TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giải pháp cho thực trạng bỏ đất sản xuất nông nghiệp

Ngày đăng: 29 | 08 | 2007

Nhà nước nên tập trung quy hoạch những khu đất mà người dân bỏ hoang, không canh tác vào một chỗ, giao cho cá nhân hoặc tập thể có nhu cầu phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp với những loại hoa màu có giá trị kinh tế cao

Việt Nam vẫn đang là một quốc gia thuộc nhóm những nước nông nghiệp với khoảng hơn 70% dân số sống bằng nghề này. Bởi vậy tài nguyên đất có một vai trò hết sức to lớn, quyết định tới thành quả và năng suất lao động của người dân. Trong nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế. Việc duy trì cải tạo và tận dụng phát triển nguồn tài nguyên này được coi là rất quan trọng, không chỉ để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn cho cả những thế hệ đi sau. Tuy nhiên có một thực trạng đang diễn ra khá phổ biến ở một số địa phương, đó là người dân bỏ ruộng, không canh tác trên thửa ruộng của họ. Nhiều ruộng đất trước kia luôn xanh thắm bởi màu rau, màu lúa… thì nay lại trở thành những khu đất hoang tàn, không người canh tác. Nghịch lý là ở chỗ, tại nhiều địa phương người dân bỏ đất không phải vì lý do đất xấu hay bị thoái hoá không canh tác được mà bởi nhiều lý do khác.

Khi thu chẳng bù chi

Một vụ lúa sau khi thu hoạch, người dân thu về 200kg thóc trên một sào bắc bộ. Với mức giá hiện tại trên thị trường số thóc này tương ứng khoảng 600 nghìn đồng. Trừ chi phí cho thuốc sâu, phân bón các loại cùng công sức bỏ ra 5 tháng để chăm sóc, mỗi ngày người dân chỉ thu được khoảng 2 đến 3.000 đồng- một mức thu nhập quá thấp. Trong khi đó, công nhân tại những nhà máy giày dép da, nhà máy may, bánh kẹo… lương một tháng cũng được tới 1 triệu đồng. Bởi vậy, chẳng có lý do gì mà người dân không theo nhau lên thành phố, thị xã làm công nhân. Công việc nhàn hơn, không phải “một nắng hai sương” mà hàng tháng vẫn có mức thu nhập cao và ổn định.

Cũng rất dễ hiểu và thông cảm cho người dân khi nhiều vụ rau màu họ không có một đồng bỏ túi chưa kể có khi còn phải bù lỗ. Lý do bởi nông sản mất giá rẻ như “bèo”, bán như cho cũng chẳng ai mua. Vậy là công sức, tiền của đầu tư… giờ chỉ đem về cho gia súc hoặc cá ăn, thậm chí chỉ để ủ làm phân bón ruộng. Mệt đến thân, vất vả “dãi nắng dầm mưa”, khoản thu không có, người dân bỏ ruộng là điều dễ hiểu.

Bây giờ ở nhiều vùng quê phong trào “tây tiến” đang trở nên phổ biến. Người ta chỉ cần bỏ vài chục triệu đi ra nước ngoài lao động 2, 3 năm về nước, làm ăn tốt và chịu khó dành dụm là có trong tay hàng trăm triệu đồng. Trăm triệu ấy người dân làm ruộng bao giờ mới có?

Người nông dân bỏ đất…

Nhìn nhận một cách thẳng thắn, nhiều địa phương của Việt Nam đang quá lãng phí tài nguyên đất. Dân bỏ hoang đất cho cỏ dại mọc, trong khi đó bên nước bạn Nhật, một nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, rồi cả Hoa Kỳ… lại tận dụng từng mét vuông đất để trồng lương thực. Thậm chí họ còn trồng cây ngay cả dưới lòng đất. Thực tế cho thấy, nếu đi đúng hướng, giá trị kinh tế từ sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề nói suông mà phải cần có một chiến lược phát triển lâu dài.

Vẫn biết nền kinh tế nước ta đang phát triển theo xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, nhưng phát triển nông nghiệp vẫn không thể tách rời nền kinh tế đất nước. Không thể xem nhẹ vấn đề phát triển nông nghiệp. Bây giờ là một vài địa phương bỏ ruộng, nếu không có biện pháp hợp lý thì 5, 10…20 năm nữa có khi 64 tỉnh thành đều bỏ ruộng?…

Trước tình trạng này, dưới góc độ cá nhân tôi xin đề xuất một số giải pháp. Trước hết, Nhà nước nên tập trung quy hoạch những khu đất mà người dân bỏ hoang, không canh tác vào một chỗ, giao cho cá nhân hoặc tập thể có nhu cầu phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp với những loại hoa màu có giá trị kinh tế cao. Áp dụng những loại cây cho giá trị xuất khẩu. Tạo môi trường cuốn hút đầu tư sản xuất nông nghiệp, kể cả từ tỉnh khác. Nên chú trọng nơi bao tiêu sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp, áp dụng cải tiến khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dần áp dụng phương pháp sản xuất tiên tiến, xoá bỏ phương thức sản xuất thủ công, kém hiệu quả. Có vậy nguồn tài nguyên này mới được khai thác một cách tối đa mà giá trị kinh tế vẫn lớn. Nguồn đất sản xuất nông nghiệp của quốc gia được duy trì, cải tạo bền vững, phục vụ cho quá trình phát triển chung của đất nước./.

(Tiến Mạnh, Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam)

NỘI DUNG KHÁC

Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường – tiếp cận theo chuỗi giá trị

29-8-2007

Ngày 28 tháng 8, tại Hội trường Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, Ban quản lý dự án Tây Ban Nha đã tổ chức khóa tập huấn: "Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường – tiếp cận theo chuỗi giá trị" cho các cán bộ nghiên cứu của Viện, đặc biệt là cho các cán bộ nghiên cứu của 02 nhóm nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng hạt điều; và làng nghề mây tre đan.

Hướng mới trong công tác tuyển dụng ở Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD)

28-8-2007

Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/09/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ đã tạo cơ hội cho Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (PTNNNT) đổi mới bộ máy lãnh đao, quản lý của viện. Về công tác tuyển dụng cán bộ viên chức của Viện vào hai ngày 25 và 26/08, phóng viên Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam có cuộc phỏng vấn ông Phạm Quang Diệu, Giám đốc Trung tâm Thông tin thuộc Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT.

Bí quyết để có tin bài hay

28-8-2007

Dưới đây là một số bí quyết trong cuốn "Cẩm nang viết tin" của Peter Eng và Jeff Hodson, Quỹ Tưởng niệm Báo chí Đông Dương phát hành.

Tại sao nói người dân Tân Lập sắp rơi vào nguy cơ bần hàn?

27-8-2007

Ngày 3/8/2007, Ipsard trích đăng bài "Phẫu thuật dự án 3000 tỷ" đăng trên Tiền Phong. Nội dung của bài báo đề cập đến một số dự án nhằm vực các vùng nông thôn ra khỏi đói nghèo đã “vẽ” ra quá nhiều viễn cảnh, còn thực tế thì người dân lại lâm vào nguy cơ bần hàn và cho rằng dự án “cho cơ chế” trị giá 3.000 tỷ đồng ở Tân Lập (Hà Tây) là một trong số đó. AGROINFO nhận được ý kiến phản hồi của tác giả congbvit3k50@gmail.com, một người dân Tân Lập về vấn đề này như sau.

Sẽ có Tổng cục Thủy sản trong Bộ NN-PTNT

25-8-2007

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa yêu cầu Bộ NN-PTNT chuẩn bị phương án thành lập Tổng cục Thủy sản để trình Chính phủ xem xét, quyết định. Sau 47 năm kể từ ngày tách ra khỏi Bộ NN-PTNT, ngành thuỷ sản chính thức trở lại tên gọi cũ.

Quản lý đất đai - những khía cạnh đặc thù

25-8-2007

Đất đai đang là vấn đề cực kỳ lớn, bức xúc cả về phương diện lý luận và thực tiễn, vi mô lẫn vĩ mô, chính sách và thực thi chính sách; đối với người dân cũng như với các cấp chính quyền.

Dự thảo Nghị định về quyền hạn, cơ cấu của Bộ

24-8-2007

Sau khi thực hiện sắp bộ máy tổ chức nhiệm kì mới, mới đây Chính phủ đã công bố Dự thảo Nghị định về quyền hạn, cơ cấu của Bộ để lấy ý kiến nhân dân. Chúng tôi xin đăng nguyên văn Dự thảo này.

Một HTX bị đẩy đến đường cùng

24-8-2007

Không phải “chết” vì làm ăn thua lỗ, HTX Dương Phụng Bình có nguy cơ tan vỡ vì UBND tỉnh Bình Phước đột ngột thu hồi mảnh đất vừa cấp cho họ.

Xây dựng dự án về xác lập và quản lý chỉ dẫn địa lý

24-8-2007

Ngày 20 - 21/8/2007, tại hội trường khách sạn Sông Hương, thành phố Huế, Cục Sở hữu trí tuệ đã phối hợp với Sở Khoa học và CN tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành tổ chức hội thảo tập huấn "Xây dựng dự án về xác lập và quản lý chỉ dẫn địa lý". Hội thảo nhằm mục đích hỗ trợ các địa phương xây dựng dự án chỉ dẫn địa lý tham gia chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp (chương trình hỗ trợ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp của Chính Phủ).

Cam kết “vênh” nhau, thách thức hội nhập

24-8-2007

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được gần một năm. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện các cam kết quốc tế thời gian qua đã bộc lộ các cam kết này vẫn còn “vênh” nhau khá nhiều giữa các tuyến hội nhập.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa không “mặn mà” với hiệp hội

24-8-2007

Vì sao sau 2 năm thành lập, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn chưa có nhiều thành viên? VnEconomy vừa có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Văn Thân, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội xung quanh chủ đề này.

Vì sao HTX Đức Phong phá sản?

24-8-2007

Hơn 1 năm kể từ lễ ra mắt đầy khí thế, đến nay HTX Dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Đức Phong, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi)chỉ còn tên gọi.