ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Đề xuất đưa thịt lợn vào kê khai giá, kiểm soát yếu tố hình thành giá

Ngày đăng: 18 | 03 | 2020

Về giá thịt lợn và cung cầu mặt hàng này, có những đề xuất đưa thịt lợn vào vào diện kê khai giá và kiểm soát yếu tố hình thành giá để bình ổn giá.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu giá thịt lợn giảm 10% ngay trong tháng 2 sẽ giúp chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân 2 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái chỉ tăng 5,67%, và CPI bình quân cả năm ở mức 4,59%. Trong trường hợp giá thịt lợn giảm thêm từ 8% đến 10% trong tháng 3 sẽ giúp CPI bình quân cả năm ở mức 4,22%.

Để thực hiện được mục tiêu này, các bộ, ngành chức năng cần làm tốt các biện pháp điều hành cung - cầu giúp giá thịt lợn hơi giảm về mức 60.000 - 65.000 đồng/kg và các tháng tiếp theo giá bình ổn hoặc tiếp tục giảm về mức 45.000- 50.000 đồng/kg, mức bình thường trước khi có dịch tả lợn Châu Phi; tăng cường chỉ đạo các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy khâu phân phối, bán lẻ.

Trước mắt, cần triển khai ngay và quyết liệt hơn các biện pháp đã được Chính phủ chỉ đạo để điều hành cung cầu kéo mặt bằng giá thịt lợn giảm ngay trong tháng 3.

Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá, Tổng cục Thống kê cho rằng, giá thịt lợn hiện nay đang ở mức rất cao và tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng. Liên tục từ tháng 7/2019 cho đến tháng 1/2020, giá thịt lợn liên tục tăng, thời điểm cao nhất bắt đầu từ các tháng 10, 11, 12 kéo theo chỉ số giá tiêu dùng CPI ở mức cao.

Cụ thể, CPI tháng 12 năm 2019 lên tới 1,4%; CPI tháng 1 lên đến 1,23% trong khi cả năm chỉ có 4%. Bà Đỗ Thị Ngọc dẫn chứng, giá thịt lợn năm ngoái bình quân tháng 6 trong năm 2019, ở mức 40.000 đồng/kg và trên thị trường giá thịt lợn ba chỉ loại ngon chỉ từ 100.000 - 110.000 đồng/kg. 

Thế nhưng hiện nay, giá thịt lợn ba chỉ của Meat Deli là 236.000 đồng/kg thịt lợn ba chỉ, giá của Công ty CP trong siêu thị là 212.000 đồng/kg, ngoài chợ bán lẻ là 150.000 - 160.000 đồng/kg, có chợ cao hơn nữa.

Bà Đỗ Thị Ngọc đặt vấn đề: “Nhìn rõ giá thành, các khâu trung gian như thế, tại sao khi đến tay người tiêu dùng giá chênh lệch, chênh lệch giữa lợn hơi và giá lợn bán lẻ gấp 1,7 lần tính theo bình quân.

Mức giá 80.000 đồng/kg hiện nay ra đến ngoài gấp 1,7 lần, cứ 150.000 - 160.000 đồng/kg. Vì mặt hàng này không thuộc diện bình ổn theo Luật Giá, cũng không phải mặt hàng kê khai giá nên doanh nghiệp sẽ tự chịu trách nhiệm.

Lãi cao thì sẽ nộp thuế, chỉ là khâu kiểm soát về thuế anh nộp có đúng hay không theo thị trường. Chúng ta ở đây quản lý bằng cách nào thì các Bộ nên có những giải pháp quản lý về giá, để không những chỉ có sự chia sẻ về lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của người dân mà còn là ổn định kinh tế vĩ mô”.

Đồng tình với quan điểm này, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Bộ Công Thương cho rằng, thịt lợn chưa là mặt hàng bình ổn giá, chúng ta đề xuất nếu các Bộ, ngành đưa vào thì kể cả lúc giá xuống hay giá lên sẽ thuận lợi. Căn cứ vào tình hình thực tế, căn cứ vào chi phí, đưa ra một mức giá nếu dịch bệnh giá tăng lên bao nhiêu thì mới chúng ta mới điều hành.

“Vì mặt hàng thịt lợn ảnh hưởng trực tiếp đến CPI, vấn đề lạm phát. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như Tổng cục Thống kê nên ủng hộ hướng đến trình Chính phủ đưa ra trình Thường vụ Quốc hội để đưa vào danh mục mặt hành bình ổn theo Luật Giá” - ông Tuấn nói.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, vừa qua Bộ đã cùng với cộng đồng doanh nghiệp kêu gọi điều chỉnh giá lợn theo chiều hướng giảm nhưng vẫn còn đang ở mức cao. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực chung tay cùng Chính phủ giảm giá thịt lợn nhưng vẫn có doanh nghiệp đang “neo giá” ở mức cao.

Vì vậy, ngoài đôn đốc các địa phương tập trung tái đàn để bình ổn giá thịt lợn, giảm chỉ số tiêu dùng theo tinh thần các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết 100 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 85 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sẽ tiếp tục có các văn bản yêu cầu doanh nghiệp tham gia bình ổn giá thịt lợn.

“Đối với Bộ Công Thương đề nghị tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa, kết nối với các Tham tán thương mại ở nước ngoài tìm kiếm nguồn nhập khẩu hiệu quả để cung ứng nhu cầu trong nước. 

Theo đề xuất của Tổng cục Thống kê đề nghị quản lý thị trường tiếp tục siết chặt các tỉnh biên giới, xem xét hệ thống phân phối để huy động toàn lực tham gia. Đề nghị Tổng cục Thống kê phối hợp với Cục Chăn nuôi thống kê sát hơn với thực tế để phục vụ công tác điều hành bằng cơ chế chính sách về đưa thịt lợn vào mặt hàng bình ổn giá” - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nêu rõ.

Theo kế hoạch, vào cuối tuần này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Tổng cục Thống kê sẽ báo cáo tham mưu Chính phủ về những giải pháp trước mắt và lâu dài để bình ổn giá thịt lợn.

Theo VOV

NỘI DUNG KHÁC

Nhập khẩu thịt vào Việt Nam có cần Hiệp định Thú y?

3-3-2020

Theo Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), không nhất thiết phải có ký kết hiệp định thú y giữa hai nước mới được phép xuất nhập khẩu thịt làm thực phẩm với Việt Nam.

Thêm rủi ro bị kiện chống trợ cấp cho xuất khẩu của Việt Nam

2-3-2020

Theo quy định mới, Ủy ban Thương mại Mỹ (USTR) sẽ tự phân loại quốc gia phát triển và đang phát triển theo các tiêu chí riêng của mình...

Cần 'cú đấm thép' thúc đẩy chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp

21-2-2020

Nhà nước cần tập trung vào chính sách nào được coi là "cú đấm thép" của Nhà nước để tháo gỡ vướng mắc, phát triển công nghiệp cơ giới hóa và chế biến nông sản tốt hơn nữa.

Công văn khẩn về xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

20-2-2020

Trước tình hình dịch Covid-19 tại Trung Quốc kéo dài, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh có văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn việc xuất nhập khẩu.

Thủ tướng: Đưa giá cả nông sản hàng ngày trên Báo điện tử Dân Việt

19-2-2020

Sau Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần thứ 2 diễn ra tại TP. Cần Thơ ngày 10/12/2019, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 942/VPCP-QHĐP truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về một số vấn đề quan trọng. Trong đó, Thủ tướng có yêu cầu Bộ NNPTNT phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam đưa giá cả nông sản hàng ngày lên báo điện tử Dân Việt.

Nhà nước không bao cấp cho ngành mía đường

19-2-2020

Sáng 18/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường.

Những điều cần biết về các cam kết chính của EVFTA

13-2-2020

Cắt giảm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan, qui tắc xuất xứ là ba trong số các cam kết chính của Hiệp định EVFTA liên quan đến hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU).

Từ “khoán hộ” đến những đổi mới trong nông nghiệp

30-1-2020

Từ năm 1963 – 1966, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện thí điểm “khoán hộ”, mang lại năng suất lao động ngày càng cao trong nông nghiệp.

Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EU và Việt Nam

3-2-2020

EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.

Kiến nghị chưa giảm thuế nhập khẩu gia cầm

2-1-2020

Ngày 30/12, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN - PTNT, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công thương.

Bộ NN&PTNT thúc đẩy cải cách, tạo thuận lợi cho dân và doanh nghiệp

23-12-2019

Năm 2019, công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính tiếp tục được Ban cán sự Đảng Bộ, lãnh đạo Bộ NN&PTNT chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Điều kiện sản xuất, buôn bán giống cây trồng

18-12-2019

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 94/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.