TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bài 2: Một đề tài 9 chữ ký.

Ngày đăng: 30 | 05 | 2007

Đó là thực tế trong công tác quản lý khoa học nông nghiệp hiện nay. Tại hội nghị triển khai kế hoạch khoa học – công nghệ năm 2007 của ngành NN – PTNT, hàng loạt yêu cầu đã được đưa ra đối với các nhà khoa học . Trong đó, vấn đề sống còn là phải trả lời được câu hỏi: Chúng ta làm được gì cho nông dân khi tiêu cả trăm tỉ đồng mỗi năm.

Bài 1: Bó chân, bó tay

Rõ ràng để có lời giải không đơn giản. Làm khoa học là cả một quá trình, không thể cân đo hiệu quả theo từng năm, từng tháng. Thế nhưng, theo một số bậc “lão thành”, cơ chế vận hành của bộ máy khoa học nông nghiệp còn rất cồng kềnh, làm chậm quá trình tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khó phát huy hiệu quả từng đơn vị. Đơn cử là việc vận hành của các viện trực thuộc viện khoa học nông nghiệp việt Nam (Vietnamese Academy of Agricultural Sciences, viết tắt là (VAAS). Mục tiêu lớn nhất khi thành lập VAAS là xây dựng một viện khoa học hàn lâm (Academy) hàng đầu trong ngành NN- PTNT. Vị trí chức năng của VAAS được xác định là nghiên cứu cơ bản có định hướng, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đào tạo sau đại học trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ý tưởng của những người thiết kế là VAAS phải xây dựng được các tổ bộ môn mạnh, quy tụ được các nhà khoa học nông nghiệp hàng đầu cả nước về làm việc. Thế nhưng hiện nay VAAS mới chỉ là phép cộng của 10 đơn vị khoa học thành viên.

Điều quan ngại lớn nhất là sau một thời gian vận hành trong việc thực hiện các đề tài khoa học đã thấy bộc lộ những trục trặc liên quan đến cơ chế không dễ vượt qua. Trên thực tế, VAAS như là một “vụ khoa học thứ hai” quản lý mảng trồng trọt của các tỉnh từ Duyên Hải NamTrung bộ trở ra phía Bắc. Chính vì vậy mà việc thẩm định một đề tài phải qua rất nhiều khâu. Cùng một đề tài trong chương trình mục tiêu quốc gia về VSATTP ngành nông nghiệp năm 2007 - đề tài “xây dựng vùng sản xuất cam an toàn, nhãn an toàn tại Tiền Giang” do Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam thực hiện chỉ cần 4 chữ ký là: Thủ trưởng cơ quan, chủ trì đề tài, chủ nhiệm đề tài, Vụ khoa học – công nghệ, Vụ tài chính. Thế nhưng đề tài “xây dựng vùng sản xuất rau an toàn hàng hoá quy mô huyện hoặc liên xã tại Hưng Yên” của Viện nghên cứu rau quả (trực thuộc VAAS) lại cần tới con số kỷ lục …9 chữ ký gồm: 4 chữ ký của đơn vị thực hiện: chủ nhiệm đề tài, trưởng phòng khoa học, Kế toán trưởng, Thủ trưởng đơn vị, 3 chữ ký của cơ quan chủ trì: Ban Khoa học và Hợp tác quốc tế, Ban tài chính, Thủ trưởng cơ quan chủ trì; 2 chữ ký của cơ quan chủ quản: Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Tài chính. Chỉ qua một ví dụ nhỏ này để thấy, nếu vận hành theo quy mô hiện nay các viện và cụ thể từng chủ nhiệm đề tài phải “chạy đà” thêm khá nhiều bước trước khi đề tài được thông qua.

Ngoài ra cũng đang có sự chồng chéo các đề tài nghiên cứu khoa học giữa cấp nhà nước với cấp ngành. Ví dụ: Chương trình KC 06/06 về: “Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực”. GS, TS Nguyễn Ngọc Kính (nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và CLSP) cho rằng, đang có tình trạng hội đồng tư vấn chỉ thẩm định nội dung còn quy mô và kinh phí lại do một hội đồng khác xét duyệt, dẫn đến sự vênh nhau khá lớn về mức đầu tư kinh phí. Có đề tài thực hiện xuất sắc cấp cơ sở với kinh phí thực hiện cả tỉ đồng nhưng lên cấp Bộ, chính là đề tài đó lại triển khai mở rộng với kinh phí cả chục tỉ đồng vì quy mô đề tài thử nghiệm trên diện tích cả trăm hecta. Thực tế, quy mô đề tài không cần một diện tích lớn như vậy, gây lãng phí. Hội đồng thẩm định chỉ nhìn nội dung còn bên tài chính thì cứ căn cứ vào diện tích rồi nhân ra tiền. Một vấn đề cũng làm kém hiệu quả nghiên cứu là phần lớn các đề tài đều đề xuất lãnh đạo của cơ quan làm chủ nhiệm để nộp đơn đấu thầu. Song đến khi trúng thầu thì chủ nhiệm đề tài do bận công việc nên giao cho người khác làm, thậm chí báo cáo tổng kết cũng không đọc trước khi nộp cho cơ quan quản lý. Cùng với đó, cơ chế thẩm định, nghiệm thu cũng còn nhiều tồn tại. GS. Kính đặt ra hàng loạt câu hỏi: Có hay không “Hội đồng gật gù”? Câu trả lời có vì một số hội đồng được lựa chọn trước với những thành viên “hợp ý” . Có hay không sự nể nang trong các hội đồng? Câu trả lời cũng là có. Đây là hậu quả của cơ chế tuyển chọn chủ nhiệm đề tài, bởi chủ nhệm đề tài là lãnh đạo đơn vị, là GS, TS đầu ngành… thì đương nhiên là tốt.

Đức Cường

Thứ ba 22/5/2007 - số 102 (2687) nông nghiệp

NỘI DUNG KHÁC

“Khoán 10” trong khoa học nông nghiệp: Thực hiện không nổi….vì sao?

29-5-2007

Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập được ban hành ngày 5/9/2005, sau đó đã có Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ra ngày 5/6/2006 hướng dẫn thi hành Nghị định này. Tuy nhiên cho tới nay, sau gần 2 năm được ban hành, việc thực hiện Nghị định 115 vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

“Khoán 10” trong khoa học nông nghiệp: Thực hiện không nổi….vì sao?

29-5-2007

Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập được ban hành ngày 5/9/2005, sau đó đã có Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ra ngày 5/6/2006 hướng dẫn thi hành Nghị định này. Tuy nhiên cho tới nay, sau gần 2 năm được ban hành, việc thực hiện Nghị định 115 vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Thức ăn chăn nuôi sẽ tiếp tục tăng giá

28-5-2007

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thì hiện nay, nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước chỉ đáp ứng được 70% so với nhu cầu. Số còn lại phải nhập khẩu chiếm 45% tổng giá trị nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

Tư tưởng chủ đạo trong quản lý khoa học là phục vụ tốt nhất cho hoạt động của các nhà khoa học và tổ chức khoa học công nghệ

25-5-2007

Tại cuộc hội thảo Hoạt động khoa học và công nghệ: Thực trạng và giải pháp do tạp chí Tia Sáng tổ chức vừa qua, nhiều nhà khoa học cho rằng lĩnh vực quản lý khoa học những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2006, đã có những chuyển biến tích cực với những bước đi đúng hướng. Tạp chí Tia Sáng đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong về vấn đề này.

Quản lý KHCN: Đổi mới không dễ dàng

25-5-2007

Việc áp dụng Nghị định 115 sẽ đụng chạm đến quyền lợi, cuộc sống vật chất và tinh thần của hơn 5.000 cán bộ nghiên cứu khoa học ở hàng chục viện và trung tâm nghiên cứu trong cả nước. Có những cán bộ từ lâu chuyên tâm nghiên cứu công nghệ thì nay phải tìm hiểu về thị trường, về khách hàng, giá cả... Nhiều cán bộ lãnh đạo trăn trở trước bài toán khó là phải chịu trách nhiệm về mọi thành công, thất bại của đơn vị và cả của cá nhân cán bộ, trong khi về pháp lý và tình cảm thì không có cơ chế để đưa người tài vào đơn vị, loại bỏ những người không đáp ứng yêu cầu ra khỏi cơ quan...

Những băn khoăn ban đầu của một cuộc thay đổi lớn

25-5-2007

Việc triển khai Nghị định 115 tạo nên một biến chuyển sâu sắc trong hoạt động của các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ (KHCN). Công cuộc đổi mới này bắt nguồn từ nhu cầu chấm dứt những tình trạng bất hợp lý như: phần lớn giống vật nuôi, cây trồng, mẫu máy móc, thiết bị, giải pháp KHCN áp dụng trong sản xuất nông nghiệp phải nhập từ nước ngoài; nông dân phải tự mày mò chế tạo công cụ, tự chọn lọc giống, nhân giống; báo cáo nghiên cứu nghiệm thu xong chỉ để vào ngăn kéo; nhiều luận án trên đại học sau khi bảo vệ trước hội đồng chỉ để nộp vào thư viện...

Đổi mới sau 20 năm đổi mới

25-5-2007

Nghị định 115 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập ra đời đã gần một năm qua (từ tháng 9/2005) nhưng cho đến nay mới có một số đơn vị sẵn sàng chuyển đổi.

Việt Nam - Thị trường bán lẻ tiềm năng

24-5-2007

Hãng nghiên cứu toàn cầu RNCOS khẳng định với vị trí là một trong bảy thị trường bán lẻ sinh lợi và có nhiều tiềm năng trên thế giới. Hiện nay, các nhà phân phối trong và ngoài nước đang phải xếp hàng để giành giật thị phần ở Việt Nam.

Phát triển nông thôn Việt Nam từ làng xã truyền thống đến văn minh thời đại

23-5-2007

Cuốn sách đưa ra những cơ sở khoa học của sự phân tích, tổng kết và xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn mới, kết hợp truyền thống làng xã Việt Nam với văn minh thời đại

Mẹo nhỏ cầm tay: Tùy chỉnh Menu trong Office 2007

22-5-2007

Giao diện Ribbon mới của Office 2007 đã bỏ đi những menu quen thuộc File, Edit, … và các thanh công cụ truyền thống của những dòng Office trước.

Nghiên cứu định tính và ứng dụng trong phân tích chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn

21-5-2007

Từ ngày 15-18/5/2007, khóa học nâng cao khả năng ứng dụng các phương pháp nghiên cứu định tính vào phân tích chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn cho các cán bộ Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Ipsard) đã được tổ chức với sự tài trợ của quỹ Mispa. Giảng viên là chuyên gia Jaap Voeten (Viện Nghiên cứu Phát triển, Đại học Tilburg và Trường quản lý Maastricht, Hà Lan).