TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đổi mới sau 20 năm đổi mới

Ngày đăng: 25 | 05 | 2007

Nghị định 115 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập ra đời đã gần một năm qua (từ tháng 9/2005) nhưng cho đến nay mới có một số đơn vị sẵn sàng chuyển đổi.

Trong đó có: Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học (Viện Khoa học Việt Nam) và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Tia Sáng đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn về vấn đề này.  

P.V: Điều 1.3 trong Nghị định 115 đã quy định rõ: "Tổ chức nghiên cứu khoa học hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách phục vụ quản lý nhà nước được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên theo nhiệm vụ được giao...”. Như vậy, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (CSCLPTNNNT) không nằm trong quy định bắt buộc phải chuyển đổi. Tại sao ông lại xin chuyển đổi?

TS Đặng Kim Sơn: Theo như tôi hiểu, đối tượng điều chỉnh của Nghị định 115 bao gồm tất cả các cơ quan nghiên cứu khoa học công lập. Các viện nghiên cứu chính sách và nghiên cứu cơ bản, do đặc thù công việc, được nhà nước (NN) tiếp tục đầu tư kinh phí hoạt động bộ máy và nhiệm vụ thường xuyên. Như vậy, bên cạnh các quyền tự chủ mà mọi đơn vị thực hiện 115 đều được hưởng, các viện này có thêm sự hỗ trợ của NN, giảm bớt rủi ro trong quá trình đổi mới. Rõ ràng đây là điều kiện rất thuận lợi cho chúng tôi, chẳng có lý do gì mà chúng tôi không bắt đầu đổi mới sớm.

Mặt khác, Viện chúng tôi xuất thân từ Viện Kinh tế Nông nghiệp còn áp dụng cơ chế quản lý rất cũ. Cho đến lúc đổi tên, cuối năm 2005, đây là viện cuối cùng trong ngành nông nghiệp chưa chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu và vẫn hoàn toàn trông vào ngân sách NN. Cơ chế này một mặt trở thành gánh nặng cho NN, mặt khác cản trở sự phát triển của Viện. Đó là lý do khi chuyển thành Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, chúng tôi xây dựng quy chế hoạt động theo cơ chế của Nghị định 115.

Ông đã ví Nghị định 115 với Khoán 10 trước đây. Vậy theo ông về bản chất của Nghị định 115 và Khoán 10  có gì tương đồng và khác biệt?       

Sự giống nhau là cả hai cuộc đổi mới, về thực chất, là phân cấp trao quyền từ NN (và những đơn vị đại diện NN) cho đơn vị nhỏ (đội, hộ trước kia; viện, trung tâm hiện nay) và cuối cùng là đến người lao động chân tay xưa và người lao động trí óc nay. Quá trình phân quyền này bắt đầu từ trên quản lý hết, chỉ đạo hết, phân chia hết, ghi chép, theo dõi từng ngày công, kiểm tra từng tấm vé, hóa đơn nhưng không quản nổi chất lượng sản phẩm cuối cùng sang trao quyền, khoán chi phí theo từng công đoạn tập trung đánh giá sản phẩm cuối, rồi trao quyền cho từng việc và cuối cùng là giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho hộ nông dân trước kia và cho cơ quan nghiên cứu ngày nay, dùng cơ chế thị trường điều tiết tài nguyên và đánh giá hiệu quả công việc.

Ở nước ta, bộ phận nghèo khó nhất là nông dân nông thôn lại đổi mới sớm nhất, khoán 10, chỉ thị 100 ra đời từ động lực thúc bách mọi phía: trên không quản lý nổi, dưới không sống nổi, người dùng cần nông sản. Bởi vậy đa số mọi người, mọi cấp đều thấy mình có lợi nhờ đổi mới. Tình trạng khủng hoảng toàn diện khi đó tạo sức ép bắt mọi người cùng tham gia đổi mới cơ chế. Suốt hơn 20 năm qua, khi nông nghiệp nói riêng và các lĩnh vực kinh tế nói chung tích cực đổi mới thì khoa học công nghệ vẫn còn nằm trong cơ chế mang đậm bóng dáng bao cấp nên phát triển chậm, lạc hậu so với khoa học công nghệ thế giới.

Tuy nhiên, lần đổi mới này không xuất phát từ một sự đồng thuận mong muốn như xưa. Đối tượng mong đổi mới là khách hàng áp dụng khoa học công nghệ, là nông dân, những người đang phải sử dụng công nghệ nhập khẩu, công nghệ tự chế tạo, tự cải tạo có chất lượng thấp hoặc giá mua cao. Họ ước mong các cơ quan nghiên cứu Việt Nam (VN) đưa ra và bảo hành các tiến bộ kỹ thuật rẻ và tốt. Một số cán bộ nghiên cứu giỏi, năng động đang bươn trải với thị trường cũng muốn được tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tuy vậy, một số nhà quản lý cấp trên chưa muốn chia sẻ quyền lực của mình, một số nhà quản lý ở các viện cũng lo ngại về khả năng cạnh tranh trên thị trường, về trách nhiệm của việc sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, quan trọng nhất là khá nhiều cán bộ, lao động trong các viện nghiên cứu không muốn từ bỏ chỗ dựa yên ấm của chế độ lương biên chế cứng, dù thấp nhưng ổn định. Đây là sự khác biệt giữa hai cuộc đổi mới.

Vậy theo ông,  tại sao được "cởi trói" mà số đơn vị hăng hái đổi mới còn quá ít như vậy?       

Hộ nông dân, doanh nghiệp chỉ hoàn toàn thực hiện được quyền tự chủ của mình khi thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ đã hoạt động thông thoáng. Nay các đơn vị nghiên cứu được tự chủ nhưng thị trường khoa học công nghệ chưa hình thành có khác gì con tàu đã cắt dây buộc nhưng vẫn nằm trên cạn, làm sao bơi được? Trong sản xuất nông nghiệp, chủ thể là 14 triệu hộ nông dân nhỏ lẻ, quy mô sản xuất manh mún, đa số chỉ đủ thu nhập tái sản xuất giản đơn, tích lũy tư bản ít ỏi, thị trường vốn và hoạt động tín dụng còn yếu, làm sao có nhiều khách hàng mua khoa học công nghệ? Khách hàng chính vì vậy vẫn là NN, nhưng những tiêu cực hiện nay trong đầu tư công, những thủ tục rườm rà và thiếu minh bạch trong chi tiêu công làm nhiều người nghi ngại về tính hiệu quả của các hoạt động đấu thầu, tuyển chọn đề tài, chọn chủ thực hiện đề tài, chọn người giao nhiệm vụ khoa học công nghệ, đánh giá kết quả nghiên cứu... Đây là mối lo lắng chính đáng và có căn cứ. Đấy là chưa kể đến thói quen và sự “thích nghi quá lâu” của nhiều cá nhân, đơn vị với cơ chế: Tiền có NN nuôi, việc có NN lo, chỉ cần giỏi xây dựng các mối quan hệ với cấp trên và có thể xa rời đối tượng phục vụ thực sự là người dân, là đồng ruộng.

Tại sao đơn vị ông sẵn sàng chấp nhận rủi ro?               

Hai, ba mươi năm trước, hộ nông dân, rồi hộ doanh nhân đòi quyền tự chủ vào lúc thị trường trong nước còn “ngăn sông, cấm chợ”, thị trường quốc tế còn “đóng cửa, cấm vận”. Phải mất cả chục năm những con tàu dũng cảm đó mới được tự do bơi trên biển cả thị trường, nhưng những “bước trườn đầu tiên” trên những kênh rạch, suối, mương của các con tàu đã “đưa sông về với biển”. Ngày nay, VN đang bước qua ngưỡng cửa hội nhập, các cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ đang đưa cuộc cạnh tranh thị trường vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Các tiến bộ khoa học công nghệ đến từ thế giới, các tổ chức hoạt động khoa

Các viện nghiên cứu chính sách và nghiên cứu cơ bản, do đặc thù công việc, được nhà nước (NN) tiếp tục đầu tư kinh phí hoạt động bộ máy và nhiệm vụ thường xuyên. Như vậy, bên cạnh các quyền tự chủ mà mọi đơn vị thực hiện 115 đều được hưởng, các viện này có thêm sự hỗ trợ của NN, giảm bớt rủi ro trong quá trình đổi mới. Rõ ràng đây là điều kiện rất thuận lợi cho chúng tôi, chẳng có lý do gì mà chúng tôi không bắt đầu đổi mới sớm. 

học công nghệ quốc tế đang và sẽ tiếp cận người sản xuất, kinh doanh VN. “Trâu chậm uống nước đục”, nhà khoa học VN muốn khẳng định vị thế, muốn dành quyền lợi cho mình, muốn đóng góp cho đất nước mình thì phải nhanh chóng nhập cuộc. Vận hội mới này có cả rủi ro và cơ hội nhưng nếu biết tranh thủ, biết hành động thì sẽ thành công.

Khi thực hiện chuyển đổi, điều khó khăn nhất mà ông phải đối mặt là gì?

Có rất nhiều khó khăn cho đoàn người mở đường mới, nhưng có lẽ khó nhất vẫn là cách xử sự với nhau trong chính đoàn người. Có những người có năng lực, có sức trẻ có thể xông lên khai phá nhưng phải lấy gì khen thưởng họ? Phải có cách nào để họ yên tâm về cuộc sống, vợ con, có thể dốc sức phấn đấu, chấp nhận hy sinh, rủi ro trên tuyến đầu?

Có những người đã gắn bó với sự nghiệp từ đầu, họ bị thương, bị ốm, cống hiến tuổi trẻ cho công việc, bây giờ không còn sức, không đủ năng lực xông pha. Không thể bỏ họ nằm lại trên đường, cũng không thể cõng họ trên lưng để trèo đèo, lội suối.

Đây là những khó khăn muôn thuở của quá trình đổi mới thể chế. Để xử lý các khó khăn này, trong các lần sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, cải cách hành chính, cắt giảm biên chế trước đây, NN thường dành ra một quỹ xã hội để giúp các đơn vị bồi hoàn, hỗ trợ cho các cán bộ công nhân phải đào tạo lại, phải chuyển công tác, phải nghỉ việc, về hưu sớm. Đây là giải pháp hợp lý, hy vọng sẽ được áp dụng đúng mức trong quá trình thực hiện 115.

Một nhóm chính sách khác đã đôi lần đặt ra nhưng vẫn nằm trong đề án hoặc mới được áp dụng lẻ tẻ ở cấp địa phương là chính sách thu hút nhân tài, lựa chọn cán bộ có đức, có năng lực. Ở cấp NN có nhiều chính sách trong tầm tay nên được xem xét như miễn, giảm thuế thu nhập cho một số đối tượng làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, có chế độ nhà công vụ, trợ cấp đi lại, cho phép đề bạt bổ nhiệm các vị trí quản lý ở đơn vị khoa học công nghệ, giao làm chủ trì các đề tài quan trọng các cấp... Sự trọng dụng trước hết là ở “đặc quyền” như giao việc, đề bạt cất nhắc, giao quyền rồi mới đến “đặc lợi” như lương bổng, nhà cửa, xe cộ, bệnh viện... nhưng cả hai phải đi với nhau.

Xin ông cho biết "vũ khí" của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn để thu hút nhân tài là gì?

 Đổi mới không có sự lựa chọn, đó là nhu cầu của cuộc sống để trả lời câu hỏi muôn thuở “tồn tại hay không tồn tại?”. Muốn sống và làm việc ra thân phận người trí thức một cách tử tế, không gian dối, không sợ hãi, thì phải đổi mới.

Trong cơ chế thị trường, trước hết phải trả lương thỏa đáng cho người làm việc, ít nhất xấp xỉ mức cạnh tranh trên thị trường lao động trí óc, ngoài ra phải trọng dụng người giỏi. Giỏi chuyên môn thì được giao chủ trì đề tài, công trình, nhiệm vụ nghiên cứu. Giỏi quản lý thì được giao làm lãnh đạo phòng, ban, bộ môn, trung tâm. Thêm vào đó là sự ưu đãi về đào tạo. Viện liên tục tổ chức hàng loạt lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn, trong nước, quốc tế do cán bộ trong viện, chuyên gia đầu ngành từ các cơ quan khác, các chuyên gia giỏi của các tổ chức quốc tế tiến hành đào tạo hầu hết mọi chức danh cho mọi cán bộ trong viện, đặc biệt là cán bộ trẻ, cán bộ có năng lực, có triển vọng. Chúng tôi còn dành nhiều học bổng để đào tạo cán bộ có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ trong và ngoài nước. Ngoài ra chúng tôi đang tiến đến xây dựng cho cán bộ nghiên cứu của viện một môi trường và điều kiện làm việc đạt tiêu chuẩn các nước trong vùng về thông tin, trang bị, đi lại, xuất bản kết quả nghiên cứu, tham gia giảng dạy... và tiến đến là cả cơ sở làm việc khang trang. Ngoài ra, nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, chúng tôi đang xây dựng một chế độ ưu đãi đặc biệt cho nhân tài quốc tế theo tiêu chuẩn quốc tế

Nếu không đạt được sự ủng hộ về chính sách, cơ sở vật chất  như: thuế, nhà ở, quỹ giải quyết lao động chuyển đổi... thì ông sẽ tiếp tục thực hiện đổi mới hay dừng lại?

Đổi mới không có sự lựa chọn, đó là nhu cầu của cuộc sống để trả lời câu hỏi muôn thuở “tồn tại hay không tồn tại?”. Muốn sống và làm việc ra thân phận người trí thức một cách tử tế, không gian dối, không sợ hãi, thì phải đổi mới.

Chính sách và mọi điều kiện khác sớm muộn sẽ thay đổi, đổi nhanh thì đổi mới diễn ra nhanh trên quy mô lớn, đổi chậm thì đổi mới chậm trên quy mô hẹp. Nhưng dù thế nào thì mọi người VN, từ bác nông dân hay anh tiến sĩ cũng vẫn góp sức mình vào quá trình đổi mới vì chính lợi ích, lương tâm của mình, vì trách nhiệm, lẽ sống của đơn vị, địa phương, gia đình mình.

Theo ông, Nghị định 115 có còn hạn chế nào không? 

Nghị định 115 có mục tiêu chính là trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị hoạt động khoa học công nghệ công lập, vì vậy chưa thể giải quyết các vấn đề đặt ra ở các cấp quản lý bên trên như cách thức tổ chức hội đồng khoa học, quỹ khoa học, cách giao nhiệm vụ, đấu thầu, đánh giá kết quả khoa học công nghệ của các cấp quản lý NN, cách thức phối hợp hoạt động khoa học giữa các bộ ngành, địa phương. Cũng chưa thể đề cập đến các chính sách thu hút nhân tài, phát triển thị trường khoa học công nghệ, những vấn đề này có lẽ sẽ thuộc về các văn bản khác quy định trong thời gian không xa.

Về phía ông, ông mong muốn khoán chi như thế nào?

Công nghệ khó bảo vệ tác quyền như: các giống cây trồng có thể nhân giống, các mẫu máy có thể nhân bản, các phần mềm dễ copy... cũng như các chính sách, chiến lược, các nghiên cứu cơ bản không thể trực tiếp mua bán được trên thị trường nên thường không được các công ty tư nhân đầu tư và phải được NN dùng thuế của dân để “mua” rồi phát không phục vụ mục đích chung. Đó là lý do tồn tại sự ưu đãi khác biệt cho các tổ chức khoa học công nghệ công lập trong Nghị định 115.

Người chủ đầu tư công trình bao giờ cũng mong muốn có một sản phẩm chất lượng tốt, với chi phí hợp lý trong thời gian nhất định. Để đảm bảo được mục tiêu trên, có nhiều mức độ quản lý:

- Mức trực tiếp: Chủ ngồi tại chỗ, xem từng việc, tự mua vật tư, chấm công, theo dõi người làm.

- Mức gián tiếp: Duyệt kế hoạch, đề cương thiết kế, định kỳ giám sát theo dõi, kiểm tra chứng từ.

- Mức khoán việc: Xác định mục tiêu, yêu cầu sản phẩm, giao cho bên thực hiện chủ động quản lý và thi công, kiểm tra tiến độ và tập trung vào chất lượng cuối cùng của sản phẩm.

Trước đổi mới, trong các hợp tác xã, người ta đã phải chuyển từ đánh kẻng, chấm công sang quản lý gián tiếp, khoán công đoạn nhưng vẫn thất bại. Chi phí giám sát nhiều hơn chi phí sản xuất mà vẫn chỉ là “đười ươi giữ ống”, người nông dân luôn tìm cách tránh né, gian dối với thái độ của người làm thuê bị lạm dụng. Chỉ đến khi được trao quyền chủ động sản xuất, kinh doanh, có vị thế của người làm chủ , thì người dân mới dốc lòng, dốc sức cho đồng ruộng chẳng cần ai kiểm soát nhưng kết quả sản xuất vẫn rất tốt.

Từ thực tế đó, một cách khoán chi tốt không thể dừng ở các định mức cho từng công đoạn mà phải xác định được tiêu chí chất lượng của sản phẩm cuối cùng và quan trọng hơn là gắn quyền lợi của người thực hiện với chất lượng đó.

Sự khác biệt giữa “khoán trắng” và “đặt hàng” hay “chìa khóa trao tay” là sản phẩm được nghiệm thu và bảo hành cẩn thận, trách nhiệm kinh tế và uy tín nghề nghiệp của người thực hiện được xác lập và thi hành nghiêm túc.

Theo Nghị định 115, có thể nhận thấy các tổ chức khoa học và công nghệ công lập được tự chủ như doanh nghiệp cùng loại của tư nhân nhưng lại được hưởng rất nhiều ưu đãi (được Nhà nước cấp trụ sở, cấp vốn, đặt hàng)... Ông nghĩ sao về điều này?

Khoa học công nghệ có sản phẩm mang tính dùng riêng và có sản phẩm mang tính công cộng. Các doanh nghiệp khoa học tư nhân hướng vào phát triển các công nghệ đem lại lợi nhuận cho các trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp qui mô lớn, nông dân sản xuất hàng hóa có khả năng chi trả. Các công nghệ này có thể dễ dàng bảo vệ quyền tác giả (như các giống cây ưu thế lai, chuyển đổi gene, các phần mềm có khóa mã...) đem lại lợi nhuận lớn và lâu dài.

Các đơn vị khoa học công lập có nhiệm vụ phát triển các sản phẩm khoa học công nghệ mang tính công cộng phục vụ đông đảo nông dân và người sản xuất nhỏ, các đối tượng không có khả năng chi trả và các công nghệ này thường khó bảo vệ tác quyền như các giống cây trồng có thể nhân giống, các mẫu máy có thể nhân bản, các phần mềm dễ copy... Các sản phẩm khoa học công nghệ này cũng như các chính sách, chiến lược, các nghiên cứu cơ bản không thể trực tiếp mua bán được trên thị trường nên thường không được các công ty tư nhân đầu tư và phải được NN dùng thuế của dân để “mua” rồi phát không phục vụ mục đích chung. Đó là lý do tồn tại sự ưu đãi khác biệt cho các tổ chức khoa học công nghệ công lập trong Nghị định 115.

Xin cảm ơn ông.

Tia sáng

NỘI DUNG KHÁC

Việt Nam - Thị trường bán lẻ tiềm năng

24-5-2007

Hãng nghiên cứu toàn cầu RNCOS khẳng định với vị trí là một trong bảy thị trường bán lẻ sinh lợi và có nhiều tiềm năng trên thế giới. Hiện nay, các nhà phân phối trong và ngoài nước đang phải xếp hàng để giành giật thị phần ở Việt Nam.

Phát triển nông thôn Việt Nam từ làng xã truyền thống đến văn minh thời đại

23-5-2007

Cuốn sách đưa ra những cơ sở khoa học của sự phân tích, tổng kết và xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn mới, kết hợp truyền thống làng xã Việt Nam với văn minh thời đại

Mẹo nhỏ cầm tay: Tùy chỉnh Menu trong Office 2007

22-5-2007

Giao diện Ribbon mới của Office 2007 đã bỏ đi những menu quen thuộc File, Edit, … và các thanh công cụ truyền thống của những dòng Office trước.

Nghiên cứu định tính và ứng dụng trong phân tích chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn

21-5-2007

Từ ngày 15-18/5/2007, khóa học nâng cao khả năng ứng dụng các phương pháp nghiên cứu định tính vào phân tích chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn cho các cán bộ Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Ipsard) đã được tổ chức với sự tài trợ của quỹ Mispa. Giảng viên là chuyên gia Jaap Voeten (Viện Nghiên cứu Phát triển, Đại học Tilburg và Trường quản lý Maastricht, Hà Lan).

Thông báo số 2476/TB- BNN-VP ngày 9/5/2007 về ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Hứa Đức Nhị

11-5-2007

Theo đề nghị của một số địa phương về xếp loại nhóm gỗ các loài Keo, Thứ trưởng Hứa Đức Nhị có ý kiến chỉ đạo về vấn đề này như sau:

Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn - 20 năm đổi mới - Tập 6 - Thuỷ lợi

10-5-2007

Nhằm hệ thống, giới thiệu những thành tựu khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong 20 năm đổi mới và phương hướng nghiên cứu ứng dụng đến năm 2010, tầm nhìn 2020...

Khoá trang chủ Internet Explorer

8-5-2007

Bạn thường chọn một trang chủ yêu thích để mở lên mỗi lần truy cập web. Nhưng một lúc nào đó, trang chủ của bạn có thể bị người khác hay khi truy cập vào một trang web độc hại sẽ thay đổi đi, làm bạn phải mất công sửa đổi lại.

Cơ chế phát triển sạch (CDM – clean development machenism) và ứng dụng trong lĩnh vực lâm nghiệp ở Việt Nam

7-5-2007

CDM là một cơ chế hợp tác quốc tế theo nghị định thư Kyoto nhằm làm giảm sự phát thải khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu thông qua cơ chế đầu tư giữa các nước công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển...