, đông đảo cán bộ nghiên cứu trong Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tham dự.
Khóa học tại Trung Quốc của đoàn Việt Nam bao gồm rất nhiều nội dung về nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc như:
1)Nghiên cứu về hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc;
2)Lịch trình và kinh nghiệm cơ bản về cải cách mở cửa của Trung Quốc;
3) Chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế và điều chỉnh kết cấu kinh tế ở Trung Quốc;
4) Trù tính phát triển thành thị và nông thôn, đẩy mạnh công cuộc xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa;
5) Vấn đề điều hành vĩ mô trong điều kiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa;
6) Bối cảnh, quá trình và kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc;
7) Những kinh nghiệm về phát triển kinh tế dân doanh Trung Quốc;
8) Vấn đề phân phối thu nhập trong giai đoạn đầu của CNXH;
9) Điều chỉnh và chuyển đổi chiến lược kinh tế đối ngoại của Trung Quốc trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính – tiền tệ;
10) Lý thuyết tài chính công và cải cách thể chế tài chính công;
11) Thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính – tiền tệ và sự chuyển đổi mang tính chiến lược về phương thức phát triển kinh tế.

Trong khuôn khổ buổi seminar giới thiệu, chia sẻ kiến thức, thông tin với các cán bộ nghiên cứu của Viện, Phó Viện trưởng Nguyễn Thế Chinh đi sâu vào giới thiệu về 03 nội dung: (1)Nghiên cứu về hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc; (2) Lịch trình và kinh nghiệm cơ bản về cải cách mở cửa của Trung Quốc; (3) Chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế và điều chỉnh kết cấu kinh tế ở Trung Quốc;
Liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Phó Viện trưởng Nguyễn Thế Chinh đặc biệt đi sâu giới thiệu về một trong các phương thức phát triển kinh tế và điều chỉnh kết cấu kinh tế ở Trung Quốc hiện nay, đó là: Chuyển từ phương thức phát triển kinh tế kiểu tiêu hao nhiều tài nguyên sang phương thức phát triển kinh tế kiểu tiết kiệm tài nguyên.
Nội hàm của phương thức này có thể diễn giải như sau:
Một là, lấy việc ưu tiên tiết kiệm và hiệu quả làm gốc để làm nòng cốt cho việc xây dựng hệ thống kinh tế quốc dân kiểu tiết kiệm tài nguyên toàn diện, nâng cao vị trí quan trọng của việc tiết kiệm tài nguyên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên, thêm một bước nữa tăng cường hướng dẫn về chính sách cho việc tiết kiệm tài nguyên, ra sức điều chỉnh và tối ưu hóa kết cấu ngành nghề, ra sức khai thác và phổ biến kỹ thuật tiết kiệm tài nguyên, loại bỏ công nghệ và thiết bị lạc hậu, tăng cường quản lý các khâu về sản xuất, vận chuyển, tiêu dùng tài nguyên.
Hai là, lấy việc ra sức phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế sản sinh lượng Carbon thấp làm con đường cơ bản xây dựng hệ thống kinh tế quốc dân kiểu tiết kiệm tài nguyên.
Ba là, lấy việc tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm đất và sử dụng tổng hợp nguồn tài nguyên làm trọng điểm cho việc xây dựng hệ thống kinh tế quốc dân kiểu tiết kiệm tài nguyên, cố gắng tiết kiệm nguồn năng lượng, tiết kiệm nước, tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, thúc đẩy sử dụng tổng hợp tài nguyên.
Bốn là, lấy việc bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh làm nhu cầu cơ bản cho việc xây dựng hệ thống kinh tế quốc dân kiểu tiết kiệm nguồn tài nguyên, một mặt phải điều chỉnh và cải thiện kết cấu tiêu dùng nguồn tài nguyên, nhất là kết cấu tiêu dùng nguồn năng lượng. Cố gắng giảm thiểu tác động xấu của việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đối với môi trường, nỗ lực thực hiện sự hòa hợp giữa tài nguyên và môi trường. Mặt khác, phải đảm bảo an ninh tài nguyên, xây dựng và hoàn thiện dự trữ chiến lược dầu mỏ thích ứng với sức mạnh của đất nước, tích cực quán triệt chiến lược “Bước ra ngoài”, thực hiện mục tiêu đa dạng hóa con đường nhập khẩu nguồn năng lượng, khai thác kỹ thuật thay thế và tiết kiệm dầu mỏ, đảm bảo sự cung cấp dầu khí, nắm lấy thời cơ để khai thác và sử dụng nguồn năng lượng.
Qua chia sẻ về kinh nghiệm của Trung Quốc, Phó Viện trưởng Nguyễn Thế Chinh hi vọng cán bộ nghiên cứu của Viện có thêm thông tin, mở rộng góc nhìn khi nghiên cứu về quản lý sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong bối cảnh Việt Nam cũng đang nỗ lực phát triển kinh tế xã hội với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Văn phòng Viện