TIN TỨC-SỰ KIỆN

"Khoán 10" trong khoa học nông nghiệp - Bài 2: Một đề tài 9 chữ ký

Ngày đăng: 30 | 05 | 2007

Đó là thực tế trong công tác quản lý khoa học nông nghiệp hiện nay. Tại hội nghị triển khai kê hoạch khoa học – công nghệ năm 2007 của ngành NN – PTNT, hàng loạt yêu cầu đã được đưa ra đối với các nhà khoa học . Trong đó, vấn đề sống còn là phải trả lời được câu hỏi: Chúng ta làm được gì cho nông dân khi tiêu cả trăm tỉ đồng mỗi năm. Rõ ràng để có lời giải không đơn giản. Làm khoa học là cả một quá trình, không thể cân đo hiệu quả theo từng năm, từng tháng. Thế nhưng, theo một số bậc “lão thành”, cơ chế vận hành của bộ máy khoa học nông nghiệp còn rất cồng kềnh, làm chậm quá trình tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khó phát huy hiệu quả từng đơn vị. Đơn cử là việc vận hành của các viện trực thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (Vietnamese Academy of Agricultural Sciences, viết tắt là (VAAS). Mục tiêu lớn nhất khi thành lập VAAS là xây dựng một viện khoa học hàn lâm (Academy) hàng đầu trong ngành NN- PTNT. Vị trí chức năng của VAAS được xác định là nghiên cứu cơ bản có định hướng, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đào tạo sau đại học trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ý tưởng của những người thiết kế là VAAS phải xây dựng được các tổ bộ môn mạnh, quy tụ được các nhà khoa học nông nghiệp hàng đầu cả nước về làm việc. Thế nhưng hiện nay VAAS mới chỉ là phép cộng của 10 đơn vị khoa học thành viên. Điều quan ngại lớn nhất là sau một thời gian vận hành trong việc thực hiện các đề tài khoa học đã thấy bộc lộ những trục trặc liên quan đến cơ chế không dễ vượt qua. Trên thực tế, VAAS như là một “vụ khoa học thứ hai” quản lý mảng trồng trọt của các tỉnh từ Duyên Hải NamTrung bộ trở ra phía Bắc. Chính vì vậy mà việc thẩm định một đề tài phải qua rất nhiều khâu. Cùng một đề tài trong chương trình mục tiêu quốc gia về VSATTP ngành nông nghiệp năm 2007 - đề tài “xây dựng vùng sản xuất cam an toàn, nhãn an toàn tại Tiền Giang” do Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam thực hiện chỉ cần 4 chữ ký là: Thủ trưởng cơ quan, chủ trì đề tài, chủ nhiệm đề tài, Vụ khoa học – công nghệ, Vụ tài chính. Thế nhưng đề tài “xây dựng vùng sản xuất rau an toàn hàng hoá quy mô huyện hoặc liên xã tại Hưng Yên” của Viện nghên cứu rau quả (trực thuộc VAAS) lại cần tới con số kỷ lục …9 chữ ký gồm: 4 chữ ký của đơn vị thực hiện: chủ nhiệm đề tài, trưởng phòng khoa học, Kế toán trưởng, Thủ trưởng đơn vị, 3 chữ ký của cơ quan chủ trì: Ban Khoa học và Hợp tác quốc tế, Ban tài chính, Thủ trưởng cơ quan chủ trì; 2 chữ ký của cơ quan chủ quản: Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Tài chính. Chỉ qua một ví dụ nhỏ này để thấy, nếu vận hành theo quy mô hiện nay các viện và cụ thể từng chủ nhiệm đề tài phải “chạy đà” thêm khá nhiều bước trước khi đề tài được thông qua. Ngoài ra cũng đang có sự chồng chéo các đề tài nghiên cứu khoa học giữa cấp nhà nước với cấp ngành. Ví dụ: Chương trình KC 06/06 về: “Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực”. GS, TS Nguyễn Ngọc Kính (nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và CLSP) cho rằng, đang có tình trạng hội đồng tư vấn chỉ thẩm định nội dung còn quy mô và kinh phí lại do một hội đồng khác xét duyệt, dẫn đến sự vênh nhau khá lớn về mức đầu tư kinh phí. Có đề tài thực hiện xuất sắc cấp cơ sở với kinh phí thực hiện cả tỉ đồng nhưng lên cấp Bộ, chính là đề tài đó lại triển khai mở rộng với kinh phí cả chục tỉ đồng vì quy mô đề tài thử nghiệm trên diện tích cả trăm hecta. Thực tế, quy mô đề tài không cần một diện tích lớn như vậy, gây lãng phí. Hội đồng thẩm định chỉ nhìn nội dung còn bên tài chính thì cứ căn cứ vào diện tích rồi nhân ra tiền. Một vấn đề cũng làm kém hiệu quả nghiên cứu là phần lớn các đề tài đều đề xuất lãnh đạo của cơ quan làm chủ nhiệm để nộp đơn đấu thầu. Song đến khi trúng thầu thì chủ nhiệm đề tài do bận công việc nên giao cho người khác làm, thậm chí báo cáo tổng kết cũng không đọc trước khi nộp cho cơ quan quản lý. Cùng với đó, cơ chế thẩm định, nghiệm thu cũng còn nhiều tồn tại. GS. Kính đặt ra hàng loạt câu hỏi: Có hay không “Hội đồng gật gù”? Câu trả lời có vì một số hội đồng được lựa chọn trước với những thành viên “hợp ý” . Có hay không sự nể nang trong các hội đồng? Câu trả lời cũng là có. Đây là hậu quả của cơ chế tuyển chọn chủ nhiệm đề tài, bởi chủ nhệm đề tài là lãnh đạo đơn vị, là GS, TS đầu ngành… thì đương nhiên là tốt.

 

 

 

Đức Cường

Thứ ba 22/5/2007 - số 102 (2687) nông nghiệp

NỘI DUNG KHÁC

Bài 7. Quản lý hoạt động khoa học công nghệ của Úc và Newzealand

30-5-2007

Qua mô hình quản lý khoa học được coi là tiên tiến hàng đầu thế giới của NEW ZEALAND, chúng ta có thể tìm được phần nào lời giải đáp cho những vấn đề tốn rất nhiều công sức tranh cãi trong quá trình đổi mới cơ chế, chính sách họat động KH&CN ở Việt Nam.

Bài 6. Mô hình Viện trưởng kiêm Chủ tịch HĐQT công ty ở Trung Quốc.

30-5-2007

Giáo sư Lý Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu lúa Tư Xuyên (TQ) vừa tới thăm toà soạn NNVN. Ông là chuyên gia hàng đầu về lúa lai ở Trung Quốc, đồng tác giả giống lúa nổi tiếng D.ưu 527 đang được gieo cấy phổ biến tại mièn bắc Việt Nam. Thế nhưng, câu chuyện của chúng tôi với GS Lý Bình lần này không phải việc nghiên cứu, chọn tạo giống lúa lai mà là cơ chế, kinh nghiệm tổ chức, phát triển khoa học nông nghiệp của Trung Quốc.

Bài 5. “115 không bắt tất cả các nhà khoa học đi kinh doanh”

30-5-2007

Trước những khó khăn của các tổ chức khoa học công nghệ thuộc Bộ NN&PTNT trong quát rình thực hiện Nghị định 11, NNVN đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với TS Nguyễn Quân, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Khoa học và Công nghệ), thành viên BCĐ đề án 115.

Bài 4: 115 trong quán cà phê.

30-5-2007

Trong gần 500 cán bộ, nhân viên của Viện Khoa học Kĩ thuật Nông nghiệp (KHKTNN) miền Nam có khoảng 5% “sống khoẻ” và thêm 5% nữa sống khá. Không kể những cây đa, cây đề”, những người “sống khoẻ” phần lớn có độ tuổi trên 45, đều có thu nhập chính từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tư vấn riêng lẻ, mà những hoạt động ấy đều gắn với những lĩnh vực chuyên môn của mình.

Bài 3: Từ chối thực hiện đề tài tiền tỷ.

30-5-2007

Viện trưởng Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp (viết tắt là RIAM, thuộc Bộ Công nghiệp) – TS, Nguyễn Tường Vân thẳng thắn bày tỏ: chúng tôi quyết định dừng không thực hiện đề tài “Hoàn thiện thiết bị làm thức ăn viên cho bò sữa” vì biết rằng sản phẩn làm ra không có thị trường.

Bài 2: Một đề tài 9 chữ ký.

30-5-2007

Đó là thực tế trong công tác quản lý khoa học nông nghiệp hiện nay. Tại hội nghị triển khai kế hoạch khoa học – công nghệ năm 2007 của ngành NN – PTNT, hàng loạt yêu cầu đã được đưa ra đối với các nhà khoa học . Trong đó, vấn đề sống còn là phải trả lời được câu hỏi: Chúng ta làm được gì cho nông dân khi tiêu cả trăm tỉ đồng mỗi năm.

“Khoán 10” trong khoa học nông nghiệp: Thực hiện không nổi….vì sao?

29-5-2007

Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập được ban hành ngày 5/9/2005, sau đó đã có Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ra ngày 5/6/2006 hướng dẫn thi hành Nghị định này. Tuy nhiên cho tới nay, sau gần 2 năm được ban hành, việc thực hiện Nghị định 115 vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

“Khoán 10” trong khoa học nông nghiệp: Thực hiện không nổi….vì sao?

29-5-2007

Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập được ban hành ngày 5/9/2005, sau đó đã có Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ra ngày 5/6/2006 hướng dẫn thi hành Nghị định này. Tuy nhiên cho tới nay, sau gần 2 năm được ban hành, việc thực hiện Nghị định 115 vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Thức ăn chăn nuôi sẽ tiếp tục tăng giá

28-5-2007

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thì hiện nay, nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước chỉ đáp ứng được 70% so với nhu cầu. Số còn lại phải nhập khẩu chiếm 45% tổng giá trị nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

Tư tưởng chủ đạo trong quản lý khoa học là phục vụ tốt nhất cho hoạt động của các nhà khoa học và tổ chức khoa học công nghệ

25-5-2007

Tại cuộc hội thảo Hoạt động khoa học và công nghệ: Thực trạng và giải pháp do tạp chí Tia Sáng tổ chức vừa qua, nhiều nhà khoa học cho rằng lĩnh vực quản lý khoa học những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2006, đã có những chuyển biến tích cực với những bước đi đúng hướng. Tạp chí Tia Sáng đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong về vấn đề này.

Quản lý KHCN: Đổi mới không dễ dàng

25-5-2007

Việc áp dụng Nghị định 115 sẽ đụng chạm đến quyền lợi, cuộc sống vật chất và tinh thần của hơn 5.000 cán bộ nghiên cứu khoa học ở hàng chục viện và trung tâm nghiên cứu trong cả nước. Có những cán bộ từ lâu chuyên tâm nghiên cứu công nghệ thì nay phải tìm hiểu về thị trường, về khách hàng, giá cả... Nhiều cán bộ lãnh đạo trăn trở trước bài toán khó là phải chịu trách nhiệm về mọi thành công, thất bại của đơn vị và cả của cá nhân cán bộ, trong khi về pháp lý và tình cảm thì không có cơ chế để đưa người tài vào đơn vị, loại bỏ những người không đáp ứng yêu cầu ra khỏi cơ quan...

Những băn khoăn ban đầu của một cuộc thay đổi lớn

25-5-2007

Việc triển khai Nghị định 115 tạo nên một biến chuyển sâu sắc trong hoạt động của các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ (KHCN). Công cuộc đổi mới này bắt nguồn từ nhu cầu chấm dứt những tình trạng bất hợp lý như: phần lớn giống vật nuôi, cây trồng, mẫu máy móc, thiết bị, giải pháp KHCN áp dụng trong sản xuất nông nghiệp phải nhập từ nước ngoài; nông dân phải tự mày mò chế tạo công cụ, tự chọn lọc giống, nhân giống; báo cáo nghiên cứu nghiệm thu xong chỉ để vào ngăn kéo; nhiều luận án trên đại học sau khi bảo vệ trước hội đồng chỉ để nộp vào thư viện...