ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Chính phủ sẽ tạm ứng hạn ngạch 100.000 tấn gạo để giải tỏa hàng tồn tại cảng

Ngày đăng: 23 | 04 | 2020

Để hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ sẽ tạm ứng hạn ngạch 100.000 tấn cho doanh nghiệp có gạo đưa vào cảng trước 24/3 nhưng chưa đăng kí tờ khai.

Văn phòng Chính phủ vừa ra Thông báo 163/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về công tác triển khai, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4/2020; giải pháp điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.

Thông báo nêu rõ, bảo đảm an ninh lương thực là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng liên quan đến ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng. 

Tạm ứng hạn ngạch 100.000 tấn cho doanh nghiệp có gạo đưa vào cảng trước 24/3

Để việc xuất khẩu gạo trong thời gian tới không ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia nhưng vẫn bảo đảm quyền lợi của người sản xuất và các doanh nghiệp, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương cho phép tạm ứng trước hạn ngạch xuất khẩu gạo là 100.000 tấn để xử lý cho các doanh nghiệp có gạo đưa vào cảng trước ngày 24/3/2020 nhưng chưa đăng ký tờ khai hải quan được xác nhận bởi doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh cảng, cơ quan hải quan.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để triển khai thực hiện nhiệm vụ này một cách cụ thể; bảo đảm tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng; đồng thời chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan thanh tra, kiểm tra về việc triển khai nhiệm vụ này, bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, không để xảy ra tiêu cực trục lợi chính sách.

Đối với các doanh nghiệp đã được mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo (trong phạm vi 400.000 tấn), Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Ttương thực hiện rà soát, kiểm tra để phát hiện doanh nghiệp khai khống không có hàng (đăng ký hạn ngạch nhưng chưa có gạo); trên cơ sở đó xử lí cho phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng và quy định của pháp luật.

Cho phép xuất khẩu nếp trong tháng 4/2020

Phó Thủ tướng đồng ý với đề xuất của các Bộ: Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Tài chính về việc cho phép xuất khẩu nếp (bao gồm: thóc nếp, gạo nếp, tấm nếp) trong tháng 4/2020 theo nhu cầu thị trường, không chịu sự điều chỉnh của cơ chế điều hành xuất khẩu gạo tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4/2020. 

Bộ NN&PTNT chủ trì, rà soát sản lượng, nhu cầu trong nước đối với mặt hàng nếp, dự kiến lượng nếp có thể xuất khẩu trong thời gian tới; gửi Bộ Công thương để báo cáo Thủ tướng trong tháng 4/2020.

Về việc mua gạo dự trữ quốc gia, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính khẩn trương thực hiện theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4/2020; cần lưu ý cơ chế giá, thủ tục, ràng buộc giữa các bên để đẩy nhanh tiến độ mua đủ lương thực dự trữ quốc gia.

Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Tài chính rà soát lại quy trình, thủ tục trong việc thực hiện mở tờ khai hải quan bảo đảm công khai, minh bạch, dễ thực hiện, dễ giám sát, không để lợi dụng chính sách.

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ: Tài chính, NN&PTNT, Ngoại giao, Tư pháp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo trong mọi tình huống

Thông báo nêu rõ, bảo đảm an ninh lương thực là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng liên quan đến ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng. 

Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp; bên cạnh đó, thời tiết, biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, cũng đang diễn ra tại một số quốc gia và ở Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó đã ảnh hưởng lớn đến an ninh lương thực của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Do đó, việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay cần phải xem xét kĩ lưỡng, thận trọng; trước hết phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất cung ứng lúa gạo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người nông dân và các tổ chức kinh doanh có liên quan.

Bảo đảm không ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia, tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo trong mọi tình huống, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và tình hình dịch bệnh COVID-19, giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất lúa gạo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người nông dân và các tổ chức kinh doanh có liên quan; lưu ý việc xuất khẩu gạo không ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế và quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

Bộ NN&PTNT tiếp tục tập trung, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước và một phần cho xuất khẩu. Đánh giá và dự báo sát sản lượng lương thực và nhu cầu tiêu dùng trong nước trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

Theo Kinh tế và Tiêu dùng

NỘI DUNG KHÁC

Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính ý kiến gấp về phương án điều phối hạn ngạch và sử dụng 100.000 tấn gạo tạm ứng

22-4-2020

Bên cạnh việc khẳng định xuất khẩu nếp được thực hiện theo nhu cầu thị trường, Bộ Công Thương còn đề nghị Bộ Tài chính cho ý kiến gấp về phương án điều phối hạn ngạch và sử dụng 100.000 tấn gạo tạm ứng trước theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

Thường vụ Quốc hội sẽ có ý kiến việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA

21-4-2020

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra từ ngày 20 đến 28-4, cơ quan này sẽ cho ý kiến về nhiều dự luật, dự thảo nghị quyết quan trọng.

Nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho thương mại Việt Nam - Trung Quốc giữa đại dịch COVID-19

13-4-2020

Ngay từ khi dịch COVID-19 bùng phát gây khó khăn cho hoạt động giao thương hàng hóa Việt – Trung, Bộ Công Thương đã liên tiếp triển khai các giải pháp gỡ khó cho hàng hóa luôn được lưu thông.

Bộ Tài chính đề nghị tạm dừng xuất khẩu gạo tẻ thường

10-4-2020

Theo Bộ Tài chính gạo nếp vẫn xuất bình thường, còn gạo tẻ tạm dừng xuất đến ngày 15/6 vì tình trạng kéo dài thời gian kí hợp đồng cũng như không thực hiện thương thảo hợp đồng.

Bộ Nông nghiệp đề nghị tạm dừng đưa hoa quả lên cửa khẩu Lạng Sơn

10-4-2020

Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương thông báo tới các doanh nghiệp tạm dừng đưa mặt hàng là hoa quả lên cửa khẩu ở Lạng Sơn vì đang gặp khó khăn thông quan sang Trung Quốc.

Bộ NNPTNT đề nghị các địa phương vào cuộc kiểm soát giá thịt lợn

8-4-2020

Trước tình hình giá thịt lợn tại các chợ, siêu thị vẫn cố thủ ở mức cao trong khi giá lợn hơi của nhiều doanh nghiệp đã đưa về mức 70.000 đồng/kg từ ngày 1/4, Bộ NNPTNT vừa có công văn số 2456/BNN-TY gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị có các giải pháp kiểm soát giá thịt lợn.

Chuẩn bị nhập kho dự trữ 190.000 tấn gạo

30-3-2020

Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã khẩn trương triển khai đầy đủ các thủ tục và giao cho các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực triển khai mua lương thực (thóc, gạo) nhập kho dự trữ quốc gia gồm 190.000 tấn gạo và 80.000 tấn thóc. Thời gian dự kiến hoàn thành việc nhập kho 190.000 tấn gạo trước ngày 15/6.

Chuyển 50.000ha đất lúa bị hạn mặn sang trồng cây con khác

25-3-2020

Ngày 24-3, Bộ NN-PTNT cho biết, để ứng phó với tình hình hạn mặn dữ dội của mùa khô năm 2020, nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, Bộ NN-PTNT đã chủ động khuyến cáo giảm 50.000ha đất lúa vụ đông xuân có nguy cơ bị hạn hán và xâm nhập mặn cao ở các tỉnh ĐBSCL để chuyển sang cây trồng khác phù hợp hơn.

Tạm dừng xuất khẩu gạo từ 0h ngày 24/3

25-3-2020

Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục hải quan các tỉnh, thành phố tạm dừng việc đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với các lô hàng gạo các loại xuất khẩu dưới mọi hình thức kể từ 0 giờ ngày 24/3/2020.

Thủ tướng: Sẽ giữ 3,5 triệu ha đất để trồng lúa

19-3-2020

Trong phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, chúng ta chăm sóc công dân Việt Nam, quan tâm cả người nước ngoài, xử lý vấn đề nhân văn, “chứ không phải chạy theo đồng tiền”. Trong nông nghiệp nông thôn và an ninh lương thực cũng phải làm như vậy, để không ai bị bỏ lại phía sau, không để ai bị đứt bữa.

Đề xuất đưa thịt lợn vào kê khai giá, kiểm soát yếu tố hình thành giá

18-3-2020

Về giá thịt lợn và cung cầu mặt hàng này, có những đề xuất đưa thịt lợn vào vào diện kê khai giá và kiểm soát yếu tố hình thành giá để bình ổn giá.

Nhập khẩu thịt vào Việt Nam có cần Hiệp định Thú y?

3-3-2020

Theo Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), không nhất thiết phải có ký kết hiệp định thú y giữa hai nước mới được phép xuất nhập khẩu thịt làm thực phẩm với Việt Nam.