TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kỷ cương, trách nhiệm, đổi mới, hội nhập, hiệu quả:  Khối Thi đua số V hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2022

Ngày đăng: 24 | 03 | 2023

Ngày 24/3/2023, Khối thi đua số V - Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và tuyên truyền năm 2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2023. Theo Quyết định số 601/QĐ-BTNMT ngày 30/3/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công nhận Khối trưởng, Khối phó các Khối thi đua năm 2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường là Khối trưởng Khối thi đua số V, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ là Khối phó Khối thi đua số V.

Đến dự Hội nghị có bà Nguyễn Thị Huyền – Phó Vụ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ và đại diện 8 đơn vị trong Khối thi đua: Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường; Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ; Viện Khoa học Tài nguyên nước; Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản; Trường Đại học TN&MT Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học TN&MT Hà Nội; Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường. Đặc điểm nổi bật của Khối thi đua số V bao gồm các đơn vị có chức năng nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, tham mưu, tư vấn, xây dựng chiến lược, chính sách về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Bà Nguyễn Thị Huyền – Phó Vụ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ TN&MT) phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Các phong trào thi đua do Bộ phát động được các đơn vị trong Khối Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ – Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Khối Thi đua số V năm 2022 cho biết: Năm 2022, với nhiều sự kiện nổi bật, đặc biệt là kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Bộ TN&MT, sự phối hợp giữa các đơn vị trong Khối thi đua số V nên các phong trào thi đua được tổ chức triển khai với nhiều cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả hết sức thiết thực, đóng góp quan trọng vào thành tích chung của Khối.

24 03
Ông Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Khối trưởng Khối thi đua số V năm 2022 phát biểu khai mạc Hội nghị

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường với vai trò là trưởng khối thi đua số V đã tổ chức thành công giải thể thao, hội diễn văn nghệ chào mừng 20 năm thành lập Bộ TN&MT. Đồng thời, kêu gọi toàn thể viên chức và người lao động trong toàn Khối phát huy những thành quả đã đạt được, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, đoàn kết hưởng ứng các phong trào thi đua, đảm bảo cho phong trào được thực hiện một cách liên tục, sôi nổi. Ra sức phấn đấu, thực hiện thắng lợi kế hoạch, nhiệm vụ công tác năm 2022, đạt được nhiều thành tích tiêu biểu của từng đơn vị nói riêng, của Khối cũng như ngành TN&MT nói chung.

Ông Nguyễn Ngọc Tú, Chánh Văn phòng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường trình bày Báo cáo tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và tuyên truyền năm 2022 của Khối Thi đua số V

Việc phát động thi đua, đăng ký giao ước thi đua và các hoạt động tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm theo chuyên đề được tổ chức để cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong công tác, hoàn thiện tổ chức bộ máy; thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; động viên viên chức và người lao động hăng hái thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ công tác năm 2022 của cơ quan, đơn vị (được lồng ghép trong các hoạt động của Khối) như: Tổ chức thành công 09 Hội thảo khoa học và công nghệ tổng kết đánh giá hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2011- 2021 của các lĩnh vực: Quản lý Đất đai, tài nguyên nước, địa chất và khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, quản lý tổng hợp biển và hải đảo, đo đạc và bản đồ, viễn thám, công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

Theo báo cáo tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và tuyên truyền năm 2022 của Khối Thi đua số V, các phong trào thi đua đã được triển khai sâu rộng trong toàn Khối và được toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động nhiệt tình hưởng ứng. Việc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn luôn gắn liền với các phong trào thi đua, tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần cổ vũ, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân, các điển hình tiên tiến có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước.

Trao đổi tại Hội nghị, các đơn vị thuộc Khối Thi đua số V đã chia sẻ những kinh nghiệm, cũng như đề xuất các giải pháp giúp Khối hoạt động hiệu quả hơn trong năm 2023, trong đó nhiều đơn vị mong muốn Khối sẽ tăng cường hoạt động giao lưu, đào tạo - bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, cũng như các hoạt động thiết thực.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Huyền – Phó Vụ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ đề nghị Khối Thi đua số V tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác thi đua, khen thưởng, bứt phá trong hoạt động, gắn phong trào thi đua với thực tiễn thực hiện nhiệm vụ; đề cao vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể, đặc biệt là vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và người đứng đầu trong việc tổ chức các phong trào thi đua… Ngoài ra, Khối cần phát huy sâu rộng và thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước gắn kết chặt chẽ với, có kế hoạch, giải pháp thực hiện cụ thể, tháo gỡ được những khó khăn vướng mắc.

Theo Quyết định số 562/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 14/3/2023 về công nhận Khối trưởng, Khối phó các Khối thi đua thì năm 2023, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ là Khối trưởng Khối thi đua số V, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là Khối phó Khối thi đua số V. TS Nguyễn Phi Sơn - Viện trưởng Viện Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, bày tỏ: Với vai trò là Khối trưởng Khối Thi đua số V năm 2023, mong muốn Lãnh đạo Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ tiếp tục định hướng, chỉ đạo, lãnh đạo các đơn vị thuộc Khối, chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện hơn nữa cho các hoạt động thi đua, khen thưởng của đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị nói riêng và của Khối thi đua số V nói chung. 

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

Ông Nguyễn Phi Sơn - Viện trưởng Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Khối trưởng Khối thi đua số V năm 2023 phát biểu tại Hội nghị
24 03 (5)
Phó Vụ trưởng Nguyễn Thị Huyền thay mặt Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ TN&MT) trao Quyết định công nhận Khối trưởng và Khối phó Khối thi đua số V năm 2023 cho đại diện Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ và Trường ĐH TN&MT Hà Nội, 02 đơn vị đã tiếp nhận bàn giao nhiệm vụ từ Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ - đại diện Viện CLCSTN&MT, Khối trưởng Khối thi đua số V năm 2022
z4208291589278 81c129f1a4ca4e1b6b6c7f8570e3d6dd
Các đơn vị ký giao ước thi đua 
z4208291130422 5cc48889f902ac7cd1168483dc29c78f
Các đơn vị ký giao ước thi đua 

Trung tâm Tư vấn, Đào tạo, Dịch vụ tài nguyên và môi trường

 

NỘI DUNG KHÁC

Giờ Trái đất 2023: Cả nước tiết kiệm 298.000 kWh điện

27-3-2023

Sự kiện tắt đèn trong vòng một giờ hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 diễn ra từ 20h30 đến 21h30, Thứ Bảy, ngày 25/03/2023 với thông điệp “Tiết kiệm điện – thành thói quen”, nhấn mạnh vào tính cấp bách của hành động. Qua theo dõi số liệu về phụ tải tiêu thụ điện, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia cho biết, ssau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 25/03), cả nước đã tiết kiệm 298.000 kWh, tương đương số tiền 555,6 triệu đồng.

Những vướng mắc qua thực tiễn 1 năm triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020

29-3-2023

Qua hơn 1 năm Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, việc cấp giấy phép môi trường cho các doanh nghiệp còn gặp nhiều bất cập, thậm chí các văn bản quy định có hiện tượng chồng chéo, gây trở ngại cho các doanh nghiệp. Để tháo gỡ, Bộ TN&MT đang trong quá trình rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Tập trung giải quyết những hạn chế, vướng mắc kéo dài liên quan đến quản lý và sử dụng đất

3-4-2023

Tại Nghị quyết số 37/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết cơ bản những hạn chế, khuyết điểm, vướng mắc kéo dài liên quan đến quản lý và sử dụng đất.

Chiến lược khai thác, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

4-4-2023

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 3/4/2023 phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

6-4-2023

Ngày 1/4/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 334/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ TN&MT ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước

27-6-2024

Để triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, Bộ trưởng Bộ TN&MT vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 274/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước 2023. Kế hoạch nhằm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 2/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức rà soát các văn bản có liên quan đến tài nguyên nước để sửa đổi, bổ sung, ban hành  mới hoặc bãi bỏ; tuyên truyền, tập huấn phổ biến Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn Luật Tài nguyên nước, đặc biệt là các quy định mới nhằm sớm đưa các quy định của pháp luật tài nguyên nước vào cuộc sống, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Đồng thời, xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả. Kế hoạch đặt ra yêu cầu là phải bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước. Nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, đảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn thành công việc.

Đề xuất khoáng sản chiến lược, quan trọng cho Việt Nam

27-6-2024

Tại dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản đang trình Quốc hội cho ý kiến có một điểm mới là quy định về “Khoáng sản chiến lược, quan trọng là khoáng sản thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững và tăng cường quốc phòng, an ninh của đất nước”. Hiện Cục Khoáng sản Việt Nam vừa phối hợp với Cục Địa chất Việt Nam lập báo cáo về việc hoàn thiện danh mục này. Để đề xuất danh mục khoáng sản chiến lược, quan trọng cho Việt Nam, Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam đã tham khảo danh mục khoáng sản thiết yếu của một số nước. Tại Mỹ, các khoáng sản thiết yếu bao gồm 50 loại khoáng sản sau: Nhôm, antimon, asen, barit, berili, bismuth, xeri, Caesium , crom, coban, dysprosium, erbium, europium, fluorit, gadolinium, gallium, germanium, than chì, hafnium, holmium, indium, iridium, lanthanum, lithium, lutetium, magiê, mangan, neodymium, niken, niobium, palladium, bạch kim, praseodymium, rhodium, rubidium, ruthenium, samarium, scandium, tantalum, Tellurium, terbium, thulium, thiếc, titan, vonfram, vanadi, ytterbium, yttri, kẽm và zirconi.

Seminar khoa học trao đổi kinh nghiệm về chính sách và thực tiễn bảo vệ môi trường bền vững của California

28-6-2024

Ngày 28/6/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tổ chức seminar khoa học trao đổi kinh nghiệm về chính sách và thực tiễn bảo vệ môi trường bền vững của California. California ban hành nhiều luật môi trường nhằm giảm công suất chôn lấp, thúc đẩy các nỗ lực tái chế, cung cấp các nỗ lực về năng lượng tái tạo và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. California yêu cầu các khu vực pháp lý địa phương phải đáp ứng mục tiêu xử lý vốn 50% trên mỗi vốn hoặc phải chịu mức phạt 10.000 USD một ngày. Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống kinh tế nhằm loại bỏ chất thải và sử dụng liên tục các nguồn tài nguyên. Nó trái ngược với nền kinh tế tuyến tính truyền thống, theo mô hình “lấy làm rồi vứt đi”. Khách mời của buổi seminar là ông Scott Carrol - Tổng Giám đốc Khu vệ sinh Costa Mesa. Khu vệ sinh Costa Mesa được xây dựng sân công ty, tòa nhà Platinum LEED đầu tiên của cộng đồng. (LEED là viết tắt của Lãnh đạo trong thiết kế năng lượng và môi trường), lắp đặt hệ thống quang điện mặt trời (PV) tại trụ sở chính, tân trang lại khuôn viên trụ sở bằng cách lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt và trồng cây và cây bụi chịu hạn. Khu vệ sinh Costa Mesa sản xuất khí tự nhiên tái tạo (RNG) từ chất thải xanh và phế liệu thực phẩm. RNG được sử dụng làm nhiên liệu cho xe chở rác, phân hữu cơ được làm từ chất thải xanh và phế liệu thực phẩm và được phát miễn phí cho người dân.

Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7 : Quyết sách lớn để giữ "mạch nguồn" sự sống

2-7-2024

Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 chính thức có hiệu lực. Với nhiều nội dung đột phá, Luật Tài nguyên nước được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc khai thác, sử dụng bền vững, đảm bảo an ninh nguồn nước cho hiện tại và tương lai, là quyết sách lớn để giữ “mạch nguồn” của sự sống. Luật Tài nguyên nước 2023 gồm 10 Chương và 86 Điều. Với rất nhiều điểm mới, Luật đang nhận được kỳ vọng lớn từ dư luận và giới chuyên gia về một “cuộc cách mạng” trong chính sách quản lý, sử dụng nguồn nước - một trong những loại tài nguyên đặc biệt quý giá của nhân loại. Theo các chuyên gia đánh giá, Luật mới thể hiện sự đổi mới tư duy một cách mạnh mẽ. Đầu tiên phải kể đến việc Luật quy định tất cả các nội dung về quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra. Đồng thời quy định rõ “quản cái gì, quản như thế nào và ai quản”. Theo đó, đã quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Tài chính... theo đúng chức năng nhiệm vụ đã được giao tại các luật có liên quan đến tài nguyên nước để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý tài nguyên nước.

Hưởng ứng Ngày quốc tế không sử dụng túi ni-lông: Bớt túi ni-lông, thêm nhiều mầm sống

3-7-2024

Hưởng ứng “Ngày quốc tế không sử dụng túi ni-lông”, ngày 3/7/2024, tại BigC Thăng Long, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (CLCSTN&MT) và Sở Công Thương Thành phố Hà Nội phát động Chiến dịch “Bớt túi ni-lông, thêm nhiều mầm sống” nhằm khuyến khích người tiêu dùng giảm sử dụng túi ni-lông, thúc đẩy các giải pháp thân thiện với môi trường trên toàn thế giới. Tiếp nối thành công của “Ngày quốc tế không sử dụng túi ni-lông” được tổ chức năm 2023, Viện CLCSTN&MT, Sở Công Thương TP. Hà Nội đã phối hợp cùng Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan, Tổ chức WWF-Việt Nam, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thông qua Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E), Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF), Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương tổ chức từ ngày 29/6 đến ngày 03/7/2024 với thông điệp “Bớt túi ni-lông thêm nhiều mầm sống” tại các nhà bán lẻ bao gồm: toàn bộ hệ thống siêu thị LOTTE Mart, toàn bộ Trung tâm Bách hóa tổng hợp và Siêu thị AEON Việt Nam trên toàn quốc; 10 cửa hàng TH true mart, BigC Thăng Long, 4 Trung tâm Mega Market Việt Nam tại Hà Nội; cũng như hệ thống Co.op Mart tại Phú Yên, Kiên Giang, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh và hệ thống siêu thị GO!, Trung tâm thương mại Hoà Thọ tại Thành phố Đà Nẵng.

Nhiều nội dung được thảo luận tại cuộc họp Hội đồng cấp cao Diễn đàn ESG Việt Nam

4-7-2024

Tại phiên họp đầu tiên ngày 03/7/2024, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, tại tòa soạn báo Dân trí ở Hà Nội, các thành viên Hội đồng cấp cao Diễn đàn ESG Việt Nam đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Hiện tại, Hội đồng cấp cao Diễn đàn ESG Việt Nam có 10 thành viên, trong đó có PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường. Chia sẻ tại phiên họp, nhà báo Phạm Tuấn Anh, Tổng biên tập báo Dân trí, cho biết mục tiêu của Diễn đàn là xây dựng mạng lưới và cộng đồng ESG Việt Nam. "Qua đó, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kết hợp cùng các địa phương, cơ quan Nhà nước cùng chia sẻ giá trị và cam kết về phát triển bền vững", ông nói. Ban tổ chức Diễn đàn ESG Việt Nam cũng đặt mục tiêu góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch và có trách nhiệm với xã hội. Tổng biên tập báo Dân trí bày tỏ mong muốn tạo ra một diễn đàn mở, chất lượng cao để các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp cùng thảo luận, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về ESG. Song song đó là việc cùng cập nhật những xu hướng và thực tiễn tốt nhất về ESG, tăng cường hiểu biết về tầm quan trọng của tiêu chuẩn này trong hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững. Ông kỳ vọng những hoạt động trong khuôn khổ Diễn đàn ESG Việt Nam sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động phát triển cộng đồng, bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Việt Nam tham dự Đối thoại toàn cầu về phát triển đại dương bền vững

5-7-2024

Đối thoại toàn cầu về phát triển đại dương bền vững được tổ chức tại Bali, Indonesia từ ngày 3-5/7/2024 với sự tham dự của hơn 400 đại biểu đến từ 71 quốc gia trên thế giới. Đối thoại do Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia phối hợp với Ban Thư ký Mạng lưới đối tác toàn cầu về tài khoản đại dương (GOAP) tổ chức nhằm tập hợp các Chính phủ, tổ chức quốc tế và các Viện nghiên cứu để xây dựng một cộng đồng toàn cầu thực hiện hạch toán tài khoản đại dương, làm cơ sở hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế biển xanh bền vững. Đối thoại diễn ra trong 3 ngày tập trung vào các nội dung chính sau: (i) Chuyển đổi mô hình dựa trên số liệu; (ii) Quản lý đại dương bền vững và nền kinh tế đại dương bền vững; và (iii) Tăng cường hợp tác vì nền kinh tế đại dương bền vững. Bộ trưởng và Thứ trưởng của 6 quốc gia: Belize, Maldives, Madagascar, PNG, Palau và Indonesia đã tham gia phiên thảo luận cấp cao, trao đổi về lộ trình đảm bảo sự hợp tác quốc tế hiệu quả, cơ hội chuyển đổi hệ thống và các giải pháp chung để phát triển nền kinh tế biển xanh bền vững.