ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Nhà nước không bao cấp cho ngành mía đường

Ngày đăng: 19 | 02 | 2020

Sáng 18/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường.

Ngành mía đường đang gặp rất nhiều khó khăn.

Tại cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ, Nhà nước thì luôn quyết tâm và có những giải pháp ủng hộ, nhưng Nhà nước không bao cấp cho ngành mía đường, mà yêu cầu ngành mía đường phải cạnh tranh sòng phẳng trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 

Khó khăn chồng chất

Hằng năm, diện tích trồng mía của nước ta được duy trì trên 270.000ha, sản lượng đường trung bình đạt 1,3 - 1,5 triệu tấn/năm, giải quyết sinh kế cho trên 35 vạn hộ nông dân.

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, ngành mía đường đối diện nhiều khó khăn, thách thức như năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp mía đường chưa cao so với các nước trong khu vực và thế giới.

Giá đường thế giới và khu vực giảm thấp, tình trạng dư cung kéo dài, nhất là trong 3 niên vụ gần đây. Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ 1/1/2020 sẽ có những tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mía đường.

Theo Bộ NN- PTNT, niên vụ 2018 - 2019, diện tích, sản lượng mía tại phần lớn các địa phương (trừ 3 tỉnh Sơn La, Cao Bằng, Nghệ An) đều giảm. Một số ý kiến cho rằng, ngành mía đường chưa khắc phục được các vấn đề nội tại: Sản xuất mía nguyên liệu chưa đáp ứng yêu cầu, do công tác quy hoạch và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu còn chưa tốt. Nghiên cứu khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chưa phát huy hiệu quả cao. Địa hình đồi dốc của nhiều vùng trồng mía gây khó khăn cho việc phát triển cánh đồng lớn, cơ giới hóa.

Đồng thời, biến đổi khí hậu phức tạp làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nhiều vùng trồng mía. Quy mô, trình độ chế biến, khả năng tổ chức sản xuất và năng lực quản trị của các nhà máy đường còn hạn chế. Cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý. Chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm chưa hoàn thiện, việc tổ chức đa dạng hóa các sản phẩm cạnh đường, tận dụng phế phụ phẩm và khâu phân phối sản phẩm chưa thật sự hiệu quả.

Phát biểu tại cuộc họp, chia sẻ với khó khăn của ngành mía đường, ngành có lịch sử 25 năm xây dựng và phát triển, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý một số thách thức lớn như nước ta đang hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia 12 FTA chứ không chỉ có ATIGA, điều đó càng đòi hỏi việc sản xuất phải gắn kết với nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu dẫn đến khô hạn ở vùng nguyên liệu. Thách thức nữa là tình trạng gian lận thương mại, tình trạng nhập khẩu đường thô, đường lỏng. Đặc biệt, tái cơ cấu, ứng dụng khoa học công nghệ gắn với tổ chức sản xuất chưa thành công ở ngành mía đường. 

Nhấn mạnh quan điểm xây dựng nền kinh tế tự cường, Thủ tướng cho rằng, nếu chúng ta có nhu cầu đường lớn mà phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường đường nước ngoài thì đó là một sai lầm. Do đó, phải tính toán lại giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu để phát triển ngành mía đường một cách phù hợp với điều kiện hội nhập.

Cơ hội song hành cùng thách thức

Bên cạnh thách thức, Thủ tướng cho rằng, ngành mía đường cũng có nhiều cơ hội, đó là Chính phủ quan tâm chỉ đạo; thị trường, nhu cầu trong nước lớn, có những vùng, khu vực có thể tổ chức lại sản xuất ngành mía đường.

“Chúng ta không thể sản xuất số lượng lớn, ào ạt, nhưng cơ hội phát triển mía đường vẫn luôn rộng mở với Việt Nam nếu biết sắp xếp lại, hiệu quả hơn”.

Đặc biệt, năm 2020, ngành mía đường thế giới được dự báo là đi xuống trong khi nhu cầu thị trường tăng lên, giá đường có thể tăng lên. Cơ hội phát triển ngành đường vẫn còn nằm ở các sản phẩm sau đường như sản xuất điện, ván ép, phân bón, ethanol từ bã mía và rỉ mật…

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ không có chủ trương dẹp bỏ ngành mía đường, nhưng yêu cầu tổ chức lại sản xuất để có năng suất tốt hơn, phù hợp với hội nhập quốc tế sâu rộng. Chính phủ cũng không đồng ý việc tiếp tục đề nghị gia hạn ATIGA cho ngành mía đường.

Trước ý kiến của Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng ngành mía đường Việt Nam tự tin đủ khả năng cạnh tranh một cách sòng phẳng nếu được bảo đảm các điều kiện sản xuất kinh doanh công bằng trong môi trường quốc tế, Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ đảm bảo môi trường công bằng. Ngành mía đường phải tự đào thải nếu năng lực cạnh tranh yếu kém hơn các đồng nghiệp sản xuất mía đường trong ASEAN.

Cơ bản nhất trí với một số kiến nghị của Hiệp hội Mía đường, Thủ tướng yêu cầu Bộ NN- PTNT tăng cường đầu tư hằng năm, có nguồn kinh phí cho công tác nghiên cứu giống mía mới, cơ giới hóa, thủy lợi hóa những vùng mía tập trung.

Các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các công cụ phòng vệ để kiểm soát đường nhập khẩu theo thông lệ và quy định quốc tế. Liên kết nông dân và doanh nghiệp chế biến. Xem xét phê duyệt giá điện được sản xuất từ bã mía một cách phù hợp.

Ban Chỉ đạo 389 tăng cường chống buôn lậu, chống hàng giả, gian lận thương mại một cách quyết liệt hơn, xử lý nghiêm cán bộ liên quan đến việc bảo kê nhập khẩu đường trái phép. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét tổng thể những vùng bị hạn hán, thiên tai, khó khăn để khoanh nợ, giãn nợ cho nông dân và xem xét cho vay vốn ưu đãi để trồng mía và chế biến đường ở những khu vực có hiệu quả, những nhà máy có hiệu quả.

Thủ tướng nhấn mạnh một tinh thần với ngành mía đường là “sẵn sàng cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh thắng lợi”.

Chúng ta sẵn sàng xóa bỏ mọi rào cản trong phát triển mía đường để tạo thuận lợi cho ngành mía đường phát triển theo thông lệ quốc tế.

Nhà nước sẽ có những cơ chế chính sách, cụ thể là có một chỉ thị của Thủ tướng sau cuộc họp này để đưa ra những biện pháp cho ngành mía đường trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Các công ty, nhà máy đường hiện có phải tổ chức sắp xếp lại, cương quyết dẹp bỏ những nhà máy năng suất thấp, công nghệ lạc hậu, chỉ làm mỗi sản phẩm đường mà không có sản phẩm sau đường phong phú, đa dạng, phù hợp với thị trường.

Chúng ta cần có một số nhà máy then chốt, năng suất cao, vùng mía tập trung ở một số khu vực. Hiệp hội Mía đường cũng như ngành nông nghiệp phải lo chuyển đổi để đảm bảo quyền lợi cho người nông dân, quyền lợi của nhà máy.

Thủ tướng cũng đề nghị ngành mía đường nghiên cứu một số mô hình thành công trên thế giới.

Theo NNVN

NỘI DUNG KHÁC

Những điều cần biết về các cam kết chính của EVFTA

13-2-2020

Cắt giảm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan, qui tắc xuất xứ là ba trong số các cam kết chính của Hiệp định EVFTA liên quan đến hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU).

Từ “khoán hộ” đến những đổi mới trong nông nghiệp

30-1-2020

Từ năm 1963 – 1966, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện thí điểm “khoán hộ”, mang lại năng suất lao động ngày càng cao trong nông nghiệp.

Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EU và Việt Nam

3-2-2020

EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.

Kiến nghị chưa giảm thuế nhập khẩu gia cầm

2-1-2020

Ngày 30/12, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN - PTNT, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công thương.

Bộ NN&PTNT thúc đẩy cải cách, tạo thuận lợi cho dân và doanh nghiệp

23-12-2019

Năm 2019, công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính tiếp tục được Ban cán sự Đảng Bộ, lãnh đạo Bộ NN&PTNT chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Điều kiện sản xuất, buôn bán giống cây trồng

18-12-2019

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 94/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

Năm 2020, Chính phủ tập trung cho thể chế và giải phóng nguồn lực

5-12-2019

Một trong những nội dung trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng trong năm 2020 sẽ là tập trung tháo gỡ từng vướng mắc cụ thể về thể chế để khai thông, giải phóng tối đa mọi nguồn lực, tạo đột phá trong các ngành, lĩnh vực.

Sẽ lập bản đồ số về an toàn thực phẩm

13-12-2019

Lập bản đồ số về an toàn thực phẩm (ATTP) giúp người dân có cái nhìn trực quan về tình hình ATTP ở nơi mình đang sống, trong khi cơ quan quản lý sẽ đưa ra những giải pháp ứng phó phù hợp với mô hình ATTP ở từng địa phương.

Những thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu của Trung Quốc cụ thể như thế nào?

29-11-2019

Trong khoảng hai năm trở lại đây chính sách biên mậu, nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là nông sản của Trung Quốc có rất nhiều thay đổi, vậy những thay đổi này xuất phát từ đâu và quy định cụ thể như thế nào?

Kiến nghị hỗ trợ, ưu đãi về đất đai cho hợp tác xã nông nghiệp

17-7-2019

Nhằm hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025, UBND TP HCM vừa kiến nghị một số chính sách hỗ trợ hợp tác xã.

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 2019

3-1-2019

Ngay ngày đầu tiên của năm mới (01/01/2019), Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.

Thủ tướng muốn nghe "hiến kế" gỡ nút thắt trong ngành nông nghiệp

3-1-2019

Mở đầu Hội nghị tổng kết năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, năm ngoái, xuất khẩu nông nghiệp đạt 40,02 tỷ USD, là một kỷ lục, vậy năm nay hơn là bao nhiêu, chủ trương, biện pháp mới nào để tạo nên cái hơn đó