ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Ứng dụng khoa học công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Ngày đăng: 22 | 02 | 2024

 Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT” đã đề ra giải pháp về khoa học và công nghệ (KH&CN) là “Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN trong ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT” và nội dung giải pháp này đã được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/1/2014 của Chính phủ.

   Sau khi có Nghị quyết số 24-NQ/TW, Ban Chấp hành Đảng Bộ KH&CN đã tổ chức Hội nghị quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ Bộ thực hiện trong nhiệm kỳ 2013 - 2015, 2016-2020, 2021- 2025 và có nhiều hình thức cung cấp thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt, trong thời gian qua, Bộ KH&CN đã xác định đây là các nội dung trọng tâm, lồng ghép vào kế hoạch hành động, chương trình triển khai của Bộ, đồng thời, ban hành các văn bản liên quan thông qua các cơ chế chính sách mới và đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

1. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ

    Trong giai đoạn 2011-2015, Bộ KH&CN đã phối hợp với Bộ TNMT triển khai Chương trình KH&CN phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH; giai đoạn 2016 - 2020 triển khai Chương trình KH&CN ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT đã có những đóng góp tích cực cho công cuộc ứng phó với BĐKH đối với từng ngành/lĩnh vực và địa phương ở Việt Nam.

a. Về ứng phó với BĐKH

    Đối với lĩnh vực nông nghiệp, Bộ đƯớc tính, KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp và khoảng 38% giá trị gia tăng trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt, Bộ đã xây dựng và ứng dụng thành công Bộ bản đồ rủi ro và lập kế hoạch thích ứng với BĐKH (CS-Map) cho 43 tỉnh, thành phố trên cả nước. Kết quả ứng dụng CS-Map ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy điều chỉnh lịch xuống giống đã giúp nông dân tránh được các tác động bất lợi của hạn hán, xâm nhập mặn thường diễn ra trong các vụ lúa đông xuân.

    Với lĩnh vực y tế, Bộ đã nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến sức khỏe của lực lượng vũ trang và một số cộng đồng dễ bị tổn thương từ đó đề xuất các giải pháp y sinh để ứng phó. Xây dựng được 3 mô hình ứng phó với các bệnh mới như: Sốt rét, sởi, tiêu chảy. Đối với lĩnh vực dân sinh, Bộ xây dựng được mô hình nhà thích ứng với lũ lụt (gồm 10 mô hình thích ứng với lũ tại tỉnh Thừa Thiên - Huế và có khả năng nhân rộng ra các địa phương khác), đồng thời, xây dựng được mô hình làng sinh thái ứng phó với BĐKH tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    Trong xây dựng kịch bản BĐKH và công tác đàm phán quốc tế: Các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực chủ yếu xây dựng công nghệ dự báo, cảnh báo dông từ sản phẩm dự báo mô hình số (hạn từ 12 ngày) và từ số liệu ra đa thời tiết (hạn từ 3 giờ), xây dựng hệ thống tổ hợp dự báo mưa lớn cho khu vực Trung Trung bộ từ kết quả mô hình số; xây dựng công nghệ dự báo, cảnh báo sớm mưa, lũ, dông khu vực đồng bằng sông Cửu Long; Xây dựng chương trình tính toán, phân tích và biểu diễn xoáy thế từ các sản phẩm số (tái phân tích, mô hình) phục vụ dự báo mưa lớn trên khu vực Bắc bộ; Xây dựng cơ sở khoa học phục vụ phân cấp cấp độ rủi ro do thiên tai… Những kết quả đạt được đã phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng và cập nhật các kịch bản BĐKH và nước biển dâng, cung cấp cơ sở dữ liệu và luận cứ khoa học phục vụ công tác đàm phán quốc tế và Kế hoạch triển khai Thỏa thuận Pari về BĐKH của Việt Nam.

    Đặc biệt, tại các địa phương trọng điểm trong đó có đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH, nước biển dâng và khai thác nguồn nước trên dòng chính sông Mê Công, thông qua các Chương trình KHCN đã xây dựng được mạng lưới quan trắc khí tượng, thủy văn góp phần nâng cao chất lượng dự báo thiên tai trong bối cảnh BĐKH bằng các công nghệ hiện đại như công nghệ viễn thám (bản đồ nhiệt bề mặt, bản đồ độ ẩm, bản đồ mưa, kịch bản lũ lụt, bản đồ biến động đường bờ biển, bản đồ biến động sử dụng đất, bản đồ biến động lớp phủ thực vật,…). Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để nhận dạng các tác động của BĐKH và sự thay đổi của các hiện tượng khí hậu thông thường phục vụ công tác đánh giá thực trạng BĐKH ở Việt Nam; xây dựng, phát triển hệ thống giám sát BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với Việt Nam.

b. Quản lý tài nguyên

    Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực BVMT và Chỉ thị số 25/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về BVMT, Bộ KH&CN đã triển khai Chương trình “Nghiên cứu KH&CN phục vụ BVMT và phòng tránh thiên tai” trong các giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020, đồng thời triển khai các nhiệm vụ trọng tâm khác. Kết quả đã kịp thời giúp cho các cơ quan quản lý Trung ương và địa phương giải quyết những vấn đề cấp bách, cụ thể như: Đã xác lập cơ sở khoa học cho việc nhận dạng đầy đủ và đánh giá đúng vị thế của các dạng tài nguyên thiên nhiên quan trọng; nâng cao hiệu quả khai thác tổng hợp, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và BVMT trong phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đã cung cấp luận cứ khoa học, góp phần xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quản lý hoạt động khoáng sản.

    Các kết quả nghiên cứu tập trung phát triển công nghệ, thiết bị, vật liệu, chế phẩm mới, thích hợp để xử lý ô nhiễm môi trường và đề xuất được các giải pháp KH&CN tiên tiến BVMT. Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết số 24-NQ/TW, Bộ KH&CN đã tổ chức triển khai nhiệm vụ đánh giá, phát huy các giá trị dịch vụ hệ sinh thái, cảnh quan, tài nguyên di truyền thông qua số lượng và tỷ lệ nguồn gen được đánh giá.

c. Phòng tránh thiên tai

    Những năm qua, Bộ đã nâng cao chất lượng giám sát, dự báo, cảnh báo các hiện tượng khí tượng thủy văn, đặc biệt là các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm; rút ngắn thời gian tiến hành dự báo, cung cấp luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng dự báo, chất lượng phục vụ khí tượng thủy văn; Xây dựng được công nghệ dự báo mưa lớn thời hạn 2 - 3 ngày phục vụ công tác cảnh báo sớm lũ lụt khu vực miền trung Việt Nam, đồng thời xây dựng qui trình công nghệ dự báo quỹ đạo và cường độ bão trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông hạn 5 ngày.

    Cùng với đó, Bộ đã tiến hành nghiên cứu toàn diện những vấn đề quan trọng về thiên tai của các vùng, các lưu vực sông quan trọng hoặc những cụm nhóm vấn đề khoa học công nghệ lớn với phương pháp, cách tiếp cận, công cụ nghiên cứu hiện đại, tiệm cận trình độ tiên tiến của thế giới

d. BVMT

    Đã nghiên cứu phát triển một số mô hình, giải pháp tổng thể BVMT phù hợp với tăng trưởng xanh; Đã đánh giá tác động các bậc thang thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mê Công đến dòng chảy, môi trường, kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp giảm thiểu bất lợi. Các kết quả nghiên cứu đã phục vụ thiết thực cho công tác đàm phán giữa Chính phủ Việt Nam với các nước trong Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Đặc biệt, Bộ KH&CN đã tổ chức triển khai 2 nhiệm vụ liên quan đến phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường: (1) Thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường (phát thải và công nghệ tương đương với nhóm các nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN), trong thời gian qua, Bộ KH&CN đã công bố được 622 tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) gồm: 140 TCVN về môi trường không khí (13.040); 151 TCVN về môi trường đất (13.080); 248 TCVN về môi trường nước (13.060); 51 TCVN về chất thải rắn (13.030); 32 TCVN về môi trường tiếng ồn (13.140; 17.140); (2) Ngăn chặn việc đưa công nghệ lạc hậu, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu không đảm bảo yêu cầu về môi trường từ bên ngoài vào nước ta.

    Theo đó, Bộ KH&CN đã tiếp nhận 44 hồ sơ đề nghị chấp thuận nhập khẩu máy móc, thiết bị có tuổi trên 10 năm, trong đó có 28 hồ sơ được chấp thuận nhập khẩu, chiếm tỷ lệ gần 64%. Các trường hợp còn lại (khoảng 36%) không được chấp thuận nhập khẩu do máy móc, thiết bị quá cũ, không đảm bảo yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng và BVMT. Từ năm 2012-2017, Bộ KH&CN đã thụ lý 109 dự án, có 1 dự án (năm 2017) đề nghị không thông qua do công nghệ không phù hợp với Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (tỷ lệ @ 1%). Từ tháng 6/2019 đến tháng 8/2022, Tổng cục Hải quan đã xử lý 224 vụ việc vi phạm liên quan đến việc nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ cũ, lạc hậu; buộc tái xuất 154 trường hợp. Từ tháng 8/2019 đến tháng 5/2022, các tổ chức giám định được chỉ định thực hiện dám định 15.839 lô máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, 160 dây truyền công nghệ từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan...

2. Kết quả thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án theo Nghị quyết số 06/NQ-CP

    Thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án theo Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 24/1/2021 về chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, Bộ KH&CN đã tái cấu trúc các chương trình KH&CN cấp quốc gia, trong đó có Chương trình “Nghiên cứu KH&CN phục vụ BVMT, phòng tránh thiên tai và ứng phó với BĐKH”, mã số KC.08/21-30, do Bộ KH&CN chủ trì thực hiện. Theo đó, Bộ KH&CN đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức xây dựng và ban hành các chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến 2030, trong đó có các chương trình về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT với các mục tiêu cụ thể là: (1) Cung cấp luận cứ khoa học nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách, công cụ kinh tế thúc đẩy hoạt động BVMT, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phòng tránh thiên tai và ứng phó với BĐKH; (2) Phát triển, ứng dụng, chuyển giao được các phương pháp, mô hình, công nghệ tiên tiến nhằm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và BVMT hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, thị trường các-bon; (3) Nghiên cứu phát triển, chuyển giao được các phương pháp, công nghệ mới, tiên tiến trong dự báo, quan trắc, giám sát các yếu tố môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí,...) và đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát ô nhiễm, phục hồi và khắc phục sự cố môi trường; (4) Phát triển, hoàn thiện phương pháp, quy trình dự báo; ứng dụng được các công cụ, mô hình, công nghệ tiên tiến, tích hợp vào dự báo, cảnh báo các hiện tượng khí tượng - thủy văn nguy hiểm, các loại hình thiên tai điển hình khác ở Việt Nam; (5) Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển được các công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ việc xây dựng/cập nhật kịch bản BĐKH, giám sát, đánh giá tác động (tính dễ bị tổn thương) đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương.

    Đồng thời, Chương trình "Nghiên cứu KH&CN phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển", mã số: KC.09/21-30, với 4 mục tiêu cụ thể là: (1) Xác lập cơ sở và cung cấp luận cứ khoa học phục vụ hoạch định và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển và quản trị bền vững kinh tế biển, góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông; (2) Cung cấp luận cứ khoa học nhằm phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học biển, các hệ sinh thái biển, bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển; giảm nhẹ thiên tai; thích ứng với BĐKH, duy trì nguồn vốn tự nhiên biển; (3) Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý, điều tra, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên biển tại các vùng biển và ven biển Việt Nam nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị kinh tế biển; (4) Ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong cảnh báo và dự báo tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường biển, ứng phó với BĐKH ở vùng biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.

3. Một số tồn tại, hạn chế

Công tác chỉ đạo điều hành và hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện

    Mặc dù đã có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH theo tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động KH&CN, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tiếp thu, áp dụng các công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, hiện đại trên thế giới cho ứng phó với BĐKH. Tuy nhiên, còn một số hạn chế như: (1) Trong hoàn thiện để ban hành hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật nâng cao công tác quản lý chất lượng thiết bị, sản phẩm thân thiện với môi trường; (2) Hướng dẫn chung về xây dựng một hệ thống giám sát chung trong chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang Việt Nam nhằm đảm bảo tính minh bạch trong đánh giá về chuyển giao công nghệ (theo lộ trình thực hiện Kế hoạch Thỏa thuận Paris của Chính phủ Việt Nam); (3) Công tác thống kê các hàng hóa là máy móc thiết bị, công nghệ và các loại sản phẩm có ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe cộng đồng để làm căn cứ, đánh giá thường kỳ trong các lĩnh vực; (4) Cơ chế khuyến khích sử dụng công nghệ xử lý chất thải rắn theo xu hướng tái chế, tái sử dụng và tận dụng năng lượng từ chất thải rắn, ưu tiên các nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung công suất lớn có công nghệ phát điện tiên tiến.

Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ

    Việc nghiên cứu cơ sở khoa học để tích hợp, lồng ghép vấn đề BĐKH, quản lý TN&MT vào các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, địa phương chưa được đầu tư nghiên cứu cho từng nhóm, loại chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội cụ thể. Trong khi đó, cơ sở dữ liệu dùng chung liên quan đến BĐKH, quản lý TN&MT phục vụ nghiên cứu khoa học còn tản mạn chưa tập trung, thống nhất, do đó chưa khai thác được một cách hiệu quả dữ liệu liên ngành, liên vùng. Việc đặt hàng các nhiệm vụ KH&CN liên quan đến BĐKH, quản lý TN&MT chưa được các Bộ/ngành, địa phương đầu tư nghiên cứu một cách thích đáng, chưa có tham vấn rộng rãi các cơ quan nghiên cứu và các cấp quản lý. Theo đó, nhiều đề xuất chưa đảm bảo chất lượng về mặt khoa học để đưa ra Hội đồng tư vấn xem xét triển khai thực hiện theo các quy định hiện hành.

4. Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ trong ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT

    Trong bối cảnh toàn cầu đang nỗ lực phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính để đạt mức trung hòa các-bon vào giữa thế kỷ này, đồng thời khắc phục những sai lầm trong khai thác, sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường và BĐKH, đòi hỏi có sự đổi mới từ tư duy đến đối tượng nghiên cứu và phương pháp luận nghiên cứu trong ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT:

    Một là, bối cảnh đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu hiện nay, đặc biệt là để góp phần phục hồi sau đại dịch, giải quyết vấn đề sụp đổ hệ sinh thái, tình trạng khẩn cấp toàn cầu về khí hậu đặt ra yêu cầu khoa học công nghệ phải đảm nhiệm vai trò và sứ mệnh mới. Từ chỗ chỉ tập trung nghiên cứu, khám phá Trái đất, môi trường để phục vụ khai thác, sử dụng tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội mà không tuân theo quy luật tự nhiên, khoa học hiện nay cần phải nghiên cứu tường tận các quy luật tự nhiên để góp phần điều chỉnh hành vi ứng xử của con người với tự nhiên theo hướng thuận thiên, tuân theo quy luật của tự nhiên; chuyển đổi từ khai thác bóc lột tự nhiên sang đầu tư, phục hồi tự nhiên.

    Hai là, các ngành khoa học cần tăng cường liên kết trong nghiên cứu, khám phá đầy đủ, toàn diện các giá trị, thông tin khoa học, dữ liệu lịch sử từ kho tàng địa chất, luận giải được lịch sử hình thành, phát triển của Trái Đất, Môi trường từ đó có được những hiểu biết sâu sắc về cũng như bài học kinh nghiệm từ những biến cố trong lịch sử để dự báo tương lai nhằm thích ứng, giảm nhẹ những thảm hoạ.

    Ba là, các nhà khoa học hiện nay cần thể hiện vai trò tiên phong trong việc tìm ra những giá trị mới, đưa ra được những giải pháp khả thi để giải quyết các vấn đề lớn của môi trường, từ chôn lấp, lưu trữ các-bon ở các mỏ đã khai thác; tìm kiếm các nguồn nhiên liệu sạch, năng lượng tái tạo như  địa nhiệt, sóng, gió và năng lượng mặt trời, các nguồn vật liệu mới thay thế vật liệu truyền thống không thân thiện với môi trường và khí hậu. Đồng thời, phát hiện tiềm năng giá trị địa chất, địa mạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thay thế cho khai thác tài nguyên thiên nhiên không tái tạo; đặt nền móng cho phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.

    Bốn là, đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân chất lượng cao phù hợp với xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt chú trọng đào tạo các nội dung tri thức có tính liên ngành; chuyển đổi, đổi mới mục tiêu, kết quả, sản phẩm và quy trình đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao kiến thức (R&D), quản lý, tổ chức và đảm bảo chất lượng theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả, đáp ứng cao và nhanh chóng, hài lòng các bên liên quan.

    Năm là, mô hình các tổ chức khoa học công nghệ cần thay đổi để phù hợp thực tiễn, gắn sản phẩm đầu ra phục vụ quản lý, chính sách, tác nghiệp và doanh nghiệp; làm rõ tính hiệu quả kinh phí nghiên cứu khoa học công nghệ; cần xã hội hóa nguồn lực khoa học công nghệ và cần gắn khoa học công nghệ và đào tạo, đào tạo nguồn lực chất lượng cao. Đây là nền tảng để Việt Nam có thể làm chủ công nghệ tiên tiến, tiến tới phát triển công nghệ made in Việt Nam.

    Đối với các vùng trọng điểm như đồng bằng sông Cửu Long là nơi chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi do tác động của BĐKH và tác động của con người (từ thượng nguồn lưu vực sông Mê Kông), ngoài việc cập nhật và chi tiết các kịch bản về BĐKH, nước biển dâng và điều kiện phát triển kinh tế xã hội…vấn đề quan trọng cần đặt ra đó là: Việc ứng dụng KH&CN tiên tiến để nhận dạng rõ bản chất của các loại tác động này và đề ra kế hoạch hành động và giải pháp cụ thể cho từng vùng, miền nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực và thích ứng với điều kiện BĐKH. Các giải pháp cụ thể cần có tầm nhìn dài hạn về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, hạ tầng cơ sở, nông nghiệp nông thôn, BVMT.

TS. Nguyễn Thị Thanh Hà

Phó Vụ trưởng, Vụ Khoa học xã hội, nhân văn và tự nhiên,

Bộ Khoa học và Công nghệ

(Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 1/2024)

NỘI DUNG KHÁC

Quy hoạch không gian biển quốc gia: Tạo lập cơ sở cho quản lý các hoạt động khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo

23-2-2024

Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260 km, với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, vùng biển rộng lớn đứng thứ 27 trong 157 quốc gia ven biển và các quốc đảo. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, diện tích biển của nước ta gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đông. Vùng biển nước ta được công nhận là vùng giàu tài nguyên thiên nhiên, có vị thế kinh tế, địa chính trị và quốc phòng, an ninh quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Thể chế Nghị quyết số 18-NQ/TW của Đảng, Luật Đất đai (năm 2024) đã được hoàn thiện với nhiều nội dung đổi mới quan trọng

27-2-2024

Ngày 16/6/2022, tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao với 5 quan điểm, 3 mục tiêu, 6 nhóm giải pháp và 8 nhóm chính sách lớn trong hoàn thiện pháp luật về đất đai. Đây là cơ sở chính trị quan trọng, là kim chỉ nam, là chủ trương, định hướng chính sách cơ bản để xây dựng, hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi) - Luật Đất đai (năm 2024).

Luật Tài nguyên nước 2023: Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, huy động nguồn lực và bảo vệ hiệu quả tài nguyên nước

27-2-2024

   Luật Tài nguyên nước 2023 đã được Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua ngày 27/11/2023, với 468 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 94,74% tổng số đại biểu. Đây là bước tiến lớn trong tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị tài nguyên nước trong bối cảnh nguồn nước Việt Nam được đánh giá là “quá thừa, quá thiếu, quá bẩn” và bảo đảm tài nguyên nước được quản lý như tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo đúng tinh thần Hiến pháp năm 2013.

Đánh giá mức độ phát thải khí nhà kính và đề xuất giải pháp giảm thiểu từ hoạt động canh tác lúa và chăn nuôi tại tỉnh Quảng Ninh

29-2-2024

Gia tăng hàm lượng các khí nhà kính (KNK) trong khí quyển đang góp phần đẩy nhanh tốc độ biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. Theo kết quả kiểm kê KNK của Việt Nam năm 2016, tổng lượng phát thải trong lĩnh vực nông lâm nghiệp (AFOLU) là 98,6 triệu tấn CO2 quy đổi (viết tắt là CO2e), chiếm khoảng 30% tổng lượng phát thải KNK toàn quốc (khoảng 316,7 triệu tấn CO2e). 

Ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và những vấn đề đặt ra

29-2-2024

 Ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Đây là những lĩnh vực được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhằm tổ chức thực hiện tốt công tác này, nhất là kể từ khi Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Thúc đẩy thiết kế sinh thái hướng đến kinh tế tuần hoàn

1-3-2024

Với xu hướng tiêu dùng ngày càng tăng, từ năm 2011 - 2021, Việt Nam có tốc độ tiêu thụ năng lượng sơ cấp tăng bình quân 7,2%/năm, trong đó 55,8% là than và khí đốt; thủy điện 16,44%; năng lượng tái tạo là 6,25% (2021). Sự phát triển kinh tế luôn đi kèm với các thách thức về môi trường như quản lý chất thải, cạn kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo. Ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra trên đất liền ở Việt Nam, và ít nhất 10% trong số này đổ ra đại dương mỗi năm. Hầu hết các tác động đến môi trường hiện nay đều liên quan đến một quá trình sản xuất, tiêu dùng sản phẩm nào đó.

Diễn biến môi trường trong bối cảnh bùng phát quy hoạch phát triển và mở rộng Hà Nội 15 - 20 năm qua và đề xuất các giải pháp cải thiện

5-3-2024

Với diện tích gần 3,4 nghìn km2 và dân số gần 9 triệu người, Hà Nội là thành phố (TP) trực thuộc Trung ương đông dân thứ hai cả nước. Trong bài báo này, tác giả chỉ bàn đến ô nhiễm của 3 thành phần môi trường chính: Môi trường không khí, môi trường nước mặt và chất thải rắn (CTR), trong bối cảnh quy hoạch phát triển TP. Hà Nội bùng phát trong thời gian 15-20 năm qua. Đó là những thành phần môi trường quan trọng nhất, có tác động trực tiếp và nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến phát triển ngành du lịch, kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế.

Liên kết đối tác thực hiện kinh tế tuần hoàn rác tại địa phương

5-3-2024

  Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, tổ chức, các cấp, các ngành trong việc thu gom, phân loại, vận chuyển rác thải, nhất là rác thải nhựa (RTN) đến nơi xử lý theo đúng quy định, góp phần BVMT, từ năm 2018 - 2023, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) đã thực hiện một số mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) rác thải sinh hoạt (RTSH), tập trung vào rác thải nhựa giá trị thấp (RTNGTT) tại Hà Nội và Đà Nẵng. Sau 5 năm triển khai thực hiện, đến nay, các mô hình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc phát hiện những vấn đề liên quan đến RTNGT.

Công nghệ sinh học xanh - Xu thế tất yếu của tương lai

7-3-2024

 Công nghệ sinh học xanh là xu thế tất yếu của tương lai để giải quyết các thách thức về môi trường, năng lượng, thực phẩm và y tế cho nhân loại. So với công nghệ sinh học truyền thống, công nghệ sinh học xanh có mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; nghiên cứu giảm ô nhiễm môi trường; ứng dụng trong các lĩnh vực năng lượng sạch, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Trên thế giới, công nghệ sinh học xanh đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như năng lượng sinh học, xử lý ô nhiễm, bảo tồn đa dạng sinh học, nông nghiệp bền vững, y sinh học...

Một số giải pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

7-3-2024

Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) đối với các lưu vực sông đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm, trong đó có công tác BVMT hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải (hệ thống Bắc Hưng Hải). Hệ thống Bắc Hưng Hải là công trình thủy lợi có vai trò quan trọng, phục vụ đa mục tiêu (sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh, dân sinh) cho 4 tỉnh, TP: Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên và Hải Dương, nhưng do tình trạng chất thải, nước thải xả vào các hệ thống công trình thủy lợi ngày càng gia tăng dẫn đễn tình trạng ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.

Luật Đất đai năm 2024: Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai theo hướng minh bạch và đơn giản hóa

8-3-2024

Tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã nhấn mạnh: “Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thống nhất quản lý theo hướng nâng cao trách nhiệm của địa phương và kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ của Trung ương; giảm đầu mối, giảm trung gian, gắn với cải cách hành chính (CCHC), giảm phiền hà, tiêu cực. 

Luật Đất đai năm 2024 và cơ hội hiện thực hóa các chính sách về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số

12-3-2024

Trong hai thập kỷ qua, nhiều Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội và văn bản thực thi chính sách của Chính phủ về đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã được ban hành và triển khai. Luật Đất đai năm 2024 là khuôn khổ pháp lý quan trọng nhằm thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng và góp phần hiện thực hóa các chính sách về đất đai đối với đồng bào DTTS. Bài viết này tập trung phân tích một số điểm nổi bật liên quan đến chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS được thể hiện trong Luật Đất đai năm 2024 và một số vấn đề cần làm rõ hơn nhằm đưa những quy định này vào thực tế cuộc sống.