

Trong các nguồn năng lượng thay thế, hiện nay sinh khối là nguồn năng lượng phổ biến ở Việt Nam, còn các nguồn năng lượng có thể tái tạo như năng lượng gió và năng lượng mặt trời mới chỉ được sử dụng hạn chế.

Là một nước nông nghiêp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, Việt Nam trồng nhiều cây tinh bột và cây có dầu có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất năng lượng sinh học như ngô, sắn, mía,...Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến an ninh lương thực và môi trường, việc sản xuất nhiên liệu sinh học cần tránh sử dụng cây lương thực và không xâm phạm đến đất trồng cây lương thực, thay vào đó nên tận dụng các vùng đất trống hoặc kém hiệu quả. Trên cơ sở cân nhắc các yếu tố liên quan đến công nghệ, an ninh lương thực, nghèo đói và môi trường, nhóm nghiên cứu đã đề xuất bốn khả năng cho sản xuất nhiên liệu sinh học của Việt Nam là cây cọc rào (Jatropha), cây chùm ngây, Cao lương (Bo bo) và mỡ cá tra, cá basa.

Nhìn chung, các ý kiến tại hội thảo ủng hộ phát triển cây Jatropha. Mặc dù giống cây này cho năng suất thấp nhưng lại tận dụng được vùng đất cằn cỗi và không ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Ngoài ra, bã cây sau khi xử lý có thể làm thức ăn giàu protein cho gia súc. Trong khi đó, năng lượng sản xuất từ mỡ cá tra, cá basa có thể bị đông đặc khi nhiệt độ thấp và sinh ra khí độc.

Hội thảo cũng đề cập tới một số vấn đề cần quan tâm khi sản xuất năng lượng sinh học tại Việt Nam: trồng luân canh một số loại cây, giao thông, công nghệ và hợp tác với một số nước láng giềng như Lào, Cam-pu-chia trong việc canh tác cây nguyên liệu,...

NỘI DUNG KHÁC

Hội thảo khoa học "Các khu vực kinh tế tự do trên thế giới - những gợi ý cho Việt Nam"

2-8-2008

Kỷ niệm 15 năm Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, 35 năm quan hệ Việt - Nhật

Hội thảo tham vấn cho nghiên cứu "Đánh giá tác động của việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với quản lý nhà nước của Bộ"

31-7-2008

Hội thảo trong khuôn khổ hoạt động của Dự án "Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý vĩ mô".

Làm gì để bảo hộ nông dân?

30-7-2008

Nhu cầu được bảo hộ của nông dân trong xu thế đô thị hóa thì nhiều, quan trọng nhất có lẽ là làm thế nào để họ có thể sống tốt trên chính đồng ruộng của mình? Ông Lê Đức Thịnh, phó trưởng bộ môn hệ thống nông nghiệp thuộc Viện Chính sách và phát triển nông nghiệp nông thôn, nói:

Nguồn cung tăng kéo giá thịt lợn giảm dù chi phí sản xuất ngày càng cao

29-7-2008

Do tâm lý lo ngại dịch bệnh nên tuần này các hộ chăn nuôi tiếp tục bán tháo đàn khiến lượng thịt lợn về các chợ đầu mối tiếp tục tăng kéo giá xuống thấp, trong khi Chính phủ lại vừa đột ngột tuyên bố tăng giá thêm 31% khiến người sản xuất chăn nuôi đã khó nay lại càng thêm khó.

Lãnh đạo Viện thăm, tặng quà nhân ngày Thương binh - Liệt sỹ 27-7

28-7-2008

Agroinfo - Chiều ngày 25-7, nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sỹ 27/7, Lãnh đạo Viện, Công đoàn và Đoàn thanh niên đã tới thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh và các gia đình có công với Cách mạng là cán bộ đã và đang công tác ở Viện tại Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.

Thanh niên nông thôn: Cần những thủ lĩnh dẫn đường

25-7-2008

"Câu chuyện thanh niên có thể làm chủ đất nước ngay bây giờ hay không cũng tương tự như vậy mặc dù mọi sự so sánh đều khập khiễng. Chúng ta phải phát huy hơn nữa tính chủ động, độc lập, sáng tạo của thanh niên... Chúng ta vẫn nói “Đâu khó có thanh niên” nhưng ai là người tạo cơ hội đó? Đất nước có người chủ. Giới chức có trách nhiệm đang quản lý cần biết mấy phải đổi mới cách nghĩ, tầm nhìn, phải tin tưởng hơn vào lớp trẻ. Nhưng lớp trẻ cũng phải biết tự tạo ra cơ hội..."

Thương mại gạo thế giới 2008 sẽ giảm

24-7-2008

Báo cáo tháng 7/08 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự đoán, năm 2008, nhập khẩu gạo thế giới sẽ giảm 10% so với năm 2007. Cụ thể, Indonesia giảm 45%, Bangladesh giảm 39,5% và EU giảm 1,5%. Riêng Phillipines, lượng gạo nhập khẩu năm 2008 sẽ tăng 10% so với năm 2007.

Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT.

23-7-2008

Ngày 15/7/2008 Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quyết định số 2133/QĐ-BNN-TCCB về Quy tác ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, quan hệ giữa công chức với doanh nghiệp và công dân.

Giá thịt giảm, giá thức ăn chăn nuôi tăng – câu chuyện không chỉ của Việt Nam

23-7-2008

Tiếp nối xu thế của các tuần trước, tuần này, lượng thịt lợn đầu mối Hóc Môn tiếp tục tăng. Trong tuần ngày 12/7, lượng thịt lợn về chợ này đạt 201 tấn, tăng 4 tấn so với tuần ngày 5/7. Cá biệt trong ngày 14/7, lượng thịt lợn về chợ Hóc Môn đạt kỷ lục, 233 tấn, tăng 32 tấn so với ngày 12/7. Lượng cung thịt tăng làm giá các loại thịt bán buôn tiếp tục giảm.

Đổi mới ở Việt Nam: Nhớ lại và suy ngẫm

22-7-2008

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách rất có giá trị cả về lý luận cũng như thực tiễn này của các tác giả là những người làm công tác nghiên cứu tư vấn, đã từng trực tiếp tham gia chuẩn bị và tiến hành công cuộc đổi mới trên những cương vị và trong những lĩnh vực khác nhau.

Cơ hội Hợp tác mới: IPSARD và Đại học Auburn, Hoa Kỳ

22-7-2008

Agroinfo - Sáng ngày 21 tháng 7 năm 2008, đại diện Trường Đại học Nông nghiệp, thuộc Đại học Auburn, Hoa Kỳ đã tới làm việc với Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NNNT (IPSARD). Buổi làm việc kết thúc tốt đẹp, mở ra một số triển vọng hợp tác giữa hai bên.

Hội thảo tổng kết hoạt động năm đầu tiên của dự án "Liên kết nông dân nghèo với siêu thị và các kênh phân phối sản phẩm chất lượng cao khác ở Việt Nam và Lào"

31-7-2008

Mục tiêu của dự án Superchain là để tăng cường thông tin thương mại sản phảm và mối quan hệ giữa nông dân với các tác nhân thương mại, người tiêu dùng, cán bôn khuyến nông và cán bộ hành chính địa phương nhằm cung cấp các sản phẩm có chất lượng cho Hà Nội và Vientiane.