TIN TỨC-SỰ KIỆN

"Khoán 10" trong khoa học nông nghiệp - Bài 6. Mô hình Viện trưởng kiêm Chủ tịch HĐQT công ty ở Trung Quốc.

Ngày đăng: 30 | 05 | 2007

Giáo sư Lý Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu lúa Tư Xuyên (TQ) vừa tới thăm toà soạn NNVN. Ông là chuyên gia hàng đầu về lúa lai ở Trung Quốc, đồng tác giả giống lúa nổi tiếng D.ưu 527 đang được gieo cấy phổ biến tại mièn bắc Việt Nam. Thế nhưng, câu chuyện của chúng tôi với GS Lý Bình lần này không phải việc nghiên cứu, chọn tạo giống lúa lai mà là cơ chế, kinh nghiệm tổ chức, phát triển khoa học nông nghiệp của Trung Quốc.

Thưa TS Trung Quốc đang phát triển các viện nghiên cứu theo hướng nào, mối quan hệ giữa tổ chức khoa học – công nghệ và doanh nghiệp ra sao?

Tại Trung Quốc, các tổ chức khoa học – công nghệ được phân thành 2 loại. Những cơ sở nghiên cứu cơ bản, chính sách thì được nhà nước cấp kinh phí hoạt động. Những cơ sở nghiên cứu ứng dụng thì hoạt động chủ yếu từ sự hợp tác với các công ty, Nhà nước sẽ rút dần kinh phí. Trước năm 2000, mối quan hệ giữa các viện nghiên cứu và các công ty giống đa phần là việc chuyển giao miễn phí. Việc quảng bá, phát triển những sản phẩm khoa học cũng do chính phủ đầu tư. Từ tháng 7/2000, khi luật bảo hộ giống cây trồng được ban hành, mối quan hệ giữa các viện nghiên cứu và công ty đã có sự thay đổi căn bản. Đó là mối quan hệ hợp tác, phân chia lợi nhuận. Từ năm 2003, một số công ty giống bắt đầu đầu tư, đặt hàng các viện để nghiên cứu ra những sản phẩm theo yêu cầu của công ty. Việc phân chia lợi nhuận là 40% cho nhà khoa học và 60% của công ty.

Thực tế, các mô hình của Trung Quốc khá linh động. Cho phép thành lập công ty trực thuộc viện. Trong Viện nghiên cứu lúa Tứ Xuyên cuả chúng tôi có công ty TNHH nông nghiệp công nghệ cao Xuyên Nông. Hiện nay, doanh thu mỗi năm cuả Viện nghiên cứu lúa Tứ Xuyên là 10 triệu nhân dân tệ (NDT) - khoảng 20 tỷ đồng việt Nam, trong đó hơn 2 triệu NDT là do đại học nông nghiệp Tứ Xuyên cấp, chủ yếu để trả lương; gần 4 triệu NDT là nguồn thu từ thực hiện các đề tài của Nhà nước và hơn 4 triệu NDT là từ thực hiện các hợp đồng chuyển giao cho các công ty giống.

Tại Việt Nam, một số viện nghiên cứu cũng đã thànhlập công ty. Theo GS, mô hình công ty trong viện nên hình thành như thế nào?

Năm 1993, Viện nghiên cứu lúa Tứ Xuyên thànhlập công ty với số vốn ban đầu là 5 vạn NDT. Đến năm 2000, khi chính phủ khuyến khích cổ phần hoá thì công ty chuyển sang hình thức đã sở hữu, huy động vốn từ bên ngoài để sản xuất kinh doanh. Ngoài cổ phần chi phối của viện, còn có phần vốn của hãng hàng không quốc gia Trung Quốc, các nhà khoa học. Hiện nay tôi vừa là viện trưởng vừa là chủ tịch HĐQT công ty. Tôi cho rằng, mô hình công ty cổ phần sẽ phát huy được hiệu quả cao nhất. Là một đơn vị hoạch toán độc lập nên khi triển khai sản xuất giống, công ty cũng phải mua bản quyền của viện.

Theo GS, khả năng ứng dụng thực tiễn của đề tài Nhà nước và đề tài các công ty đặt hàng, bên nào cao hơn?

Tại Trung Quốc, việc phân định giữa đè tài nhà nước và đề tài đặt hàng của các công ty rất rõ ràng. Bộ Khoa học – công nghệ và Bộ Nông nghiệp có những hội đồng khoa học, quy tụ những nhà khoa học hàng đầu trên từng lĩnh vực để thảo ra những đề tài, dự án, thực sự gắn với nhu cầu của xã hội. Đó là những đề tài nghiên cứu cơ bản, mang tính lý luận chứ không yêu cầu làm ra một sản phẩm, chọn tạo một giống cụ thể. Những đề tài này sẽ được tổ chức đáu thầu công khai để chọn ra cơ sở thực hiện. Nhà nước và viện sẽ ký thoả thuận nghiên cứu. Nếu một vài đề tài của viện không hoàn thành thì chắc chắn hồ sơ dự thầu của viện sẽ bị trả lại. Ngược lại, các công ty thì yêu cầu các viện nghiên cứu phải cho ra một sản phẩm cụ thể. Trước khi đặt hàng, các công ty sẽ tiến hành khảo sát khả năng của viện. Nếu được, họ sẽ chuyển tiền đặt cọc cho viện. Người công ty sẽ thường xuyên đồng hành trong quá trình nghiên cứu, nếu nghiên cứu tiến triển tốt thì phía công ty rót tiền nhanh, không thì ngược lại.

Xin hỏi GS câu hỏi cuối cùng, tại Trung Quốc, đời sống của các nhà khoa học ra sao?

Như tại viện nghiên cứu lúa Tứ Xuyên, mặc dù là một viện Nhà nước, nhưng chúng tôi cũng tự chủ tới 80% doanh thu (từ thực hiện qua đấu thầu đề tài của nhà nước và doanh nghiệp). Nhà khoa học sẽ được trả lương theo khả năng nghiên cứu của mình. Do vậy, lương viện trưởng có khi thấp hơn các tổ trưởng bộ môn. Khi thực hiện các đề tài nghiên cứu theo đơn đặt hàng của các công ty, trong 40% lợi nhuận công ty trích lại cho viện, thì gần một nửa trong số này sẽ được phân chia cho những cán bộ trực tiếp thực hiện. Thu nhập của một TS trung bình từ 160 – 200 triệu VNĐ/năm.

Ngọc Tiến

Thứ Hai, 28/5/2007 - số 106 (2691), NNVN

NỘI DUNG KHÁC

Bài 7. Quản lý hoạt động khoa học công nghệ của Úc và Newzealand

30-5-2007

Qua mô hình quản lý khoa học được coi là tiên tiến hàng đầu thế giới của NEW ZEALAND, chúng ta có thể tìm được phần nào lời giải đáp cho những vấn đề tốn rất nhiều công sức tranh cãi trong quá trình đổi mới cơ chế, chính sách họat động KH&CN ở Việt Nam.

Bài 6. Mô hình Viện trưởng kiêm Chủ tịch HĐQT công ty ở Trung Quốc.

30-5-2007

Giáo sư Lý Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu lúa Tư Xuyên (TQ) vừa tới thăm toà soạn NNVN. Ông là chuyên gia hàng đầu về lúa lai ở Trung Quốc, đồng tác giả giống lúa nổi tiếng D.ưu 527 đang được gieo cấy phổ biến tại mièn bắc Việt Nam. Thế nhưng, câu chuyện của chúng tôi với GS Lý Bình lần này không phải việc nghiên cứu, chọn tạo giống lúa lai mà là cơ chế, kinh nghiệm tổ chức, phát triển khoa học nông nghiệp của Trung Quốc.

Bài 5. “115 không bắt tất cả các nhà khoa học đi kinh doanh”

30-5-2007

Trước những khó khăn của các tổ chức khoa học công nghệ thuộc Bộ NN&PTNT trong quát rình thực hiện Nghị định 11, NNVN đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với TS Nguyễn Quân, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Khoa học và Công nghệ), thành viên BCĐ đề án 115.

Bài 4: 115 trong quán cà phê.

30-5-2007

Trong gần 500 cán bộ, nhân viên của Viện Khoa học Kĩ thuật Nông nghiệp (KHKTNN) miền Nam có khoảng 5% “sống khoẻ” và thêm 5% nữa sống khá. Không kể những cây đa, cây đề”, những người “sống khoẻ” phần lớn có độ tuổi trên 45, đều có thu nhập chính từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tư vấn riêng lẻ, mà những hoạt động ấy đều gắn với những lĩnh vực chuyên môn của mình.

Bài 3: Từ chối thực hiện đề tài tiền tỷ.

30-5-2007

Viện trưởng Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp (viết tắt là RIAM, thuộc Bộ Công nghiệp) – TS, Nguyễn Tường Vân thẳng thắn bày tỏ: chúng tôi quyết định dừng không thực hiện đề tài “Hoàn thiện thiết bị làm thức ăn viên cho bò sữa” vì biết rằng sản phẩn làm ra không có thị trường.

Bài 2: Một đề tài 9 chữ ký.

30-5-2007

Đó là thực tế trong công tác quản lý khoa học nông nghiệp hiện nay. Tại hội nghị triển khai kế hoạch khoa học – công nghệ năm 2007 của ngành NN – PTNT, hàng loạt yêu cầu đã được đưa ra đối với các nhà khoa học . Trong đó, vấn đề sống còn là phải trả lời được câu hỏi: Chúng ta làm được gì cho nông dân khi tiêu cả trăm tỉ đồng mỗi năm.

“Khoán 10” trong khoa học nông nghiệp: Thực hiện không nổi….vì sao?

29-5-2007

Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập được ban hành ngày 5/9/2005, sau đó đã có Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ra ngày 5/6/2006 hướng dẫn thi hành Nghị định này. Tuy nhiên cho tới nay, sau gần 2 năm được ban hành, việc thực hiện Nghị định 115 vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

“Khoán 10” trong khoa học nông nghiệp: Thực hiện không nổi….vì sao?

29-5-2007

Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập được ban hành ngày 5/9/2005, sau đó đã có Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ra ngày 5/6/2006 hướng dẫn thi hành Nghị định này. Tuy nhiên cho tới nay, sau gần 2 năm được ban hành, việc thực hiện Nghị định 115 vẫn gặp rất nhiều khó khăn.