TIN TỨC-SỰ KIỆN

Quyết định 39/2007/QĐ-BNN - Bước chuyển cơ bản thay đổi chiến lược phát triển ngành hạt điều

Ngày đăng: 30 | 08 | 2007

Ngày 24/8/2007, tại TP. Hồ Chí Minh, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, Bộ NN-PTNT tiến hành triển khai thực hiện quyết định 39/2007/QĐ-BNN về qui họach phát triển ngành điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 .

Điểm thay đổi cơ bản của Quyết định 39/QĐ-BNN so với Quyết định 120/QĐ-BNN về chiến lược phát triển ngành điều trước đây là thay vì coi cây điều là cây xóa đói giảm nghèo, cây lâm nghiệp, Chính phủ đã xác định trong thời gian tới cây điều được coi là cây chủ lực trong sản xuất nông nghiệp, đóng góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Bộ NN-PTNT chủ trương điều là mặt hàng nông sản chủ lực của Việt nam trong thời gian tới.

Các chỉ tiêu chủ yếu trong Quyết định 39/QĐ-BNN như sau:

• Đến năm 2010:

- Diện tích điều cả nước: 450.000 ha, trong đó diện tích thu họach: 360.000 ha.

- Năng suất bình quân : 1,4 tấn /ha ; vùng cao sản đạt trên 2,0 tấn/ha.

- Sản lượng hạt điều thô đạt trên 500.000 tấn.

- Tổng công suất chế biến: Giữ nguyên tổng công suất chế biến như hiện nay là 715.000 tấn hạt thô/năm.

- Số lượng hạt điều thô đưa vào chế biến : 625.000 tấn, trong đó có 125.000 tấn nhập khẩu.

- Sản lượng nhân điều: 140.000 tấn.

- Kim ngạch xuất khẩu: 670 triệu USD.

Định hướng đến năm 2020:

- Diện tích trồng điều ổn định khỏang 400.000 ha.

- Kim ngạch xuất khẩu khoảng 820 triệu USD.

Để thực hiện tốt quyết định mới mang tính đột phá trong chiến lược phát triển của ngành điều, một số hành động căn bản cần phải thay đổi đó là:

1. Từng địa phương có tiềm năng phát triển điều phải coi điều là cây kinh tế mạnh, phải được đầu tư mạnh ( như lúa gạo, cao su, cà phê …), không sản xuất theo phương thức cũ ( trồng ở đất xấu, vùng nghèo)

2. Coi hiên đại hóa sản xuất, chế biến điều là khâu quan trọng nhất, làm thay đổi căn bản diện mạo phát triển của ngành điều. Hiện nay điều Việt nam có sức cạnh tranh rất cao trên thị trường thế giới nên khác với nhiều nông sản khác, ngành điều không lo tìm kiến thị trường . Tuy nhiên, so với nhiều nông sản khác trong nước, cây điều lại là cây có sức cạnh tranh kém khiến ngành điều khó phát triển bền vững. Với năng suất điều hiện nay, thu nhập của nông dân trồng điều mới chỉ đạt khoảng 12-17 triệu đồng /ha, thấp hơn nhiều so với một số cây trồng khác như cao su, cà phê, hồ tiêu …Điều này cho thấy cần phải tập trung mạnh đầu tư cho khoa học công nghệ. Trong trồng trọt phải tập trung cho nghiên cứu KHKT( đặc biệt là công tác giống, canh tác, hoạt động chuyển giao TBKT); trong khâu thu hoạch, chế biến cần tập trung đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại, tạo bước chuyển mạnh về năng suất lao động và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ( ví dụ: đầu tư hệ thống kiểm soát chất lượng quốc tế về VSATTP)

3. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khả năng cạnh tranh ( nghiên cứu thị trường thế giới, dự báo thị trường; nghiên cứu điều kiện sinh thái và khả năng cạnh tranh với các cây trồng khác; qui hoạch các vùng chế biến v.v ), thành lập nhóm tư vấn các nhà khoa học giúp cho ngành điều. Kịp thời thông tin định hướng cho người sản xuất và nhà kinh doanh

4. Kịp thời nắm bắt những rào cản về cơ chế, chính sách đối với nông dân, nhà chế biến, xuất khẩu, nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ phát triển.

5. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm hạt điều.

Nguyễn Mai Oanh (Ipsard)

NỘI DUNG KHÁC

Nâng cao năng lực quản trị của các doanh nghiệp

29-8-2007

Việc thành lập Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam được đông đảo các nhà quản lý doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế quan tâm, bởi hiện nay trình độ quản trị của nhiều doanh nghiệp còn yếu, chưa theo một quy chuẩn nhất định.

Giải pháp cho thực trạng bỏ đất sản xuất nông nghiệp

29-8-2007

Nhà nước nên tập trung quy hoạch những khu đất mà người dân bỏ hoang, không canh tác vào một chỗ, giao cho cá nhân hoặc tập thể có nhu cầu phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp với những loại hoa màu có giá trị kinh tế cao

Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường – tiếp cận theo chuỗi giá trị

29-8-2007

Ngày 28 tháng 8, tại Hội trường Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, Ban quản lý dự án Tây Ban Nha đã tổ chức khóa tập huấn: "Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường – tiếp cận theo chuỗi giá trị" cho các cán bộ nghiên cứu của Viện, đặc biệt là cho các cán bộ nghiên cứu của 02 nhóm nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng hạt điều; và làng nghề mây tre đan.

Hướng mới trong công tác tuyển dụng ở Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD)

28-8-2007

Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/09/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ đã tạo cơ hội cho Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (PTNNNT) đổi mới bộ máy lãnh đao, quản lý của viện. Về công tác tuyển dụng cán bộ viên chức của Viện vào hai ngày 25 và 26/08, phóng viên Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam có cuộc phỏng vấn ông Phạm Quang Diệu, Giám đốc Trung tâm Thông tin thuộc Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT.

Bí quyết để có tin bài hay

28-8-2007

Dưới đây là một số bí quyết trong cuốn "Cẩm nang viết tin" của Peter Eng và Jeff Hodson, Quỹ Tưởng niệm Báo chí Đông Dương phát hành.

Tại sao nói người dân Tân Lập sắp rơi vào nguy cơ bần hàn?

27-8-2007

Ngày 3/8/2007, Ipsard trích đăng bài "Phẫu thuật dự án 3000 tỷ" đăng trên Tiền Phong. Nội dung của bài báo đề cập đến một số dự án nhằm vực các vùng nông thôn ra khỏi đói nghèo đã “vẽ” ra quá nhiều viễn cảnh, còn thực tế thì người dân lại lâm vào nguy cơ bần hàn và cho rằng dự án “cho cơ chế” trị giá 3.000 tỷ đồng ở Tân Lập (Hà Tây) là một trong số đó. AGROINFO nhận được ý kiến phản hồi của tác giả congbvit3k50@gmail.com, một người dân Tân Lập về vấn đề này như sau.

Sẽ có Tổng cục Thủy sản trong Bộ NN-PTNT

25-8-2007

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa yêu cầu Bộ NN-PTNT chuẩn bị phương án thành lập Tổng cục Thủy sản để trình Chính phủ xem xét, quyết định. Sau 47 năm kể từ ngày tách ra khỏi Bộ NN-PTNT, ngành thuỷ sản chính thức trở lại tên gọi cũ.

Quản lý đất đai - những khía cạnh đặc thù

25-8-2007

Đất đai đang là vấn đề cực kỳ lớn, bức xúc cả về phương diện lý luận và thực tiễn, vi mô lẫn vĩ mô, chính sách và thực thi chính sách; đối với người dân cũng như với các cấp chính quyền.

Dự thảo Nghị định về quyền hạn, cơ cấu của Bộ

24-8-2007

Sau khi thực hiện sắp bộ máy tổ chức nhiệm kì mới, mới đây Chính phủ đã công bố Dự thảo Nghị định về quyền hạn, cơ cấu của Bộ để lấy ý kiến nhân dân. Chúng tôi xin đăng nguyên văn Dự thảo này.

Một HTX bị đẩy đến đường cùng

24-8-2007

Không phải “chết” vì làm ăn thua lỗ, HTX Dương Phụng Bình có nguy cơ tan vỡ vì UBND tỉnh Bình Phước đột ngột thu hồi mảnh đất vừa cấp cho họ.

Xây dựng dự án về xác lập và quản lý chỉ dẫn địa lý

24-8-2007

Ngày 20 - 21/8/2007, tại hội trường khách sạn Sông Hương, thành phố Huế, Cục Sở hữu trí tuệ đã phối hợp với Sở Khoa học và CN tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành tổ chức hội thảo tập huấn "Xây dựng dự án về xác lập và quản lý chỉ dẫn địa lý". Hội thảo nhằm mục đích hỗ trợ các địa phương xây dựng dự án chỉ dẫn địa lý tham gia chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp (chương trình hỗ trợ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp của Chính Phủ).

Cam kết “vênh” nhau, thách thức hội nhập

24-8-2007

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được gần một năm. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện các cam kết quốc tế thời gian qua đã bộc lộ các cam kết này vẫn còn “vênh” nhau khá nhiều giữa các tuyến hội nhập.