ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Tình hình thực hiện chỉ số hoạt động môi trường (EPI) của Việt Nam năm 2024

Ngày đăng: 04 | 09 | 2024

Chỉ số Hoạt động môi trường (EPI - Environmental Performance Index) do Đại học Yale (Mỹ) xây dựng từ năm 2006 và công bố định kỳ 2 năm một lần. Chỉ số EPI tập hợp các chỉ số trong các lĩnh vực khác nhau nhằm đánh giá nỗ lực của các quốc gia trong việc thực hiện các mục tiêu môi trường. Theo kết quả báo cáo EPI mới nhất vừa công bố vào tháng 6/2024, điểm số của Việt Nam tiếp tục giảm. Bài viết tập trung cập nhật phương pháp tính của bộ chỉ số và kết quả thực hiện chỉ số EPI của Việt Nam năm 2024.

Chỉ số Hoạt động môi trường - EPI

    Khung chỉ số Hoạt động môi trường (EPI) đầu tiên được xây dựng dựa theo 2 mục tiêu môi trường chính, đó là (i) bảo vệ môi trường vì sức khỏe con người hay còn gọi là Sức khỏe môi trường và (ii) bảo vệ môi trường sống tự nhiên hay còn gọi là Sức sống hệ sinh thái. Từ 2 mục tiêu môi trường chính, EPI phát triển khung chỉ số dựa theo các nhóm chính sách chính mà các quốc gia đang thực thi và các chỉ thị đại diện cho nhóm chính sách tiếp tục được phát triển. Tuy nhiên từ năm 2022 đến nay, khung chỉ số EPI đã được điều chỉnh thành 3 nhóm chính sách gồm: (i) Sức khỏe môi trường, (ii) Sức sống hệ sinh thái và (iii) Chính sách khí hậu.

    Về phương pháp tính, EPI 2024 vẫn áp dụng theo phương pháp “gần với mục tiêu” (proximity-to-target), tức là tính toán kết quả thực hiện (có thể lượng hóa được) của các chính sách và so sánh với mức mà mục tiêu đã đặt ra. Kết quả hoạt động môi trường được xác định thông qua đánh giá hàng loạt các chỉ tiêu được dùng để đo kết quả thực hiện các chính sách liên quan. Các chỉ tiêu và các nhóm chính sách sẽ được tích hợp theo trọng số thành một chỉ tiêu EPI tổng hợp, các trọng số sẽ đảm bảo phản ánh mức độ đóng góp của các chỉ tiêu. Điểm tổng hợp được tính để xếp hạng với nguyên tắc điểm càng lớn, xếp hạng càng cao.

    Nhìn chung, nguồn số liệu cho tính toán EPI được lấy từ các tổ chức quốc tế, viện nghiên cứu, các cơ quan chính phủ. Nguồn số liệu bao gồm các số liệu thống kê chính thức được đo đạc và được các quốc gia gửi báo cáo lên các tổ chức quốc tế; Số liệu không gian/viễn thám của các tổ chức nghiên cứu hoặc các tổ chức quốc tế; số liệu của các trạm quan trắc; số liệu mô hình.

Cập nhật kết quả thực hiện Chỉ số Hoạt động môi trường của Việt Nam năm 2024

    Kết quả báo cáo EPI năm 2024 công bố tháng 6/2024 cho thấy, Việt Nam xếp hạng thứ 180/180 quốc gia với điểm số tổng hợp là 24,5/100. So với 2 năm gần nhất, thứ hạng xếp hạng của Việt Nam liên tục giảm. Năm 2020, thứ hạng xếp hạng của Việt Nam đã giảm 37 bậc, từ bậc 141/180 quốc gia; năm 2022 giảm 02 bậc từ 178/180 quốc gia. Đồng thời điểm số EPI tổng hợp cũng giảm từ 33,4/100 năm 2020 xuống còn 20,1/100 năm 2022 và 24,5/100 năm 2024.

Bảng 1. Kết quả và xếp hạng EPI của Việt Nam năm 2024

4 9 24 1

Nguồn: Báo cáo EPI 2024

    Qua rà soát, có 02/11 nhóm vấn đề mà EPI 2024 đánh giá cho Việt Nam có điểm số cao hơn và 09/11 nhóm vấn đề có điểm số thấp hơn điểm trung bình. Cụ thể, 02 nhóm vấn đề có điểm số cao hơn điểm trung bình là nông nghiệp (73.0); Nước và vệ sinh môi trường (53.7). Trong số 09 nhóm vấn đề có điểm số thấp hơn điểm số trung bình của EPI 2024, nổi trội nhất là nhóm vấn đề về ô nhiễm không khí có điểm số thấp nhất.

    Có thể thấy, EPI 2024 đã có sự thay đổi đáng kể về bộ chỉ số so với EPI 2022. Trong khi EPI 2022 sử dụng 40 chỉ tiêu thì EPI 2024 sử dụng 58 chỉ tiêu để đánh giá, tăng 18 chỉ tiêu so với năm 2022. Theo đó, một số chỉ tiêu đã được điều chỉnh và bổ sung, đặc biệt trong nhóm chính sách về sức sống hệ sinh thái (sử dụng 34 chỉ tiêu, tăng gần gấp đôi so với năm 2022).

    Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi điểm và thứ bậc đánh giá xếp hạng EPI 2024 của Việt Nam là do sự thay đổi phương thức tính toán và trọng số tính toán của EPI. Nguồn số liệu dùng để tính toán cho các chỉ tiêu hiện nay từ các nghiên cứu độc lập. Trong khi vấn đề biến đổi khí hậu năm 2020 chỉ được đánh giá là một phần trong nhóm chính sách sức sống hệ sinh thái thì từ năm 2022 đã trở thành một chỉ số độc lập chiếm trọng số đến 38% tổng điểm đánh giá và cũng là chỉ số có điểm thấp nhất. Đến năm 2024, mặc dù trọng số của chỉ số thành phần này đã giảm đi (30%), điểm số của Việt tăng lên (17.9/100 điểm) nhưng đánh giá chung tổng điểm của nhóm chỉ số này vẫn chưa được cải thiện đáng kể.

    Ngoài ra, nhóm vấn đề về axit hóa được thay thế bằng nhóm vấn đề về ô nhiễm không khí cũng góp phần làm ảnh hưởng tới điểm số của Việt Nam. Qua tổng hợp, điểm số của nhóm vấn đề ô nhiễm không khí năm 2024 là thấp nhất trong số 11 nhóm vấn đề được đánh giá (7.5/100 điểm).

    Thực tế, EPI có sự thay đổi chỉ tiêu đánh giá, phương pháp tính toán và nguồn số liệu đánh giá qua các năm. Do đó, không nên nhìn nhận kết quả so sánh thứ bậc của EPI qua các năm. Thay vào đó, EPI đã cung cấp đánh giá xu hướng thông qua việc đánh giá số liệu năm cơ sở (chủ yếu là sử dụng dữ liệu 10 năm trước kỳ đánh giá). Như vậy, điểm số đánh giá của Việt Nam đã giảm 4,6 điểm so với tham chiếu 10 năm trước. Điểm số này cho thấy xu hướng các vấn đề về chất lượng môi trường Việt Nam đang suy giảm. Theo đó, Việt Nam cần nỗ lực lớn trong việc thực hiện các mục tiêu về Biến đổi khí hậu và Sức sống hệ sinh thái, nếu không sẽ rất bất lợi khi so sánh với các quốc gia trên thế giới.

Kết luận

    Chỉ số hoạt động môi trường EPI thể hiện sự đánh giá nỗ lực của các quốc gia trong việc thực hiện các mục tiêu môi trường. Tuy nhiên, kết quả của chỉ số EPI có thay đổi qua các kỳ báo cáo do có sự thay đổi các chỉ tiêu đánh giá, trọng số, số lượng chỉ số, nguồn số liệu và phương pháp đánh giá. Do đó, việc so sánh các kết quả đánh giá của EPI giữa các năm sẽ tạo nên sự khập khiễng, không rõ ràng. Điểm đặc biệt của EPI 2024 trong việc tính toán là bổ sung nhiều chỉ số thuộc nhóm sức sống hệ sinh thái, trong đó đổi nhóm vấn đề về axit hóa bằng ô nhiễm không khí. Điểm số của nhóm vấn đề ô nhiễm không khí thấp nhất trong số 11 nhóm vấn đề được đánh giá (7.5/100 điểm). Với điểm số này, EPI đã nhận định Việt Nam đang phải đối mặt nhiều với thách thức về môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí, mất đa dạng sinh học và năng lực về giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

    Vì vậy, trong thời gian tới, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững đất nước, cần phải thực hiện các giải pháp toàn diện để có thể ngăn chặn được xu hướng gia tăng ô nhiễm, từng bước cải thiện chất lượng môi trường; nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; thúc đẩy nền kinh tế cac-bon thấp, kinh tế tuần hoàn...Theo đó, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, trách nhiệm giám sát thực hiện, xây dựng cơ sở dữ liệu theo dõi các chỉ số hoạt động môi trường. Đặc biệt cần đề xuất các giải pháp cung cấp thông tin, số liệu chính thống cho các tổ chức quốc tế khi thực hiện tính toán và xếp hạng điểm số giữa các quốc gia về bộ chỉ số hoạt động môi trường.

Hoàng Thị Hiền, Hoàng Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hà

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

(Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 7/2024)

Tài liệu tham khảo

1. Environmental Performance Index 2010, 2012, 2014, 2016, 2018, 2020, 2022, 2024. Yale Center for Environmental Law & Policy. (https://epi.yale.edu/)

2. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (2019), Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở “Nghiên cứu phương pháp, cách tính toán và ý nghĩa của các chỉ số xếp hạng về tài nguyên và môi trường trong bộ chỉ số Đổi mới Sáng tạo toàn cầu (GII) và đề xuất giải pháp cung cấp thông tin, số liệu chính thống, kịp thời về tài nguyên và môi trường trong Bộ chỉ số GII”.

3. Hoàng Thị Hiền và cộng sự (2020), Đánh giá xu hướng nỗ lực bảo vệ môi trường của Việt Nam giai đoạn 2010-2018 thông qua Bộ chỉ số Hoạt động môi trường- EPI.

4. Vũ Thị Thanh Nga và cộng sự (2022), Các vấn đề môi trường của Việt Nam trong bộ chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2022.

 

NỘI DUNG KHÁC

Xử lý vướng mắc khi áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất (K) theo Nghị định số 12/2024/NĐ-CP về định giá đất ở tại tỉnh Hưng Yên

6-9-2024

Để giải quyết những khó khăn vướng mắc của các địa phương về định giá đất, Bộ TN&MT  đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2024/NĐ-CP ngày 05/02/2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất và Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03/4/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Nghị định đã tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các địa phương.

Vận dụng cách tiếp cận dự báo dài hạn (foresight) trong định hướng chính sách bảo vệ môi trường các làng nghề

9-9-2024

 Làng nghề là hình thức đặc thù của nông thôn Việt Nam. Cùng với phát triển kinh tế của đất nước, các làng nghề cũng phát triển, tuy nhiên, quy mô mở rộng dẫn đến phát sinh chất thải làm gia tăng ô nhiễm môi trường. Thời gian qua, việc quản lý và xử lý chất thải tại các làng nghề vẫn còn nhiều bất cập. Do vậy, để hỗ trợ giải quyết vấn đề này, cách tiếp cận dự báo dài hạn (foresight) được xem như là phương thức trao đổi và thỏa thuận giữa các thành phần khác nhau trong xã hội, từ đó phát hiện ra nhiều giá trị có thể đóng góp cho xã hội, đồng thời tích hợp được trong quá trình dự báo các vấn đề cần thảo luận, đề xuất chính sách thành một quá trình tổng hợp, liên ngành. Cách tiếp cận dự báo dài hạn này có thể hỗ trợ công tác dự báo trong xây dựng chiến lược môi trường nói chung cũng như xây dựng chiến lược, chính sách BVMT làng nghề nói riêng. Theo đó, các vấn đề về giải quyết ô nhiễm môi trường của các làng nghề cần được tích hợp ngay trong quá trình thảo luận, đánh giá, phân tích, đề xuất chiến lược, chính sách phù hợp.

Tác động của ô nhiễm ánh sáng đối với môi trường

12-9-2024

Trong những thế kỷ gần đây, việc sử dụng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm đã được con người mở rộng, tăng cường với những tiến bộ của công nghệ LED. Công nghệ đã cho phép con người đẩy lùi biên giới của bóng tối, kéo dài thời gian làm việc, giải trí của con người mà quên rằng hệ sinh thái và các loài hoang dã đã tiến hóa để đối phó, phụ thuộc, tận dụng bóng tối tự nhiên.

Thương mại điện tử và tác động của thương mại điện tử tới môi trường Việt Nam

12-9-2024

 Thương mại điện tử (TMĐT) là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, TMĐT cũng đã gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường.

Huy động vốn đầu tư chuyển đổi năng lượng

12-9-2024

Việt Nam đang trong quá trình đẩy nhanh thực hiện chuyển dịch năng lượng, trọng tâm là chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo và năng lượng mới. Tổng vốn đầu tư cho nguồn, lưới điện truyền tải giai đoạn 2021-2030 trong Quy hoạch điện VIII khoảng 134,7 tỷ USD và đây là một thách thức rất lớn.

Các hình thức tích tụ ruộng đất chủ yếu trong nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay

19-9-2024

Tích tụ ruộng đất đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển bền vững, cải thiện điều kiện kinh tế xã hội ở nông thôn. Bài viết này phân tích các hình thức tích tụ ruộng đất chủ yếu trong nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Qua đó xác định điều kiện ruộng đất và trình độ nền nông nghiệp ở các vùng của Việt Nam rất khác nhau, do đó việc lựa chọn hình thức nào cho phù hợp và hiệu quả cần được xem xét cụ thể. Bài viết đồng thời góp phần hỗ trợ cho các nhà đầu tư lựa chọn được hình thức phù hợp cũng như hỗ trợ cho các nhà quản lý có chính sách phát triển nông nghiệp hợp lý nhằm mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nông nghiệp và cộng đồng nông thôn.

Luật Đất đai 2024: Cơ hội thu hút đầu tư vào nông nghiệp xanh

19-9-2024

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 đang tạo ra những bước ngoặt mang tính đột phá cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam. Những điểm mới của luật cũng đã “cởi trói” về mặt phát lý cho phân khúc bất động sản trong nông nghiệp. Đặc biệt, mở ra nhiều cơ hội để các dự án, mô hình nông nghiệp xanh có thể thu hút được nhà đầu tư.

Đề xuất giải pháp quản lý trữ lượng và tài nguyên khoáng sản

19-9-2024

Luật Khoáng sản đã xác định công tác quản lý tài nguyên và trữ lượng khoáng sản đặt ra từ giai đoạn khảo sát, thăm dò đến khai thác. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản cơ bản đầy đủ, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý trữ lượng và tài nguyên.

Việt Nam nỗ lực triển khai đồng bộ giải pháp chuyển đổi năng lượng

20-9-2024

Chuyển dịch năng lượng có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, chuyển đổi nền kinh tế theo hướng xanh và tác động đến tất cả các ngành liên quan đến sử dụng năng lượng. Việt Nam đang chú trọng chuyển dịch cả từ phía nguồn cung và phía sử dụng năng lượng, nhằm tạo tác động cộng hưởng và thúc đẩy quá trình diễn ra nhanh hơn.

Một số giải pháp góp phần cải thiện chất lượng không khí

24-9-2024

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh việc cần hoàn thiện hệ thống chính sách và các quy định pháp luật để quản lý chất lượng môi trường không khí; nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy quản lý môi trường không khí ở Trung ương và các địa phương; tăng cường kiểm soát, kiểm tra nguồn thải từ các phương tiện giao thông cơ giới, chúng ta cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau:

Đánh giá nhu cầu tài chính cho việc thực hiện chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

24-9-2024

“Đánh giá nhu cầu tài chính cho việc thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học (ĐDSH) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050” (FNA) là một nghiên cứu ứng dụng các tiếp cận, quy trình và phương pháp đánh giá nhu cầu tài chính cho ĐDSH được mô tả trong Sổ tay hướng dẫn (BIOFIN Workbook 2018) do Sáng kiến tài chính cho ĐDSH (BIOFIN) xây dựng và đề xuất.

Chính thức hiện thực hóa nhiều chính sách đất đai

30-9-2024

Ngày 1/8/2024 - Luật Đất đai chính thức có hiệu lực. Hiệu lực của Luật Đất đai được đẩy sớm hơn so với dự định 5 tháng nhằm nhanh chóng hiện thực hóa các chủ trương, chính sách mới, tạo ra đột phá trong quản lý đất đai.