TIN TỨC-SỰ KIỆN

20 năm Đầu tư nước ngoài: Nhìn lại và Hướng tới

Ngày đăng: 22 | 02 | 2008

Nhìn lại 20 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, chúng ta có thể rút ra được những bài học quý giá cho quá trình hội nhập. Nhưng bài học lớn nhất là phải mở cửa để đón nhận, để hòa mình vào dòng chảy chung của thời đại, mới có thể mưu cầu sự phát triển và giàu mạnh cho đất nước. Trong quát trình mở cửa ấy, lựa chọn chính sách và lộ trình ra sao cho phù hợp là một bài toán lớn, cần được nghiên cứu, phân tích, mổ xẻ một cách khoa học, chính xác và đầy đủ nhất.

Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 ra đời đã được tròn 20 năm. Kể từ đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu được đưa vào Việt Nam, trở thành một động lực vô cùng quan trọng cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế tại Việt Nam.

Việc xây dựng và ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã đánh dấu một bước ngoặt lớn về tư tưởng kinh tế trong lịch sử Việt Nam thời hiện đại vì nó tạo ra nền tảng pháp lý cho việc hợp tác làm ăn với nước ngoài, một vấn đề còn quá mới mẻ vào thời điểm đó. Ngày nay, bất kỳ ai cũng thấy được vai trò vô cùng quan trọng của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, nhưng vào thời điểm 1987, đó là một câu chuyện khác. Quá trình hình thành Luật Đầu tư nước ngoài là một quá trình khó khăn và phức tạp, đòi hỏi một quyết tâm chính trị quyết liệt và một tầm nhìn rộng lớn của các nhà lãnh đạo cao cấp Đảng và Nhà nước vào thời điểm đó.

Hành trình của Luật Đầu tư nước ngoài, cũng như hành trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, là một hành trành đi từ sự hoài nghi đến sự khẳng định, từ một sự thí điểm đén một cuộc bứt phá mạnh mẽ. Đầu tư nước ngoài đã và đagn trở thành một trụ cột không thể thiếu trong nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với thế giới.

Nhìn lại 20 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, chúng ta có thể rút ra được những bài học quý giá cho quá trình hội nhập. Nhưng bài học lớn nhất là phải mở cửa để đón nhận, để hòa mình vào dòng chảy chung của thời đại, mới có thể mưu cầu sự phát triển và giàu mạnh cho đất nước. Trong quát trình mở cửa ấy, lựa chọn chính sách và lộ trình ra sao cho phù hợp là một bài toán lớn, cần được nghiên cứu, phân tích, mổ xẻ một cách khoa học, chính xác và đầy đủ nhất.

Trong thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu về tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của các học giả trong và ngoài nước. Các nghiên cứu này đã đưa ra được những đánh giá tổng quan về tình hình chung cũng như đi sâu phân tích từng nội dung cụ thể trong lĩnh vực này.Tuy nhiên, về số lượng và cả chất lượng của các công trình nghiên cứu vẫn chưa tương xứng với vai trò và quy mô của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, Tạp chí Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với sự trợ giúp và hợp tác của Cục Đầu tư nước ngoài quyết định xuất bản cuốn sách 20 năm đầu tư nước ngoài - Nhìn lại và hướng tới nhằm góp thêm những góc nhìn, những đánh giá và kiến nghị mới của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đối với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoại tại Việt Nam.

MỤC LỤC

Phần 1- Nhìn lại quá trình hình thành và hoàn thiện pháp luật về ĐTNN

Phần 2- FDI và sự phát triển của Việt Nam: Góc nhìn đa chiều của các chuyên gia

Phần 3- Dòng vốn FDI vào các tỉnh thành

Phần 4- Đầu tư gián tiếp nước ngoài: những tác động tích cực và tiêu cực- Sự lựa chọn chính sách cần thiết cho thị trường tài chính Việt Nam

Phần 5- Dòng vốn FDI thời kỳ hậu gia nhập WTO

NỘI DUNG KHÁC

Hội thảo Các cam kết thương mại khu vực, mối quan hệ với WTO và tác động đối với Việt Nam

27-2-2008

Hội thảo trong khuôn khổ dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn II

Làm nông dân mới có kiến thức và kỹ thuật

21-2-2008

Bác Trương Duyệt nói với phóng viên rằng, "hiện nay, mỗi năm tôi đều tự phí đến Trường đại học nông nghiệp Đông Bắc tại Cáp Nhĩ Tân tiến hành đào tạo ngắn hạn, để học tập những công nghệ tiên tiến về mặt trồng lúa, phương pháp trồng trọt và bón phân khoa học, rồi vận dụng vào thực tiễn làm ruộng. Có công nghệ tốt, chúng tôi nhất định sẽ sản xuất càng nhiều lương thực chất lượng cao."

Công nghệ sinh học Việt Nam đang ở đâu? (Bài cuối)

21-2-2008

Hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ đang hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới và tăng cường tiềm lực về cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các viện, trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm công nghệ sinh học (CNSH), nhưng nhìn chung, phát triển CNSH trong nông nghiệp vẫn là lĩnh vực mới mẻ. Câu hỏi đặt ra là, lựa chọn cái gì cho thích ứng với điều kiện hiện nay, cái gì nhập nội, cái gì đưa thẳng từ phòng thí nghiệm xuống đồng ruộng? Trong lúc này, sự liên kết giữa các "nhà" càng cần thiết hơn bao giờ hết...

Bảo hiểm nông nghiệp: Khó vì chưa thấy vai trò Nhà nước

20-2-2008

Đợt rét lịch sử khiến hàng vạn con trâu, bò bị chết, hàng trăm ngàn ha lúa màu hư hại. Người nông dân toàn miền Bắc đứng trước nguy cơ mất mùa, trắng tay. Thảm cảnh hôm nay của người nông dân đang phải gánh chịu, cũng là dịp đề nhắc lại vấn đề bảo hiểm cho nông nghiệp. Một cơ chế nếu có sự hợp tác giữa nông dân, doanh nghiệp và Nhà nước thì nông dân sẽ được bảo vệ qua những biến cố.

Gà chết khắp miền Bắc, dân vẫn ăn vô tư

20-2-2008

Ngày 19/2, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bùi Bá Bổng khẩn cấp báo động các địa phương trong cả nước về một đợt dịch cúm gia cầm mới có thể bùng phát vào tháng 3. Gia cầm đang chết rải rác ở các tỉnh phía Bắc, còn người dân vẫn vô tư ăn thịt.

Chương trình công tác năm 2008 của Bộ NN&PTNT

18-2-2008

Văn bản số 195/CTr-BNN-VP ngày 22 tháng 1 năm 2008 về Chương trình công tác năm 2008 của Bộ NN&PTNT.

Độ mở cửa thương mại VN thuộc hàng cao nhất thế giới

18-2-2008

Trong một bài viết đăng trên tạp chí The Banker (của Anh) mới đây, Giám đốc Ngân hàng thế giới (WB) tại VN Ajay Chhibber cho hay, độ mở cửa của thương mại VN lên tới 150%. Đây chính là chìa khóa dẫn tới thành công về tăng trưởng trong hơn một thập kỷ qua.

Làng nghề góp phần cải thiện đời sống nông dân

18-2-2008

Làng lụa Vạn Phúc những ngày giáp Tết rộn ràng trong tiếng máy dệt và rực rỡ với những cửa hàng bán lụa đầy sắc màu, tấp nập người bán mua. Người ta nói hiện là thời điểm “hưng thịnh” của làng nghề này, khi nhà nhà dệt lụa, người người bán lụa.

"Khoa học kỹ thuật là then chốt"

18-2-2008

Cụm từ trên mấy chục năm trước là một câu cửa miệng của giới lãnh đạo. Rồi nó rơi vào lãng quên cùng với những ảo tưởng về kinh tế kế hoạch triệt để với ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, "cân đối tới cấp huyện"... Và "vụ giá-lương-tiền" là sự cố "sập cầu" hoàn toàn buộc ta phải đổi mới theo hướng kinh tế thị trường.

Phải may cho nông dân chiếc áo bảo vệ

18-2-2008

Trước cảnh khốn đốn của người nghèo trong cơn giá rét, giáo sư - Viện sĩ Đào Thế Tuấn - Chủ tịch Hội Phát triển nông thôn (Nguyên viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp VN) - cho rằng chúng ta phải "may vá” lại cho người nghèo những chiếc áo bảo hộ mà quá trình đô thị hóa đã làm rách.

Khóc... trâu

18-2-2008

"Đau nhiều lắm vớ! Mình mong mãi, trước Tết một tháng, nó mới đẻ con nghé này, bây giờ con mẹ chết rồi, con nghé cũng không sống nổi được đâu. Trời sao mà làm cái rét lâu thế!".