TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hướng mới trong công tác tuyển dụng ở Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD)

Ngày đăng: 28 | 08 | 2007

Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/09/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ đã tạo cơ hội cho Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (PTNNNT) đổi mới bộ máy lãnh đao, quản lý của viện. Về công tác tuyển dụng cán bộ viên chức của Viện vào hai ngày 25 và 26/08, phóng viên Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam có cuộc phỏng vấn ông Phạm Quang Diệu, Giám đốc Trung tâm Thông tin thuộc Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT.

PV: Thưa ông, mục tiêu của lần tuyển dụng này là gì?

Ông Phạm Quang Diệu: Trong bối cảnh hội nhập và các hoạt động kinh doanh ngày càng sôi động như hiện nay, hơn bao giờ hết lao động, đặc biệt là chất xám, đã trở thành tài sản giá trị quyết định sự thành bại của một tổ chức. Xu thế ngày càng bất lợi cho các tổ chức thuộc bộ máy công quyền trong việc tìm kiếm và giữ chân người tài khi những thay đổi sâu rộng của đời sống kinh doanh đã buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển luôn tổ chức những kế hoạch “săn đầu người” và có các chế độ đãi ngộ vượt bậc. Lần tuyển dụng này nhắm vào lựa chọn được những cán bộ lãnh đạo của các Trung tâm và Bộ môn, tài chính kế toán và một số vị trí chuyên môn quan trọng. Viện chúng tôi đang trong quá trình chuyển đổi, với những thay đổi gần đây về cơ cấu bộ máy, nội dung hoạt động, xuất hiện thêm những trung tâm mới do đó cần phải hoàn thiện bộ máy khung gấp để đảm bảo hoạt động thông suốt. Lần tuyển dụng này chúng tôi tuyển 15 cán bộ, trong đó có 13 về chuyên môn và 2 về tài chính kế toán.

PV: Ông có thể cho biết điểm mới trong cuộc thi tuyển viên chức lần này của Viện?

Ông Phạm Quang Diệu: Lần thi tuyển này Viện chúng tôi thực hiện đúng theo tinh thần của Nghị định 116/ CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức và thông tư hướng dẫn 10 của Chính phủ với các môn thi cơ bản là chuyên môn, ngoại ngữ, tin học. Tuy nhiên điểm khác biệt căn bản đó là cơ quan chúng tôi đã chuyển sang theo cơ chế 115 tự chủ, tự chịu trách nhiệm nên chúng tôi là đơn vị 115 đầu tiên thực hiện công tác tuyển viên chức.

Về nội dung thi, các cuộc thi tuyển trước đây thường áp dụng chung cho nhiều đơn vị, nội dung chủ yếu về các vấn đề xoay quanh thủ tục hành chính, cán bộ viên chức, bộ máy cơ quan công quyền…. chưa bám sát yêu cầu và tính đặc thù của đơn vị. Điểm hạn chế ở đây là những đơn vị tuyển dụng khó có thể chọn được đúng người thực sự phù hợp với lĩnh vực mà đơn vị đang có nhu cầu.

Do đó, lần này Viện xuất phát từ nhu cầu cụ thể của các Bộ môn và Trung tâm về lĩnh vực cần tuyển dụng mà đưa ra các định hướng cho đề thi sao cho phù hợp nhất như Chính sách công, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, tài nguyên môi trường….Ngoài ra, trong hội đồng tuyển dụng có lãnh đạo của các Bộ môn và Trung tâm trực tiếp phỏng vấn các thí sinh. Điều này rất quan trọng vì nó cho phép người trực tiếp sử dụng cán bộ sẽ lựa chọn và chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình.

PV: Công tác tuyển dụng lần này với ý nghĩa để xây dựng bộ máy lãnh đạo, vậy những người đến sau sẽ hết cơ hội thăng tiến?

Ông Phạm Quang Diệu: Lãnh đạo Viện luôn thống nhất quan điểm cơ hội luôn bình đẳng cho mọi người. Giỏi chuyên môn thì được giao chủ trì đề tài, công trình, nhiệm vụ nghiên cứu. Giỏi quản lý thì được giao làm lãnh đạo phòng, ban, bộ môn, trung tâm. Những người vào trước, được bổ nhiệm sẽ không nhất thiết “giữ ghế” mãi mãi nếu không duy trì được năng lực, và thúc đẩy bộ phận mình phụ trách đi lên. Ở viện sẽ thực hiện phương châm có vào có ra, có lên có xuống. Các thí sinh dự tuyển lần này đều có năng lực giỏi, có bằng cấp đầo tạo quốc tế và đã có kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam.

PV: Vậy làm sao để giữ họ gắn bó với Viện trong bối cảnh bên ngoài đang có rất nhiều hấp dẫn?

Ông Phạm Quang Diệu: Tôi nghĩ rằng cơ hội ở Viện là tương xứng và cạnh tranh, phần còn lại do chính các cán bộ có đủ năng lực để hiện thực hóa các cơ hội đó hay không. Viện hiện có các quỹ của dự án như dự án FORD để trả lương tương đương với mức thị trường, lên đến 1500 USD/tháng, thêm vào đó là sự ưu đãi về đào tạo. Viện liên tục tổ chức hàng loạt lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn, trong nước, quốc tế do cán bộ trong viện, chuyên gia đầu ngành từ các cơ quan khác, các chuyên gia giỏi của các tổ chức quốc tế tiến hành đào tạo hầu hết mọi chức danh cho mọi cán bộ trong viện, đặc biệt là cán bộ trẻ, cán bộ có năng lực, có triển vọng. Viện còn dành nhiều học bổng để đào tạo cán bộ có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ trong và ngoài nước. Viện đang tiến đến xây dựng cho cán bộ nghiên cứu của viện một môi trường và điều kiện làm việc đạt tiêu chuẩn các nước trong vùng về thông tin, trang bị, đi lại, xuất bản kết quả nghiên cứu, tham gia giảng dạy... và tiến đến là cả cơ sở làm việc khang trang. Ngoài ra, nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, Viện đang có kế hoạch xây dựng một chế độ ưu đãi đặc biệt cho nhân tài quốc tế theo tiêu chuẩn quốc tế

PV: Được biết, ngày 16/8, Viện đã tổ chức “ ngày việc làm IPSARD” nhằm thu hút sinh viên tài năng của các trường đại học hàng đầu ở Hà Nội. Báo chí và Truyền hình đã đưa tin về ngày tuyển dụng này, vậy lần tuyển dụng này không nhằm vào các đối tượng sinh viên?

Ông Phạm Quang Diệu: Như tôi đã trình bày, lần tuyển dụng này hướng tới xây dựng bộ khung hoạt động của Viện và các Trung tâm theo yêu cầu của Bộ ngành. Đây là công việc cấp bách cần làm ngay. Ngày “việc làm IPSARD” được tổ chức tại khách sạn Bảo Sơn, Hà Nội là một cuộc đối thoại giữa Viện và sinh viên, qua đó chúng tôi hiểu biết hơn về nhu cầu của các bạn sinh viên, và các bạn sinh viên cũng biết được chúng tôi rõ hơn. Sự kiện đó là bước khởi động để chúng tôi tìm kiếm tài năng từ các trường đại học, và ngay hiện nay chúng tôi vẫn đang thu hút các bạn sinh viên đến làm việc với chúng tôi. Kế hoạch phát triển của chúng tôi sẽ có lực lượng cán bộ lên đến 200 người trong khi hiện nay chúng tôi chỉ có 120 do đó nhu cầu là rất lớn. Và trong những đợt tuyển dụng tiếp theo, chúng tôi sẽ nhắm nhắm vào các bạn sinh viên từ nước ngoài về, các sinh viên giỏi của các trường đại học trong nước, và các chuyên gia có chuyên môn và bằng cấp. Chúng tôi kiên trì thực hiện công tác tuyển dụng phối hợp 3 phương pháp: lựa chọn hồ sơ; thi tuyển; và thử việc. Phương pháp cuối cùng sẽ là yếu tố quyết định cho việc lựa chọn cán bộ.

PV: Xin cảm ơn ông!

(Khánh Lan)

Nguồn từ Website Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: http://www.cpv.org.vn

NỘI DUNG KHÁC

Bí quyết để có tin bài hay

28-8-2007

Dưới đây là một số bí quyết trong cuốn "Cẩm nang viết tin" của Peter Eng và Jeff Hodson, Quỹ Tưởng niệm Báo chí Đông Dương phát hành.

Tại sao nói người dân Tân Lập sắp rơi vào nguy cơ bần hàn?

27-8-2007

Ngày 3/8/2007, Ipsard trích đăng bài "Phẫu thuật dự án 3000 tỷ" đăng trên Tiền Phong. Nội dung của bài báo đề cập đến một số dự án nhằm vực các vùng nông thôn ra khỏi đói nghèo đã “vẽ” ra quá nhiều viễn cảnh, còn thực tế thì người dân lại lâm vào nguy cơ bần hàn và cho rằng dự án “cho cơ chế” trị giá 3.000 tỷ đồng ở Tân Lập (Hà Tây) là một trong số đó. AGROINFO nhận được ý kiến phản hồi của tác giả congbvit3k50@gmail.com, một người dân Tân Lập về vấn đề này như sau.

Sẽ có Tổng cục Thủy sản trong Bộ NN-PTNT

25-8-2007

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa yêu cầu Bộ NN-PTNT chuẩn bị phương án thành lập Tổng cục Thủy sản để trình Chính phủ xem xét, quyết định. Sau 47 năm kể từ ngày tách ra khỏi Bộ NN-PTNT, ngành thuỷ sản chính thức trở lại tên gọi cũ.

Quản lý đất đai - những khía cạnh đặc thù

25-8-2007

Đất đai đang là vấn đề cực kỳ lớn, bức xúc cả về phương diện lý luận và thực tiễn, vi mô lẫn vĩ mô, chính sách và thực thi chính sách; đối với người dân cũng như với các cấp chính quyền.

Dự thảo Nghị định về quyền hạn, cơ cấu của Bộ

24-8-2007

Sau khi thực hiện sắp bộ máy tổ chức nhiệm kì mới, mới đây Chính phủ đã công bố Dự thảo Nghị định về quyền hạn, cơ cấu của Bộ để lấy ý kiến nhân dân. Chúng tôi xin đăng nguyên văn Dự thảo này.

Một HTX bị đẩy đến đường cùng

24-8-2007

Không phải “chết” vì làm ăn thua lỗ, HTX Dương Phụng Bình có nguy cơ tan vỡ vì UBND tỉnh Bình Phước đột ngột thu hồi mảnh đất vừa cấp cho họ.

Xây dựng dự án về xác lập và quản lý chỉ dẫn địa lý

24-8-2007

Ngày 20 - 21/8/2007, tại hội trường khách sạn Sông Hương, thành phố Huế, Cục Sở hữu trí tuệ đã phối hợp với Sở Khoa học và CN tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành tổ chức hội thảo tập huấn "Xây dựng dự án về xác lập và quản lý chỉ dẫn địa lý". Hội thảo nhằm mục đích hỗ trợ các địa phương xây dựng dự án chỉ dẫn địa lý tham gia chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp (chương trình hỗ trợ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp của Chính Phủ).

Cam kết “vênh” nhau, thách thức hội nhập

24-8-2007

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được gần một năm. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện các cam kết quốc tế thời gian qua đã bộc lộ các cam kết này vẫn còn “vênh” nhau khá nhiều giữa các tuyến hội nhập.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa không “mặn mà” với hiệp hội

24-8-2007

Vì sao sau 2 năm thành lập, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn chưa có nhiều thành viên? VnEconomy vừa có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Văn Thân, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội xung quanh chủ đề này.

Vì sao HTX Đức Phong phá sản?

24-8-2007

Hơn 1 năm kể từ lễ ra mắt đầy khí thế, đến nay HTX Dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Đức Phong, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi)chỉ còn tên gọi.

Cần phải có đột phá về tư duy nghiên cứu khoa học công nghệ trong nông nghiệp nông thôn

23-8-2007

Ngày 20/8/2007, cuộc hội đàm với chủ đề “Đổi mới tư duy khoa học công nghệ trong nông nghiệp nông thôn” đã diễn ra tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Hội đàm đã đưa được nhiều ý kiến mới trong việc đổi mới tư duy, tập trung nghiên cứu đột phá nông nghiệp trong xu thế phát triển kinh tế và các biến động của môi trường thế giới.

Hợp tác nghiên cứu phân tích ngành hàng IPSARD & ERS

22-8-2007

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Ban nghiên cứu kinh tế-Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (ERS/USDA) và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD/MARD), từ ngày 21 đến ngày 30 tháng 8 năm 2007, ERS hỗ trợ IPSARD tổ chức chuyến thăm quan ngành hàng gạo ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long, nhằm tăng cường năng lực phân tích ngành hàng gạo của chuyên gia phân tích ngành hàng gạo của IPSARD.