ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Thủ tướng: Sẽ giữ 3,5 triệu ha đất để trồng lúa

Ngày đăng: 19 | 03 | 2020

Trong phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, chúng ta chăm sóc công dân Việt Nam, quan tâm cả người nước ngoài, xử lý vấn đề nhân văn, “chứ không phải chạy theo đồng tiền”. Trong nông nghiệp nông thôn và an ninh lương thực cũng phải làm như vậy, để không ai bị bỏ lại phía sau, không để ai bị đứt bữa.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này khi kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 53 của Bộ Chính trị về Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020” vào sáng 18/3 tại Hà Nội.

Đánh giá về kết quả đã đạt được trong Đề án bảo đảm an ninh lương thực, Thủ tướng cho rằng: Với những thành quả về nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực mà chúng ta đã đạt được trong 10 năm qua, không chỉ căn bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân mà còn phục vụ xuất khẩu. Trong hoàn cảnh biến động, thiên tai, dịch bệnh nhưng chúng ta vẫn bảo đảm cho cân đối sản phẩm nông nghiệp. 

“Một năm mình có bao nhiêu cơn bão, cơn lũ nhưng lương thực vẫn đạt bốn mấy triệu tấn trở lên. Đi đôi với tăng cường năng lực sản xuất, chúng ta đã chú ý thích đáng đến phát triển bền vững, an sinh xã hội, với tinh thần "quan tâm đến toàn xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau, không để ai bị đứt bữa”, người đứng đầu Chính phủ khẳng định. 

Lấy ví dụ về phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng cho biết, chúng ta chăm sóc công dân Việt Nam, quan tâm cả người nước ngoài, xử lý vấn đề nhân văn, “chứ không phải chạy theo đồng tiền”. Trong nông nghiệp nông thôn và an ninh lương thực cũng như vậy, hằng năm, Chính phủ cấp phát miễn phí hơn 200.000 tấn gạo.

Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ ra một số tồn tại, bất cập cần khắc phục như liên kết sản xuất chuỗi gắn với vùng sản xuất, chế biến, tổ chức thị trường nhìn chung trên tất cả các ngành hàng còn yếu. Năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp do sản xuất quy mô nhỏ, manh mún. Ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa đạt tỉ lệ thấp, làm cho giá thành cao, khó cạnh tranh.

Nhắc đến ý kiến, kiến nghị Chính phủ xem xét, nắm giữ một tỉ lệ cổ phần hợp lý khi cổ phần hóa để bảo đảm vai trò điều tiết, bình ổn khi cần thiết của lãnh đạo Vinafood1 (Tổng Công ty Lương thực miền Bắc) tại hội nghị, Thủ tướng cho rằng, quan điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là đúng để huy động các nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động nhưng các khâu quan trọng, Nhà nước vẫn phải nắm để điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Huy động nguồn lực toàn xã hội nhưng những “quả đấm then chốt” Nhà nước phải nắm để nâng cao năng lực ứng phó khi có biến động.

Nêu định hướng thời gian tới, Thủ tướng cho rằng, an ninh lương thực càng trở nên bức thiết hơn khi dân số có xu hướng tăng, gần 900 triệu người trên toàn cầu đang thiếu đói, thiên tai, biến đổi khí hậu diễn ra mạnh mẽ, tốc độ đô thị hóa cao, dịch bệnh bất thường.

“Thử thách rất lớn. Nếu không xác định sự bức thiết về an ninh lương thực trong giai đoạn tới thì sai lầm trong chỉ đạo. Chúng ta làm sao phải bảo đảm an ninh lương thực một cách vững chắc trong mọi tình huống”, Thủ tướng nêu rõ.

Theo Thủ tướng, phải chốt cứng diện tích trồng lúa và sản lượng lương thực hằng năm và tăng cường khả năng dự trữ. Không chạy theo thị trường và nêu cao tinh thần tự cường, chủ động đối với an ninh lương thực.

Chuyển nhận thức phát triển nông nghiệp từ vai trò an sinh, đủ ăn, điểm tựa cho sự phát triển thành vai trò mới, là một lợi thế đặc thù, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế, hội nhập.

Nhấn mạnh về các nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ cho hay: Sắp tới Việt Nam phải đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng, cơ cấu thực phẩm hợp lý, khoa học trong từng giai đoạn, kể cả lượng và chất, ít nhất cho quy mô 104 triệu người vào năm 2030 để chống tình trạng thấp, bé, còi của người Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 9-10%/năm, phấn đấu đến năm 2030, nông nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu 100 tỷ USD.

Về lúa gạo và diện tích đất lúa, Thủ tướng nêu rõ, gạo có vai trò quan trọng trong cơ cấu thực phẩm, cho nên sẽ trình Chính phủ, Bộ Chính trị việc giữ trên 3,5 triệu ha đất trồng lúa để ít nhất có 35-38 triệu tấn lúa, tương ứng 22 triệu tấn gạo trong cân đối.

Về thực phẩm, Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành liên quan cần tăng nhanh sản lượng sữa từ 1 triệu tấn lên 3 triệu tấn đến năm 2030 vì đây là loại thực phẩm góp phần cải thiện sức khỏe, tầm vóc giống nòi. Chúng ta tăng nhanh sản lượng trứng, thịt đỏ, thịt gà, thủy sản, rau quả có lợi cho sức khỏe và phù hợp với cơ cấu dinh dưỡng. "Và đặc biệt chúng ta cũng cần đưa ra lời khuyên giảm thịt lợn trong khẩu phần và cơ cấu sản xuất", Thủ tướng khẳng định.

Thủ tướng yêu cầu, sau Hội nghị này, Bộ NNPTNT hoàn thiện văn bản, báo cáo Bộ Chính trị để ban hành, làm cơ sở cho việc triển khai thời gian tới và chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết mới về an ninh lương thực (thay thế Nghị quyết số 63/NQ-CP).

Theo Dân Việt

NỘI DUNG KHÁC

Đề xuất đưa thịt lợn vào kê khai giá, kiểm soát yếu tố hình thành giá

18-3-2020

Về giá thịt lợn và cung cầu mặt hàng này, có những đề xuất đưa thịt lợn vào vào diện kê khai giá và kiểm soát yếu tố hình thành giá để bình ổn giá.

Nhập khẩu thịt vào Việt Nam có cần Hiệp định Thú y?

3-3-2020

Theo Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), không nhất thiết phải có ký kết hiệp định thú y giữa hai nước mới được phép xuất nhập khẩu thịt làm thực phẩm với Việt Nam.

Thêm rủi ro bị kiện chống trợ cấp cho xuất khẩu của Việt Nam

2-3-2020

Theo quy định mới, Ủy ban Thương mại Mỹ (USTR) sẽ tự phân loại quốc gia phát triển và đang phát triển theo các tiêu chí riêng của mình...

Cần 'cú đấm thép' thúc đẩy chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp

21-2-2020

Nhà nước cần tập trung vào chính sách nào được coi là "cú đấm thép" của Nhà nước để tháo gỡ vướng mắc, phát triển công nghiệp cơ giới hóa và chế biến nông sản tốt hơn nữa.

Công văn khẩn về xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

20-2-2020

Trước tình hình dịch Covid-19 tại Trung Quốc kéo dài, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh có văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn việc xuất nhập khẩu.

Thủ tướng: Đưa giá cả nông sản hàng ngày trên Báo điện tử Dân Việt

19-2-2020

Sau Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần thứ 2 diễn ra tại TP. Cần Thơ ngày 10/12/2019, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 942/VPCP-QHĐP truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về một số vấn đề quan trọng. Trong đó, Thủ tướng có yêu cầu Bộ NNPTNT phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam đưa giá cả nông sản hàng ngày lên báo điện tử Dân Việt.

Nhà nước không bao cấp cho ngành mía đường

19-2-2020

Sáng 18/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường.

Những điều cần biết về các cam kết chính của EVFTA

13-2-2020

Cắt giảm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan, qui tắc xuất xứ là ba trong số các cam kết chính của Hiệp định EVFTA liên quan đến hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU).

Từ “khoán hộ” đến những đổi mới trong nông nghiệp

30-1-2020

Từ năm 1963 – 1966, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện thí điểm “khoán hộ”, mang lại năng suất lao động ngày càng cao trong nông nghiệp.

Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EU và Việt Nam

3-2-2020

EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.

Kiến nghị chưa giảm thuế nhập khẩu gia cầm

2-1-2020

Ngày 30/12, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN - PTNT, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công thương.

Bộ NN&PTNT thúc đẩy cải cách, tạo thuận lợi cho dân và doanh nghiệp

23-12-2019

Năm 2019, công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính tiếp tục được Ban cán sự Đảng Bộ, lãnh đạo Bộ NN&PTNT chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.