Ngày đăng:
30 | 10 | 2011
Cuộc họp khu vực bầu cử gồm đại diện của 08 nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, Mông Cổ, Malaysia, Myamar, Bắc Triều Tiên đã được tổ chức tại Luang Prabang, Lào từ ngày 27 - 28/10/2012
. Cuộc họp lần này tập trung vào việc để chia sẻ về các thông tin về các chính sách của GEF, xem xét các vấn đề điều phối trong khu vực và các nội dung của cuộc họp Hội đồng được tổ chức vào tháng 11 tại Washington.
Tham dự cuộc họp lần này có đại diện của 07 nước trong khu vực, bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, Mông Cổ, Malaysia, Myamar và Ban Thư ký của GEF.
Tại cuộc họp, Ban Thư ký của GEF đã trình bày các nội dung về các chính sách mới của GEF, bao gồm quản lý rừng bền vững và REED+, chu trình dự án GEF . Cuộc họp cũng thảo luận về vấn đề điều phối giữa các nước trong khu vực bầu cử và cập nhật về nội dung của cuộc họp Hội đồng được tổ chức vào 8 -10/11/2011 tại Washington D.C

Trong chu kỳ 5, GEF khuyến khích các nước xây dựng và thực hiện các dự án về quản lý rừng bền vững. Theo đó, GEF có cơ chế tài chính khuyến khích nằm ngoài khung phân bổ STAR cho các nước quan tâm đến lĩnh vực này với khoản kinh phí là $250 triệu. Để tiếp cận nguồn lực từ cơ chế tài chính này, các dự án về SFM cần cam kết phân bổ nguồn lực từ ít nhất 02 lĩnh vực trọng tâm (đa dạng sinh học, suy thoái đất và biển đổi khí hậu với nguồn lực cam kết tối thiểu là $2 triệu và tối đa là $30 triệu từ STAR để nhận được hỗ trợ thêm từ GEF theo tỉ lệ 3:1. Liên quan đến chu trình dự án của GEF, đối với các dự án cỡ lớn sẽ cần 18 tháng để phê duyệt, tính từ ngày hội đồng phê duyệt chương trình làm việc (work prorgam) đến khi CEO phê duyệt văn kiện dự án. Chu trình này là 12 tháng đối với các dự án cỡ trung bình (nếu xin tiền hỗ trợ xây dựng dự án), tính từ ngày ý tưởng dự án được CEO phê duyết đến khi phê duyệt văn kiện dự án.
Cuộc họp cũng nêu các vấn đề liên quan đến điều phối trong khu vực bầu cử. Theo đó, việc thông tin và điều phối giữa các nước vẫn chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến việc hạn chế quá trình trao đổi thông tin trong khu vực. Cuộc họp đề xuất thành viên hội đồng và thành viên dự khuyết cần đóng vai trò trọng tâm trong việc thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin. Bên cạnh đó, cần cập nhật thông tin liên lạc của đầu mối chính trị và đầu mối tác nghiệp và một số cán bộ hỗ trợ chính tại từng nước để đảm bảo việc trao đổi thông tin được thông suốt.
Phòng Hợp tác quốc tế