ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Các hình thức tích tụ ruộng đất chủ yếu trong nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay

19-9-2024

Tích tụ ruộng đất đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển bền vững, cải thiện điều kiện kinh tế xã hội ở nông thôn. Bài viết này phân tích các hình thức tích tụ ruộng đất chủ yếu trong nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Qua đó xác định điều kiện ruộng đất và trình độ nền nông nghiệp ở các vùng của Việt Nam rất khác nhau, do đó việc lựa chọn hình thức nào cho phù hợp và hiệu quả cần được xem xét cụ thể. Bài viết đồng thời góp phần hỗ trợ cho các nhà đầu tư lựa chọn được hình thức phù hợp cũng như hỗ trợ cho các nhà quản lý có chính sách phát triển nông nghiệp hợp lý nhằm mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nông nghiệp và cộng đồng nông thôn.

Luật Đất đai 2024: Cơ hội thu hút đầu tư vào nông nghiệp xanh

19-9-2024

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 đang tạo ra những bước ngoặt mang tính đột phá cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam. Những điểm mới của luật cũng đã “cởi trói” về mặt phát lý cho phân khúc bất động sản trong nông nghiệp. Đặc biệt, mở ra nhiều cơ hội để các dự án, mô hình nông nghiệp xanh có thể thu hút được nhà đầu tư.

Đề xuất giải pháp quản lý trữ lượng và tài nguyên khoáng sản

19-9-2024

Luật Khoáng sản đã xác định công tác quản lý tài nguyên và trữ lượng khoáng sản đặt ra từ giai đoạn khảo sát, thăm dò đến khai thác. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản cơ bản đầy đủ, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý trữ lượng và tài nguyên.

Tác động của ô nhiễm ánh sáng đối với môi trường

12-9-2024

Trong những thế kỷ gần đây, việc sử dụng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm đã được con người mở rộng, tăng cường với những tiến bộ của công nghệ LED. Công nghệ đã cho phép con người đẩy lùi biên giới của bóng tối, kéo dài thời gian làm việc, giải trí của con người mà quên rằng hệ sinh thái và các loài hoang dã đã tiến hóa để đối phó, phụ thuộc, tận dụng bóng tối tự nhiên.

Thương mại điện tử và tác động của thương mại điện tử tới môi trường Việt Nam

12-9-2024

 Thương mại điện tử (TMĐT) là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, TMĐT cũng đã gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường.

Huy động vốn đầu tư chuyển đổi năng lượng

12-9-2024

Việt Nam đang trong quá trình đẩy nhanh thực hiện chuyển dịch năng lượng, trọng tâm là chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo và năng lượng mới. Tổng vốn đầu tư cho nguồn, lưới điện truyền tải giai đoạn 2021-2030 trong Quy hoạch điện VIII khoảng 134,7 tỷ USD và đây là một thách thức rất lớn.

Vận dụng cách tiếp cận dự báo dài hạn (foresight) trong định hướng chính sách bảo vệ môi trường các làng nghề

9-9-2024

 Làng nghề là hình thức đặc thù của nông thôn Việt Nam. Cùng với phát triển kinh tế của đất nước, các làng nghề cũng phát triển, tuy nhiên, quy mô mở rộng dẫn đến phát sinh chất thải làm gia tăng ô nhiễm môi trường. Thời gian qua, việc quản lý và xử lý chất thải tại các làng nghề vẫn còn nhiều bất cập. Do vậy, để hỗ trợ giải quyết vấn đề này, cách tiếp cận dự báo dài hạn (foresight) được xem như là phương thức trao đổi và thỏa thuận giữa các thành phần khác nhau trong xã hội, từ đó phát hiện ra nhiều giá trị có thể đóng góp cho xã hội, đồng thời tích hợp được trong quá trình dự báo các vấn đề cần thảo luận, đề xuất chính sách thành một quá trình tổng hợp, liên ngành. Cách tiếp cận dự báo dài hạn này có thể hỗ trợ công tác dự báo trong xây dựng chiến lược môi trường nói chung cũng như xây dựng chiến lược, chính sách BVMT làng nghề nói riêng. Theo đó, các vấn đề về giải quyết ô nhiễm môi trường của các làng nghề cần được tích hợp ngay trong quá trình thảo luận, đánh giá, phân tích, đề xuất chiến lược, chính sách phù hợp.

Xử lý vướng mắc khi áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất (K) theo Nghị định số 12/2024/NĐ-CP về định giá đất ở tại tỉnh Hưng Yên

6-9-2024

Để giải quyết những khó khăn vướng mắc của các địa phương về định giá đất, Bộ TN&MT  đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2024/NĐ-CP ngày 05/02/2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất và Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03/4/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Nghị định đã tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các địa phương.

Tình hình thực hiện chỉ số hoạt động môi trường (EPI) của Việt Nam năm 2024

4-9-2024

Chỉ số Hoạt động môi trường (EPI - Environmental Performance Index) do Đại học Yale (Mỹ) xây dựng từ năm 2006 và công bố định kỳ 2 năm một lần. Chỉ số EPI tập hợp các chỉ số trong các lĩnh vực khác nhau nhằm đánh giá nỗ lực của các quốc gia trong việc thực hiện các mục tiêu môi trường. Theo kết quả báo cáo EPI mới nhất vừa công bố vào tháng 6/2024, điểm số của Việt Nam tiếp tục giảm. Bài viết tập trung cập nhật phương pháp tính của bộ chỉ số và kết quả thực hiện chỉ số EPI của Việt Nam năm 2024.

Xây dựng bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá phát triển bền vững hoạt động khoáng sản: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

30-8-2024

Trong phạm vi bài viết, tác giả nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá PTBV hoạt động khoáng sản ở một số quốc gia trên thế giới, qua đó rút ra bài học đối với Việt Nam.

Tiếp cận hệ sinh thái công nghiệp trong hoạch định chính sách phát triển công nghiệp bền vững ở Việt Nam

29-8-2024

Hệ sinh thái công nghiệp (Industrial Ecology - IE) là một phương pháp tiếp cận mới, sự lựa chọn mang tính toàn diện cho phát triển công nghiệp bền vững. Tiếp cận IE trong các lĩnh vực công nghiệp là tìm kiếm cách thức tối ưu hóa toàn bộ chu trình từ nguyên vật liệu thô đến hoàn thiện sản phẩm, xử lý phế thải cuối cùng. Cách tiếp cận này tạo nền tảng để hoạch định chính sách phát triển công nghiệp bền vững, đặc biệt áp dụng cho bối cảnh quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Một số vấn đề về phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng, tiềm năng và hàm ý giải pháp

29-8-2024

Hiện nay, quy mô thị trường cho các sản phẩm dịch vụ xanh, năng lượng mới ngày càng được mở rộng, là điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ các ngành năng lượng tái tạo. Do đó, thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh trong phát triển năng lượng tái tạo nhằm hiện thực hóa mục tiêu giảm mức phát thải ròng bằng 0 (Net-zero) vào năm 2050, góp phần phát triển nhanh, bền vững và nâng cao vị thế cạnh tranh của nền kinh tế.