TIN TỨC-SỰ KIỆN

Làm nông dân mới có kiến thức và kỹ thuật

Ngày đăng: 21 | 02 | 2008

Bác Trương Duyệt nói với phóng viên rằng, "hiện nay, mỗi năm tôi đều tự phí đến Trường đại học nông nghiệp Đông Bắc tại Cáp Nhĩ Tân tiến hành đào tạo ngắn hạn, để học tập những công nghệ tiên tiến về mặt trồng lúa, phương pháp trồng trọt và bón phân khoa học, rồi vận dụng vào thực tiễn làm ruộng. Có công nghệ tốt, chúng tôi nhất định sẽ sản xuất càng nhiều lương thực chất lượng cao."

Những ngày qua, hộ trồng lương thực lớn của thành phố Tuy Hóa tỉnh Hắc Long Giang bác Trương Duyệt năm nay 55 tuổi vẫn đang hân hoan trong niềm vui được mùa, mấy chục mẫu ruộng của nhà bác năm nay đã thu được gần 30 nghìn kg thóc. Bác Trương Duyệt nói với phóng viên Tân Hoa Xã rằng, "khoa học-công nghệ là sức sản xuất hàng đầu, bà con chúng tôi cũng phải làm một nông dân mới có kiến thức, có kỹ thuật."

Nhà bác Trương Duyệt ở thôn Dân Hưng, xã Tần Gia, quận Bắc Lâm, thành phố Tuy Hóa, bác từng là kỹ thuật viên trong thôn, hiện đã trồng hơn 3 ha lúa với con trai thứ hai Trương Ngọc Phong, được bà con nông dân địa phương gọi là "vua lúa". Con cả Trương Ngọc Xương 5 năm trước đã nhận khoán hơn 16 ha ruộng lúa từ Phân cục Tam Giang Tổng Cục khai khẩn đất nông nghiệp tỉnh Hắc Long Giang, mỗi năm, sản lượng lúa gần 150 nghìn kg. "Đó mới là hộ trồng lương thực lớn thật sự." Bác Trương Duyệt rất khâm phục con cả.

"Hiện nay công việc đồng áng rất nhẹ nhàng." Nói đến sự cảm nhận làm nông dân những năm gần đây, niềm vui của bác Trương Duyệt lại rạng ngời trên gương mặt. Bác nói, "trước kia, làm đồng áng hoàn toàn dựa vào hai bàn tay, cường độ lao động lớn, bây giờ đã thay đổi rồi, có máy móc nông nghiệp lớn, làm đồng áng không còn mệt như trước nữa, hơn thế nữa, dựa vào chính sách tốt của đảng, bà con nông dân hiện rất nhẹ nhàng khi làm đồng áng."

Báo cáo Đại hội 17 đã nêu rõ, tăng cường chính sách hỗ trợ nông nghiệp và mang lại lợi ích cho nông dân, nghiêm khắc bảo vệ đất canh tác, tăng cường đầu tư vào nông nghiệp, thúc đẩy khoa học-công nghệ nông nghiệp tiến bộ, tăng cường năng lực sản xuất tổng hợp nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Trên thực tế, thông qua thực thi những chính sách mang lại lợi ích cho nông dân của nhà nước những năm nay, tính tích cực và thu nhập trồng lương thực của nông dân được nâng cao rất nhiều. Năm 2007, nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách bảo hộ nông nghiệp thu mua lúa gạo và lúa mì với giá tối thiểu, tăng cường hơn nữa mức độ hỗ trợ cho sản xuất lương thực. Cục Lương thực nhà nước cho biết, năm nay, vụ thu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng sản lượng, sản xuất lương thực sẽ được mùa trong 4 năm liền.

Tỉnh Hắc Long Giang là "vựa lương thực" của Trung Quốc, sản xuất lương thực đã được mùa trong năm gặp thiên tai. Tổng sản lượng lương thực của tỉnh này năm 2007 là năm thứ hai có sản lượng cao trong lịch sử.

Bác Trương Duyệt nói, "trước kia trồng lương thực phải nộp nhiều loại thuế, tại hai kỳ họp Quốc hội và Chính Hiệp năm 2004, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tuyên bố sẽ từng bước giảm thuế suất nông nghiệp, xóa bỏ thuế nông nghiệp trong vòng 5 năm. Năm 2006, thuế nông nghiệp có lịch sử hơn 2000 năm đã được xóa bỏ trước thời hạn, đây là việc đáng mừng đối với bà con nông dân."

"Hiện nay, trồng lương thực còn có các loại trợ cấp như trợ cấp trực tiếp, trợ cấp giống tốt, trợ cấp tổng hợp, mỗi mẫu ruộng đất có thể được trợ cấp khoảng 40 nhân dân tệ, nhà chúng tôi còn mua các máy móc nông nghiệp bằng trợ cấp máy móc nông nghiệp, bà con chúng tôi chưa bao giờ được sống những ngày tốt đẹp như vậy." Bác nói như vậy.

Bác Trương Duyệt nói, "trước kia, các cán bộ thôn đều làm việc theo hình thức thu phí, hiện đã chuyển đổi thành hình thức phục vụ, nếu chúng tôi cần kỹ thuật, thì cán bộ cử kỹ thuật viên đến phục vụ; có khó khăn gì, thì cán bộ thôn chủ động tìm kiếm giải pháp; nông dân chúng tôi trồng lúa, cán bộ thôn giúp lập dự án, nuôi cá và cua tại ruộng lúa gạo, mỗi mẫu ruộng có thể tăng thu nhập 200 nhân dân tệ, tính thêm tiền bán lương thực, thu nhập hàng năm nhà tôi có hơn 50 nghìn nhân dân tệ, đây là điều trước kia tôi không dám nghĩ đến."

Bác Trương Duyệt nói, "trong báo cáo Đại hội 17 viết, cần phải dựa vào phát triển quan khoa học, cần phải thúc đẩy khoa học-công nghệ nông nghiệp tiến bộ, chúng tôi đã nhìn thấy nhiều hy vọng hơn. Tôi là hộ thí điểm khoa học-kỹ thuật của xã, những năm gần đây, tôi đã biên soạn các kinh nghiệm học tập trước kia thành tư liệu hướng dẫn, giảng dạy kỹ thuật trồng lúa cho bà con nông dân bằng phát thanh trên mạng, đào tạo mùa đông v.v, đồng thời lôi kéo mấy chục hộ trồng trọt cùng làm giàu."

Bác Trương Duyệt nói với phóng viên rằng, "hiện nay, mỗi năm tôi đều tự phí đến Trường đại học nông nghiệp Đông Bắc tại Cáp Nhĩ Tân tiến hành đào tạo ngắn hạn, để học tập những công nghệ tiên tiến về mặt trồng lúa, phương pháp trồng trọt và bón phân khoa học, rồi vận dụng vào thực tiễn làm ruộng. Có công nghệ tốt, chúng tôi nhất định sẽ sản xuất càng nhiều lương thực chất lượng cao."

NỘI DUNG KHÁC

Công nghệ sinh học Việt Nam đang ở đâu? (Bài cuối)

21-2-2008

Hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ đang hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới và tăng cường tiềm lực về cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các viện, trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm công nghệ sinh học (CNSH), nhưng nhìn chung, phát triển CNSH trong nông nghiệp vẫn là lĩnh vực mới mẻ. Câu hỏi đặt ra là, lựa chọn cái gì cho thích ứng với điều kiện hiện nay, cái gì nhập nội, cái gì đưa thẳng từ phòng thí nghiệm xuống đồng ruộng? Trong lúc này, sự liên kết giữa các "nhà" càng cần thiết hơn bao giờ hết...

Bảo hiểm nông nghiệp: Khó vì chưa thấy vai trò Nhà nước

20-2-2008

Đợt rét lịch sử khiến hàng vạn con trâu, bò bị chết, hàng trăm ngàn ha lúa màu hư hại. Người nông dân toàn miền Bắc đứng trước nguy cơ mất mùa, trắng tay. Thảm cảnh hôm nay của người nông dân đang phải gánh chịu, cũng là dịp đề nhắc lại vấn đề bảo hiểm cho nông nghiệp. Một cơ chế nếu có sự hợp tác giữa nông dân, doanh nghiệp và Nhà nước thì nông dân sẽ được bảo vệ qua những biến cố.

Gà chết khắp miền Bắc, dân vẫn ăn vô tư

20-2-2008

Ngày 19/2, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bùi Bá Bổng khẩn cấp báo động các địa phương trong cả nước về một đợt dịch cúm gia cầm mới có thể bùng phát vào tháng 3. Gia cầm đang chết rải rác ở các tỉnh phía Bắc, còn người dân vẫn vô tư ăn thịt.

Chương trình công tác năm 2008 của Bộ NN&PTNT

18-2-2008

Văn bản số 195/CTr-BNN-VP ngày 22 tháng 1 năm 2008 về Chương trình công tác năm 2008 của Bộ NN&PTNT.

Độ mở cửa thương mại VN thuộc hàng cao nhất thế giới

18-2-2008

Trong một bài viết đăng trên tạp chí The Banker (của Anh) mới đây, Giám đốc Ngân hàng thế giới (WB) tại VN Ajay Chhibber cho hay, độ mở cửa của thương mại VN lên tới 150%. Đây chính là chìa khóa dẫn tới thành công về tăng trưởng trong hơn một thập kỷ qua.

Làng nghề góp phần cải thiện đời sống nông dân

18-2-2008

Làng lụa Vạn Phúc những ngày giáp Tết rộn ràng trong tiếng máy dệt và rực rỡ với những cửa hàng bán lụa đầy sắc màu, tấp nập người bán mua. Người ta nói hiện là thời điểm “hưng thịnh” của làng nghề này, khi nhà nhà dệt lụa, người người bán lụa.

"Khoa học kỹ thuật là then chốt"

18-2-2008

Cụm từ trên mấy chục năm trước là một câu cửa miệng của giới lãnh đạo. Rồi nó rơi vào lãng quên cùng với những ảo tưởng về kinh tế kế hoạch triệt để với ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, "cân đối tới cấp huyện"... Và "vụ giá-lương-tiền" là sự cố "sập cầu" hoàn toàn buộc ta phải đổi mới theo hướng kinh tế thị trường.

Phải may cho nông dân chiếc áo bảo vệ

18-2-2008

Trước cảnh khốn đốn của người nghèo trong cơn giá rét, giáo sư - Viện sĩ Đào Thế Tuấn - Chủ tịch Hội Phát triển nông thôn (Nguyên viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp VN) - cho rằng chúng ta phải "may vá” lại cho người nghèo những chiếc áo bảo hộ mà quá trình đô thị hóa đã làm rách.

Khóc... trâu

18-2-2008

"Đau nhiều lắm vớ! Mình mong mãi, trước Tết một tháng, nó mới đẻ con nghé này, bây giờ con mẹ chết rồi, con nghé cũng không sống nổi được đâu. Trời sao mà làm cái rét lâu thế!".

Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến 2010

15-2-2008

Để nhìn lại thành tựu 20 năm đổi mới vừa qua và nửa chặng đường của kế hoạch 5 năm (2006 -2010), cũng như thấy được kế hoạch và triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2010, Tạp chí Kinh tế và Dự báo – Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức biên soạn cuốn sách “Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến 2010” với mong muốn mang đến những thông tin tổng hợp về triển vọng và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 của Việt Nam nói chung và các ngành, lĩnh vực nói riêng.

Báo cáo tiến độ Hợp phần trung ương, dự án Hỗ trợ Chương trình PTNNNT giai đoạn 2007-2012

15-2-2008

AGROINFO – Ngày 14/2/2008, tại phòng họp Viện CS&CL PTNNNT đã diễn ra cuộc họp Ban chỉ đạo Hợp phần trung ương – Dự án “Hỗ trợ Chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2007 -2012” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch phối hợp với Bộ NN & PTNT triển khai. Nội dung của phiên họp này nhằm báo cáo tiến độ thực hiện hợp phần trung ương và thông qua kế hoạch tài chính cho năm 2008. Chủ tọa phiên họp là ông Bùi Bá Bổng – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT và ông Peter Lysholt Hansen – Đại sứ Đan Mạch.

Vài ý kiến về việc thực hiện nghị định 115 ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa

15-2-2008

Nghị định 115 ra đời được xem là động lực mạnh mẽ thúc đẩy lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của đất nước phát triển. Tuy nhiên, tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, cơ sở vật chất còn yếu kém, lạc hậu; đội ngũ cán bộ KH&CN còn ít… nên việc thực hiện Nghị định còn gặp nhiều khó khăn, rất cần sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan hữu quan.