TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tư vấn chính sách nông nghiệp cho tiểu vùng sông Mê Công

Ngày đăng: 16 | 07 | 2019

Dự án NARDT sẽ thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu, đối thoại chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các quốc gia Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.

Hội thảo khởi động dự án “Mạng lưới nghiên cứu và tư vấn chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn cho các quốc gia Tiểu vùng sông Mê Công” (NARDT). Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN

Sáng 16/7 tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) tổ chức Hội thảo khởi động dự án “Mạng lưới nghiên cứu và tư vấn chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn cho các quốc gia tiểu vùng sông Mê Công” (NARDT).

Dự án NARDT với mục tiêu thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu, đối thoại, cải thiện chất lượng, hiệu quả của hoạt động nghiên cứu, vận động và thực thi chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các quốc gia Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam. 

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, trong khối ASEAN, Việt Nam, Myanmar, Lào và Campuchia có ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội. 

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của các nước trong tiểu vùng có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do nguồn tài nguyên hạn hẹp, năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp và tốc độ tăng trưởng nông nghiệp suy giảm, chênh lệch thu nhập và đời sống giữa thành thị và nông thôn còn cao. 

Các nước trong tiểu vùng sông Mê Công đã và đang thực hiện những cải cách chính sách rất hiệu quả. Chẳng hạn, Campuchia có nhiều kinh nghiệm hay trong sự phát triển thương hiệu gạo chất lượng cao, xây dựng chuỗi giá trị thâm nhập vào các thị trường cao cấp.

Lào có nhiều bài học trong việc phát triển sản xuất nông sản sạch, nông nghiệp bền vững. Myanmar cho nhiều bài học trong sự phát triển nông thôn thông qua vai trò của cộng đồng. 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến hi vọng, thông qua dự án này, Việt Nam mong muốn các quốc gia tăng cường hợp tác chia sẻ kinh nghiệm hay trong phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn giữa các nước tiểu vùng sông Mê Công thông qua mạng lưới tư vấn chính sách rộng rãi không chỉ từ cơ quan chính phủ mà còn từ các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân ở Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. 

Đại diện ngành nông nghiệp 4 nước Tiểu vùng sông Mê Công ký kết hợp tác thực hiện dự án. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN 

Việc chia sẻ kinh nghiệm cũng sẽ không chỉ ở các nước tiểu vùng sông Mê Công mà còn có thể học hỏi kinh nghiệm tại các quốc gia khác trong khu vực ASEAN và thế giới. Cùng với đó là nâng cao năng lực nghiên cứu và xây dựng chính sách cho các đơn vị chính trong dự án này và các đơn vị tham gia trong mạng lưới khu vực. 

“Với sự giúp đỡ của IFAD và sự phối hợp tích cực từ giữa các nước, dự án này sẽ giúp nâng cao hiệu quả chính sách tại các nước tiểu vùng sông Mê Công, đồng thời tăng cường hợp tác thúc đẩy phát triển thương mại và đầu tư hiệu quả, có trách nhiệm giữa các nước trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh. 

Ông Thomas Rath, Phụ trách tiểu vùng sông Mê Công, Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế cho biết, dự án hỗ trợ xây dựng và phát triển mạng lưới NARDT khu vực và tại mỗi quốc gia sẽ tăng cường hợp tác và tạo điều kiện để các bên tham gia rộng rãi hơn vào quá trình nghiên cứu và xây dựng chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn. 

Các bên sẽ cùng chia sẻ kiến thức thông qua trao đổi thông tin và vận động chính sách; nâng cao năng lực cho các tổ chức và cá nhân nghiên cứu chính sách; thực hiện nghiên cứu chung và đối thoại chính sách để giải quyết các vấn đề nông nghiệp và phát triển nông thôn trong khu vực. 

Tại hội thảo, đại diện Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) và các thành viên sáng lập mạng lưới NARDT gồm: Viện Chính sách và Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), Trung tâm nghiên cứu và phát triển kinh tế và xã hội tại Myanmar (CESD), Viện Nghiên cứu Nông Lâm quốc gia tại Lào (NAFRI), Viện Nghiên cứu phát triển nguồn lực tại Campuchia (CDRI) cùng ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển mạng lưới NARDT khu vực và tại mỗi quốc gia./.

Bích Hồng/BNEWS/TTXVN

NỘI DUNG KHÁC

EVFTA: Cơ hội nhiều, thách thức cũng lớn đối với nông nghiệp Việt Nam

26-6-2019

EVFTA đem lại cơ hội lớn khi thuế hàng loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU sẽ dần giảm xuống về 0%. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với thách thức không nhỏ về quy tắc xuất xứ và áp lực cạnh tranh.

Tăng cường hợp tác Nhật Bản - ASEAN trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

5-6-2019

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, việc hợp tác với Nhật Bản và các nước thành viên ASEAN, phát huy sức mạnh nội lực, xây dựng một nền nông nghiệp ASEAN phát triển ổn định chất lượng cao là một ưu tiên hàng đầu để phát triển nông nghiệp Việt Nam.

Xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc: Tiêu chuẩn ngày càng khắt khe

21-5-2019

Những quy chuẩn mới từ phía Trung Quốc bước đầu sẽ tạo ra những thách thức song cũng tạo động lực để DN nâng cao quy chuẩn chất lượng sản phẩm.

TMĐT nông thôn: Đề cao cơ chế bảo vệ người tiêu dùng

17-5-2019

Thương mại điện tử (TMĐT) trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam được đánh giá có tiềm năng phát triển. Song, thực tế hoạt động này chưa tạo được niềm tin của người tiêu dùng (NTD), đặc biệt là NTD tại khu vực nông thôn,...

Cuộc đua thương mại điện tử bắt đầu nóng ở nông thôn

13-5-2019

Thương mại điện tử (TMĐT) tại khu vực nông thôn có nhiều cơ hội là thế, nhưng để khai thác triệt để, tạo đà phát triển nhanh và mạnh thì cần đáp ứng nhiều điều kiện.

Đâu là giải pháp phát triển thương mại điện tử khu vực nông thôn?

8-5-2019

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì thương mại điện tử (TMĐT) được xem là xu thế các doanh nghiệp (DN) hướng tới. Các DN trong nước cũng đang nắm bắt cơ hội tham gia vào các sàn TMĐT lớn như Amazon, Alibaba... để mở rộng thị trường...

Phát triển nguồn nhân lực NN 4.0: Yêu cầu cấp bách

23-5-2019

Lực lượng lao động nước ta hiện nay đang có sự chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ. Đó là xu hướng tất yếu đối với một nước đang trong quá trình phát triển.

Kinh tế HTX: Đâu là giải pháp nâng tầm?

3-5-2019

PTT Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, HTX, nhận định: Kinh tế HTX là thành phần kinh tế quan trọng, nhưng khi chuyển sang kinh tế thị trường đã gặp nhiều lúng túng nhất định, nhất là vấn đề pháp lý và thị trường.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Ngành nông nghiệp đối mặt với ba thách thức lớn

2-5-2019

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Ngành nông nghiệp đối mặt với ba thách thức lớn

Những ‘nút thắt’ khiến nông nghiệp Việt chưa thể cất cánh

4-5-2019

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hướng đi đúng, tất yếu, đã và đang tạo động lực mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, công nghiệp 4.0.

Nông sản sang Trung Quốc: Cửa vẫn rộng nếu không 'chộp giật'

4-3-2019

Song song với các chính sách thắt chặt, cơ chế mới từ thị trường Trung Quốc mặt khác cũng “mở cửa” thênh thang hơn cho những nhà sản xuất đáp ứng được các điều kiện kỹ thuật, có sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn về ATTP và minh bạch nguồn gốc.

Doanh nghiệp Việt vẫn "loay hoay" với thị trường ASEAN

12-4-2019

Sau 3 năm tham gia AEC, các doanh nghiệp Việt vẫn chưa tìm ra mặt hàng chiến lược cho thị trường ASEAN - Đó là nhận định của bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng CIEM.