ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Thường vụ Quốc hội sẽ có ý kiến việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA

Ngày đăng: 21 | 04 | 2020

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra từ ngày 20 đến 28-4, cơ quan này sẽ cho ý kiến về nhiều dự luật, dự thảo nghị quyết quan trọng.

Sáng 20-4, phát biểu đầu phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông báo một số nội dung cùng một số thay đổi tại phiên họp này trước tác động của dịch bệnh COVID-19.

Đáng chú ý, ông Phúc cho rằng việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ kỳ họp còn rất chậm. Hiện các cơ quan mới chỉ trình các dự án luật được cho ý kiến trong hôm nay (20-4), còn các dự án phục vụ cho chương trình phiên họp ngày mai vẫn chưa được chuyển đến.

Tổng thư ký Quốc hội đề nghị các cơ quan, đơn vị sớm trình tài liệu, hồ sơ để đại biểu có thời gian nghiên cứu.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sau đó đánh giá cao sự nỗ lực của các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ trong việc phối hợp chặt chẽ để điều chỉnh chương trình làm việc linh hoạt, phù hợp. 

Trong đó, các ủy ban của Quốc hội đã họp trực tuyến để thẩm tra, đảm bảo nội dung trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nhiều nội dung lớn cũng được chuẩn bị theo phương thức làm việc mới để kịp trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 sắp tới.

Bà Ngân cũng đánh giá cao tinh thần khẩn trương của Chính phủ trong tiếp thu ý kiến tại phiên họp bất thường của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sớm triển khai gói an sinh hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý do ảnh hưởng của dịch bệnh, phiên họp này đã lùi hơn một tuần. Trước đó, Tổng thư ký Quốc hội đã có văn bản đề nghị các cơ quan liên quan bằng hình thức làm việc phù hợp để chuẩn bị kịp thời các nội dung nhưng đến hôm nay vẫn còn thiếu một số tài liệu.

“Điều này cần chú ý. Trong thời gian giãn cách xã hội không có nghĩa là không làm việc, để công việc ách tắc, phải thay đổi phương thức làm việc" - bà Ngân nói.

Theo chương trình dự kiến, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra từ ngày 20 đến 28-4. Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến các dự luật gồm: Dự án luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (cho ý kiến lần 2); dự luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; dự luật thanh niên (sửa đổi); dự luật cư trú (sửa đổi)…

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về việc phân bổ, sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương năm 2019; cho ý kiến (lần 2) về việc điều chỉnh tỉ lệ khoán kinh phí bảo đảm hoạt động đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016-2020; việc điều chuyển một phần nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động của Tổng cục Thuế sang Tổng cục Dự trữ nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Học viện Tài chính.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng thời cho ý kiến về việc thực hiện Nghị quyết số 468/NQ-UBTVQH14 và kiến nghị sử dụng vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2014-2016 còn lại đã chuyển nguồn sang giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 26/2016/QH14.

Ủy ban Thường vụ cũng cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 9 của Quốc hội; báo cáo của Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019; báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn cho ý kiến về dự thảo các nghị quyết của Quốc hội về phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; cho ý kiến về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và hằng năm từ Bộ GTVT sang UBND TP Đà Nẵng cho dự án nút giao thông khác mức tại nút giao thông Ngã ba Huế (TP Đà Nẵng).

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 63/2017/NĐ-CP quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thủ đô Hà Nội…

Phiên họp này cũng cho ý kiến về việc trình Quốc hội phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức; việc trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và việc trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).

Đáng chú ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét, quyết định việc thành lập ba thị xã thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Phú Yên và Bình Định.

Theo Pháp luật TPHCM

NỘI DUNG KHÁC

Nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho thương mại Việt Nam - Trung Quốc giữa đại dịch COVID-19

13-4-2020

Ngay từ khi dịch COVID-19 bùng phát gây khó khăn cho hoạt động giao thương hàng hóa Việt – Trung, Bộ Công Thương đã liên tiếp triển khai các giải pháp gỡ khó cho hàng hóa luôn được lưu thông.

Bộ Tài chính đề nghị tạm dừng xuất khẩu gạo tẻ thường

10-4-2020

Theo Bộ Tài chính gạo nếp vẫn xuất bình thường, còn gạo tẻ tạm dừng xuất đến ngày 15/6 vì tình trạng kéo dài thời gian kí hợp đồng cũng như không thực hiện thương thảo hợp đồng.

Bộ Nông nghiệp đề nghị tạm dừng đưa hoa quả lên cửa khẩu Lạng Sơn

10-4-2020

Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương thông báo tới các doanh nghiệp tạm dừng đưa mặt hàng là hoa quả lên cửa khẩu ở Lạng Sơn vì đang gặp khó khăn thông quan sang Trung Quốc.

Bộ NNPTNT đề nghị các địa phương vào cuộc kiểm soát giá thịt lợn

8-4-2020

Trước tình hình giá thịt lợn tại các chợ, siêu thị vẫn cố thủ ở mức cao trong khi giá lợn hơi của nhiều doanh nghiệp đã đưa về mức 70.000 đồng/kg từ ngày 1/4, Bộ NNPTNT vừa có công văn số 2456/BNN-TY gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị có các giải pháp kiểm soát giá thịt lợn.

Chuẩn bị nhập kho dự trữ 190.000 tấn gạo

30-3-2020

Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã khẩn trương triển khai đầy đủ các thủ tục và giao cho các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực triển khai mua lương thực (thóc, gạo) nhập kho dự trữ quốc gia gồm 190.000 tấn gạo và 80.000 tấn thóc. Thời gian dự kiến hoàn thành việc nhập kho 190.000 tấn gạo trước ngày 15/6.

Chuyển 50.000ha đất lúa bị hạn mặn sang trồng cây con khác

25-3-2020

Ngày 24-3, Bộ NN-PTNT cho biết, để ứng phó với tình hình hạn mặn dữ dội của mùa khô năm 2020, nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, Bộ NN-PTNT đã chủ động khuyến cáo giảm 50.000ha đất lúa vụ đông xuân có nguy cơ bị hạn hán và xâm nhập mặn cao ở các tỉnh ĐBSCL để chuyển sang cây trồng khác phù hợp hơn.

Tạm dừng xuất khẩu gạo từ 0h ngày 24/3

25-3-2020

Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục hải quan các tỉnh, thành phố tạm dừng việc đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với các lô hàng gạo các loại xuất khẩu dưới mọi hình thức kể từ 0 giờ ngày 24/3/2020.

Thủ tướng: Sẽ giữ 3,5 triệu ha đất để trồng lúa

19-3-2020

Trong phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, chúng ta chăm sóc công dân Việt Nam, quan tâm cả người nước ngoài, xử lý vấn đề nhân văn, “chứ không phải chạy theo đồng tiền”. Trong nông nghiệp nông thôn và an ninh lương thực cũng phải làm như vậy, để không ai bị bỏ lại phía sau, không để ai bị đứt bữa.

Đề xuất đưa thịt lợn vào kê khai giá, kiểm soát yếu tố hình thành giá

18-3-2020

Về giá thịt lợn và cung cầu mặt hàng này, có những đề xuất đưa thịt lợn vào vào diện kê khai giá và kiểm soát yếu tố hình thành giá để bình ổn giá.

Nhập khẩu thịt vào Việt Nam có cần Hiệp định Thú y?

3-3-2020

Theo Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), không nhất thiết phải có ký kết hiệp định thú y giữa hai nước mới được phép xuất nhập khẩu thịt làm thực phẩm với Việt Nam.

Thêm rủi ro bị kiện chống trợ cấp cho xuất khẩu của Việt Nam

2-3-2020

Theo quy định mới, Ủy ban Thương mại Mỹ (USTR) sẽ tự phân loại quốc gia phát triển và đang phát triển theo các tiêu chí riêng của mình...

Cần 'cú đấm thép' thúc đẩy chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp

21-2-2020

Nhà nước cần tập trung vào chính sách nào được coi là "cú đấm thép" của Nhà nước để tháo gỡ vướng mắc, phát triển công nghiệp cơ giới hóa và chế biến nông sản tốt hơn nữa.