ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Thúc đẩy hành động khắc phục sa mạc hóa để đảm bảo tương lai bền vững

21-10-2024

   Ngày 14/10/2024, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua các kết luận quan trọng nhằm đối phó với những thách thức cấp bách của sa mạc hóa, thoái hóa đất và hạn hán (DLDD), khẳng định sự cần thiết của một phương pháp tiếp cận thống nhất và toàn diện trong quản lý môi trường trên khắp EU, đồng thời cảnh báo về tần suất, mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng của hạn hán, sa mạc hóa, thoái hóa đất không chỉ trên toàn cầu mà còn ngay trong nội bộ châu Âu.

Chương trình Danh lục xanh: Bộ tiêu chuẩn cho các khu bảo vệ và bảo tồn

21-10-2024

  Chương trình Danh lục Xanh IUCN là một bộ tiêu chuẩn toàn cầu cho các khu bảo vệ và bảo tồn, cung cấp thước đo thành công trong bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững, đồng thời đóng góp vào các mục tiêu toàn cầu và các mục tiêu Khung Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal.

Tác động của ô nhiễm nhựa lên các loài sinh vật biển, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái

15-10-2024

  Ô nhiễm nhựa ngày càng trở nên nghiêm trọng, hiện diện khắp mọi nơi trên Trái Đất cho đến các hòn đảo xa xôi nhất, từ bề mặt biển cho đến các rãnh sâu nhất trong lòng đại dương.

Một số nội dung chính của khung quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam

14-10-2024

 Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) là khu vực có hệ sinh thái đất liền, biển, ven biển hoặc có sự kết hợp giữa các hệ sinh thái được quốc tế công nhận trong khuôn khổ Chương trình Con người và Sinh quyển của UNESCO (MAB)là KDTSQ thế giới (KDTSQTG). Năm 1976, Mạng lưới Toàn cầu các KDTSQ được UNESCO thành lập. Tính đến tháng 6/2023, Mạng lưới có 748 KDTSQTG thuộc 134 quốc gia. Việt Nam trở thành thành viên Mạng lưới các KDTSQTG và tham gia MAB từ năm 2000 kể từ khi KDTSQTG đầu tiên là rừng ngập mặn Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận.

Một số quy định về quỹ phát triển đất của Luật Đất đai năm 2024 và Nghị định số 104/2024/NĐ-CP

14-10-2024

    Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2024/NĐ-CP ngày 31/7/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024 là cụ thể hóa các quy định của Luật Đất đai năm 2024 về QPTĐ, từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý, đồng thời góp phần giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất (QPTĐ) hiện nay…

Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

7-10-2024

  Phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là một trong những chế định được luật hóa chi tiết tại Luật BVMT năm 2020. Việc phân loại CTRSH trong thời gian qua cũng đã có những biến chuyển tích cực, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Bài viết phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đưa việc phân loại CTRSH đạt mục tiêu vào thời điểm ngày 1/1/2025.           

Các công cụ tài chính mới để bảo vệ thiên nhiên

7-10-2024

Nỗ lực khôi phục thiên nhiên sau nhiều thập kỷ bị tàn phá vẫn đang gặp nhiều trở ngại, một trong số đó là do thiếu hụt nguồn lực về tài chính.

Chất thải pin mặt trời tại Việt Nam và định hướng quản lý, phát triển bền vững

7-10-2024

 Là một trong số 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do BĐKH và tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26), Việt Nam đã ký cam kết net zero các-bon vào năm 2050. Theo báo cáo của Cơ quan phát triển Đức GIZ 2022, Việt Nam có nhiều tài nguyên điện mặt trời (ĐMT), trung bình, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở nước ta đạt khoảng 5kWh/m2/ngày ở các tỉnh miền Trung, miền Nam và đạt khoảng 4kWh/m2/ngày ở các tỉnh miền Bắc. Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách phát triển ĐMT và năng lượng tái tạo (NLTT), đặc biệt, trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ phát triển nhiều ĐMT. Việc phát triển ĐMT sẽ có nguy cơ gây ra hàng nghìn tấn chất thải pin mặt trời trong giai đoạn 2035-2050. Bài báo phân tích hiện trạng, kinh nghiệm quốc tế và đề xuất gợi ý định hướng chính sách phát triển ĐMT, quản lý chất thải pin mặt trời giúp phát triển bền vững.

Chính thức hiện thực hóa nhiều chính sách đất đai

30-9-2024

Ngày 1/8/2024 - Luật Đất đai chính thức có hiệu lực. Hiệu lực của Luật Đất đai được đẩy sớm hơn so với dự định 5 tháng nhằm nhanh chóng hiện thực hóa các chủ trương, chính sách mới, tạo ra đột phá trong quản lý đất đai.

Một số giải pháp góp phần cải thiện chất lượng không khí

24-9-2024

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh việc cần hoàn thiện hệ thống chính sách và các quy định pháp luật để quản lý chất lượng môi trường không khí; nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy quản lý môi trường không khí ở Trung ương và các địa phương; tăng cường kiểm soát, kiểm tra nguồn thải từ các phương tiện giao thông cơ giới, chúng ta cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau:

Đánh giá nhu cầu tài chính cho việc thực hiện chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

24-9-2024

“Đánh giá nhu cầu tài chính cho việc thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học (ĐDSH) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050” (FNA) là một nghiên cứu ứng dụng các tiếp cận, quy trình và phương pháp đánh giá nhu cầu tài chính cho ĐDSH được mô tả trong Sổ tay hướng dẫn (BIOFIN Workbook 2018) do Sáng kiến tài chính cho ĐDSH (BIOFIN) xây dựng và đề xuất.

Việt Nam nỗ lực triển khai đồng bộ giải pháp chuyển đổi năng lượng

20-9-2024

Chuyển dịch năng lượng có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, chuyển đổi nền kinh tế theo hướng xanh và tác động đến tất cả các ngành liên quan đến sử dụng năng lượng. Việt Nam đang chú trọng chuyển dịch cả từ phía nguồn cung và phía sử dụng năng lượng, nhằm tạo tác động cộng hưởng và thúc đẩy quá trình diễn ra nhanh hơn.