TIN TỨC-SỰ KIỆN

Phải may cho nông dân chiếc áo bảo vệ

Ngày đăng: 18 | 02 | 2008

Trước cảnh khốn đốn của người nghèo trong cơn giá rét, giáo sư - Viện sĩ Đào Thế Tuấn - Chủ tịch Hội Phát triển nông thôn (Nguyên viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp VN) - cho rằng chúng ta phải "may vá” lại cho người nghèo những chiếc áo bảo hộ mà quá trình đô thị hóa đã làm rách.

>> Nông dân Việt Nam vẫn phải "đánh bạc với trời"

>> Chỉ chống rét trên... giấy?

GS.TS Đào Thế Tuấn
- Ông ĐÀO THẾ TUẤN: Thật ra giá rét cường độ lớn không phải là một tai họa quá kinh khủng và cũng không phải chưa từng xảy ra với thế hệ hiện nay của người VN. Nói như vậy tức là hiện tượng thiên nhiên này chỉ vượt qua mức bình thường. Đối mặt với giá rét vẫn nằm trong tâm thức nông dân. Điều này còn thể hiện trong sự ứng xử xã hội là chúng ta chẳng có một cơ quan hay chính sách cụ thể nào chuyên chống rét cả.

Sự không bình thường ở đây là đợt rét này có cường độ mạnh hơn, kéo dài hơn nên tác hại gây ra lớn hơn mọi lần. Nhưng sự bất thường lớn nhất nằm ở chỗ: chỉ đối mặt với một biến động thiên nhiên như vậy thôi mà chúng ta đã phải thiệt hại quá lớn. Thiệt hại tất nhiên bao giờ cũng xảy ra nhiều nhất ở những người ít khả năng bảo vệ. Đó là người nghèo, là bà con nông dân.

* Như vậy chúng ta là xứ quen với giá rét và giá rét dữ dội cũng từng xảy ra. Vậy trước đây nông dân đối phó với hiện tượng này như thế nào, thưa ông?

- Hàng ngàn năm qua, nông dân sống chung với giá rét bằng kinh nghiệm và những năng lực sẵn có. Cụ thể trong trồng trọt, họ có thể dùng nilông che phủ. Trong chăn nuôi thì giữ gia súc trong chuồng, che chắn chuồng trại, sử dụng thức ăn có sẵn trong nhà... Mỗi thời, các nhà quản lý đều có những biện pháp hỗ trợ cụ thể. Trước đây, các nhà khoa học nghiên cứu để giúp dân gieo cấy tránh rét hoặc bón phân lân giữ nhiệt. Thiệt hại tuy vẫn có nhưng không quá lớn. Nhất là về người như hiện nay.

* Vậy tại sao ngày nay chúng ta không thể làm được như vậy?

- Nông dân ngày nay không còn khả năng tự bảo vệ mình tốt như xưa, còn sự trợ giúp của chính quyền không đáng là bao. Hiện nay trong trồng trọt đã áp dụng nhiều giống mới, thời vụ mới và công nghệ mới. Tuy nhiên chúng ta chỉ quan tâm nhiều đến năng suất, chất lượng và một số dịch bệnh, thiên tai thông thường mà chưa kèm theo phương pháp đề phòng những hiện tượng thời tiết bất thường như giá rét dữ dội lần này.

Trong chăn nuôi, bà con miền núi xưa thường có những bãi chăn thả lớn, dồi dào thức ăn và gần chuồng trại. Mỗi đợt giá rét, người ta có thể dễ dàng đưa gia súc về và kiếm thức ăn cho chúng. Nhưng nay chính sách đất đai hiện hành đã xóa bỏ cơ bản những bãi chăn thả tự nhiên đó, trâu bò được thả vào rừng kiếm ăn, khi gặp rét rất khó tìm chúng để đưa lập tức về nhà.

Ở đồng bằng, xưa mỗi gia đình đều có một cây rơm dành làm thức ăn chăn nuôi khi quá rét không thể chăn thả trâu bò, nay hầu như không ai còn chất rơm rạ trong nhà nữa vì nông dân đã xa dần với nông nghiệp do lợi nhuận quá thấp, khiến gia súc gục ngã vì rét. Công nghệ trồng trọt mới mà người dân được phổ biến thì gần như lãng quên hoàn toàn kỹ thuật bón phân lân giữ ấm.

* Còn về những biện pháp hỗ trợ của Nhà nước thì sao, thưa ông?

- Cách nay ít ngày, tức là khi giá rét đã gây bại hoại, thậm chí chết người, tôi mới thấy cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về nông nghiệp, nông thôn là Bộ NN&PTNT có một vài báo cáo, khuyến cáo. Đến tận hôm nay mới thấy các bộ ngành tìm trách nhiệm của giới quản lý, mà cuối cùng vẫn chưa rõ trách nhiệm chính là đâu. Theo tôi, không chỉ giá rét mà cả những thiên tai khác trong nông nghiệp, nông thôn chúng ta đều chưa có chính sách phù hợp cho nên hiệu quả phòng chống thiên tai rất thấp.

Đất nước ta năm nào cũng xảy ra lũ lụt. Mức độ và tần số tỉ lệ cùng tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa. Thế nhưng năm nào tôi cũng thấy ông bộ trưởng nông nghiệp chạy đi khắp huyện này tỉnh nọ để chỉ đạo khắc phục bão lụt mà tình hình không mấy tốt hơn. Ông hầu như không có mặt ở văn phòng bộ, nơi mà đáng ra ông phải ngồi để soạn những chính sách khiến bão lụt sang năm không gây tác hại ở vùng đó nữa hoặc ít ra cũng giảm dần... Với các loại thiên tai khác ta cũng đang thiếu chiến lược, cơ chế đề phòng hay phản ứng hữu hiệu.

Mặt khác, một Bộ NN&PTNT thì dù có giỏi đến mấy cũng không thể đối phó được với thiên tai. Bởi vì thiên tai có nguồn gốc từ mọi mặt xã hội như biến động môi trường và các hoạt động khác trong đầu tư phát triển, cơ cấu lao động...

* Theo ông, chính sách phòng chống thiên tai cần giải quyết những vấn đề gì?

- Đường Hồ Chí Minh là một công trình hạ tầng lớn. Tuy có thể đáp ứng những nhu cầu phát triển nhưng cũng chính nó đã tạo nên nhiều trận lũ lụt tại những vùng úng ngập nó đi qua. Con đường này giống như một con đê. Bản thân địa hình tự nhiên ở những khu vực đường đi qua từ bao đời nay đã tự cân đối điều hòa nước. Khi con đê này xuất hiện thì nước sẽ bị giữ lại gây úng lụt và gần như năm nào nó cũng phá đường.

Như vậy, khi xây dựng nó, chúng ta phải tính tới những hồ đập để ngăn chứa nước thì thiên tai được giảm thiểu. Tôi muốn nói rằng phải tính đến yếu tố môi trường đầu tiên trong các dự án phát triển. Tương tự như vậy là tiến trình đô thị hóa, lấy đất nông nghiệp, lâm nghiệp cho công nghiệp du lịch... Vấn đề tiếp theo là chúng ta phải có những cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm xây dựng những chương trình, chiến lược, cơ chế phòng chống thiên tai. Những chính sách đó phải được đặt nền tảng từ bảo vệ môi trường, bảo vệ người nghèo.

Thiên tai thì khôn lường, con người khó có thể chiến thắng nhưng giảm nhẹ thiệt hại thì có thể làm được. Đó là chính sách an sinh xã hội.

* Nhưng chúng ta luôn có những phong trào cứu trợ, lá lành đùm lá rách trong thiên tai, thưa ông?

- Chính sách an sinh không thể dựa hoàn toàn vào từ thiện. Kinh nghiệm các quốc gia cho thấy bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm cho nông dân là cực kỳ cần thiết. Hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nông dân ở ta gần như không có tác dụng. Các chính sách đất đai, lao động ở khu vực nông thôn hiện nay cũng chưa tạo được sức mạnh cho nông dân để họ có thể tự bảo vệ mình trong những trận thiên tai.

Nói cho cùng, theo tôi, nếu thiên tai không làm hại đến ai thì chắc chúng ta cũng chưa cần nói đến làm gì. Nhưng thiên tai đã khiến người nghèo, bà con nông dân khốn khổ bất cứ lúc nào và năm nào cũng có.

Yếu tố quyết định để giải quyết câu chuyện này chính là xã hội quan tâm đến đâu cho nông dân, cho người nghèo. Nếu ta may cho họ cái áo hoặc ít ra chuẩn bị vải, cúc, kim chỉ thì họ sẽ chống được rét. Đừng để quá lạnh mới thấy họ thiếu áo.

Nguồn: Theo Tuổi trẻ Online

NỘI DUNG KHÁC

Khóc... trâu

18-2-2008

"Đau nhiều lắm vớ! Mình mong mãi, trước Tết một tháng, nó mới đẻ con nghé này, bây giờ con mẹ chết rồi, con nghé cũng không sống nổi được đâu. Trời sao mà làm cái rét lâu thế!".

Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến 2010

15-2-2008

Để nhìn lại thành tựu 20 năm đổi mới vừa qua và nửa chặng đường của kế hoạch 5 năm (2006 -2010), cũng như thấy được kế hoạch và triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2010, Tạp chí Kinh tế và Dự báo – Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức biên soạn cuốn sách “Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến 2010” với mong muốn mang đến những thông tin tổng hợp về triển vọng và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 của Việt Nam nói chung và các ngành, lĩnh vực nói riêng.

Báo cáo tiến độ Hợp phần trung ương, dự án Hỗ trợ Chương trình PTNNNT giai đoạn 2007-2012

15-2-2008

AGROINFO – Ngày 14/2/2008, tại phòng họp Viện CS&CL PTNNNT đã diễn ra cuộc họp Ban chỉ đạo Hợp phần trung ương – Dự án “Hỗ trợ Chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2007 -2012” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch phối hợp với Bộ NN & PTNT triển khai. Nội dung của phiên họp này nhằm báo cáo tiến độ thực hiện hợp phần trung ương và thông qua kế hoạch tài chính cho năm 2008. Chủ tọa phiên họp là ông Bùi Bá Bổng – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT và ông Peter Lysholt Hansen – Đại sứ Đan Mạch.

Vài ý kiến về việc thực hiện nghị định 115 ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa

15-2-2008

Nghị định 115 ra đời được xem là động lực mạnh mẽ thúc đẩy lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của đất nước phát triển. Tuy nhiên, tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, cơ sở vật chất còn yếu kém, lạc hậu; đội ngũ cán bộ KH&CN còn ít… nên việc thực hiện Nghị định còn gặp nhiều khó khăn, rất cần sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan hữu quan.

Một số biện pháp thúc đẩy phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi

14-2-2008

Ngày 18 tháng 01 năm 2008, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã chủ trì cuộc họp bàn về một số biện pháp thúc đẩy phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Luật Nông nghiệp Việt Nam

22-2-2008

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cùng phối hợp với Trung tâm Thông tin, Thư Viện và Nghiên cứu Khoa học - Văn phòng Quốc hội và Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) tổ chức buổi tọa đàm để trình bày kết quả nghiên cứu và trao đổi với các nhà quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực lập pháp và các nhà hoạch định chính sách.

Duyệt thư Gmail trong Outlook Express

14-2-2008

Thật phiền toái khi bạn phải mở hàng loạt những trình duyệt Internet để kiểm tra thư trong các hòm thư của mình, hết hòm thư của công ty rồi thư trong Gmail rồi Yahoo,... Nhưng giờ đây, bạn sẽ không còn phải lo lắng khi có thể duyệt tất cả thư trong các hòm thư khác nhau của mình thông qua chỉ một trình duyệt thư Outlook Express…

Công nghệ sinh học Việt Nam đang ở đâu? (tiếp)

14-2-2008

Theo Chương tình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong nông nghiệp, đến năm 2020, diện tích trồng các giống mới tạo ra bằng CNSH sẽ chiếm trên 70% diện tích cây trồng; trên 70% nhu cầu về giống cây sạch bệnh được cung cấp từ công nghệ vi nhân giống; 80% diện tích trồng rau, cây ăn quả sử dụng phân bón và thuốc BVTV sinh học đáp ứng được cơ bản nhu cầu vắcxin cho vật nuôi... Nhưng xem ra mục tiêu sẽ khó thành công do thiếu nhân lực, vốn đầu tư thấp, chưa có chính sách cụ thể...

Triển vọng nông nghiệp Trung Quốc năm 2008

14-2-2008

Nền tảng để phát triển nông nghiệp vững chắc, nông dân giàu nước mạnh, nông thôn ổn định xã hội an toàn. Để bảo đảm cho ngành nông nghiệp phát triển ổn định, lần này chính sách khuyến nông xây dựng nông thôn vững mạnh trong Hội nghị công tác nông thôn của Trung ương, không chỉ có bước tiến về chiều sâu và chiều rộng, mà còn nhấn mạnh phải “coi trọng sản xuất các sản phẩm trong “Làn thức ăn”, bảo đảm các sản phẩm trong “Làn thức ăn” được sản xuất ổn định, giá cả và thị trường ổn định”.

Nông nghiệp Trung Quốc năm 2008

14-2-2008

Nền tảng để phát triển nông nghiệp vững chắc, nông dân giàu nước mạnh, nông thôn ổn định xã hội an toàn. Để bảo đảm cho ngành nông nghiệp phát triển ổn định, lần này chính sách khuyến nông xây dựng nông thôn vững mạnh trong Hội nghị công tác nông thôn của Trung ương, không chỉ có bước tiến về chiều sâu và chiều rộng, mà còn nhấn mạnh phải “coi trọng sản xuất các sản phẩm trong “Làn thức ăn”, bảo đảm các sản phẩm trong “Làn thức ăn” được sản xuất ổn định, giá cả và thị trường ổn định”.

Chủ tịch nước phát động Tết trồng cây

13-2-2008

Sáng 12/2, tại tỉnh Thái Bình, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phát động Tết trồng cây Xuân Mậu Tý 2008 và trồng cây tại khu rừng phòng hộ ven biển tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Cán bộ Viện CS & CLPTNNNT gặp mặt đầu xuân

13-2-2008

AGROINFO - Sáng ngày mồng 6 Tết Mậu Tý (12/02/2008), toàn thể cán bộ và lãnh đạo Viện CS & CLPTNNNT đã có buổi gặp gỡ đầu xuân đầy ý nghĩa. Thay mặt lãnh đạo Viện, TS. Đặng Kim Sơn đã gửi tới các cán bộ đang công tác tại Viện cùng gia đình lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Cũng tại buổi gặp mặt, TS. Đặng Kim Sơn chúc cho toàn thể cán bộ trong Viện bước sang năm mới với nhiều thành công mới, hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác đề ra, xây dựng Viện trở thành cơ quan tham mưu hàng đầu cho Bộ, Ngành.