TIN TỨC-SỰ KIỆN

EVFTA: Cơ hội nhiều, thách thức cũng lớn đối với nông nghiệp Việt Nam

Ngày đăng: 26 | 06 | 2019

EVFTA đem lại cơ hội lớn khi thuế hàng loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU sẽ dần giảm xuống về 0%. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với thách thức không nhỏ về quy tắc xuất xứ và áp lực cạnh tranh.

Nông nghiệp đứng trước cơ hội "thay da đổi thịt" từ EVFTA

Tại Hội nghị cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại tự do, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết ngày 25/6, Hôi đồng châu Âu (EC) đã thông qua quyết định ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường.

"Dự kiến, cả hai hiệp định sẽ được kí vào ngày 30/6 tại Hà Nội", Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết.

Theo Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiệp định EVFTA sẽ mang lại lợi ích về thuế quan đối với hàng loạt sản phẩm như thủy sản, gạo, chăn nuôi…

Ví dụ như đối với nhóm hàng thịt trâu bò tươi, ướp lạnh, đông lạnh, thịt heo tươi, đông lạnh... cơ bản thuế sẽ giảm xuống còn 0%.

Đối với mặt hàng rau quả, 530/556 dòng thuế về 0% khi hiệp định có hiệu lực. Bên cạnh đó, 93% sản phẩm cà phê, hồ tiêu được giảm về 0% khi hiệp định EVFTA đi vào hiệu lực.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhận định EVFTA tiếp tục là một trong những FTA thế hệ mới được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam "thay da đổi thịt".

Bên cạnh đó, hiệp định thương mại tự do này còn là cơ hội để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Áp lực cạnh tranh lớn hơn

Tiến sĩ Trần Công Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, cho biết tham gia EVFTA, ngành nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với áp lực cạnh tranh và hàng rào phi thuế quan của các thị trường nhập khẩu. 

Tiến sĩ Trần Công Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Phát triển Nông thôn

Cụ thể, do hàng rào thuế dần được cắt giảm nên mức độ cạnh tranh gia tăng mạnh. Các quy định về truy xuất nguồn gốc của các nước nhập khẩu ngày càng chặt chẽ và cao hơn khi giảm thuế. 

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập lấy tôm và hạt điều làm hai ví dụ điển hình khi hai mặt hàng này vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài để chế biến.

Đối với hạt điều, Việt Nam nhập khẩu điều thô nhiều từ Nam Phi. Trong khi đó, các nước xuất khẩu nguyên liệu đầu tư vào chế biến tại chỗ, hạn chế xuất khẩu. Ngoài ra, việc chế biến điều gặp một số vấn đề an toàn thực phẩm như khuẩn E.Coli.

Với tôm, Việt Nam cũng phải nhập khẩu nguyên liệu từ một số nước như Ấn Độ.

Ông Thắng nói thêm Việt Nam sẽ phải đảm bảo tuân thủ các quy định khác về sở hữu trí tuệ, lao động, minh bạch hóa thông tin.

Doanh nghiệp cần phải tuân thủy các quy định các quy định của các nước nhập khẩu không chỉ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn phải đảm bảo tiêu chuẩn về xã hội, lao động…

Trong khi đó, việc quản lý và thực thi các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước cũng chưa đạt được những kết quả kỳ vọng, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Cần đẩy mạnh chế biến sâu

Ông Thắng khuyến nghị cần đẩy mạnh chế biến rau quả, thủy sản, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần tăng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh của gia trại, trang trại, sản xuất theo chuỗi giá trị, kiểm soát chặt chẽ sử dụng hóa chất trong sản xuất.

Ngành cũng cần quản lí chất lượng theo chuỗi, nguồn gốc xuất xứ, mã vùng sản xuất, chỉ dẫn địa; hài hòa quy định phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, thiết lập hệ thống cơ sở khoa học để xây dựng và phản biện các biện pháp.

Đối với việc đối phó với các vấn đề kiện tụng quốc tế trong quá trình tham gia hội nhập, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng cần đào tạo nguồn nhân lực về tư pháp để phản biện lại những cáo buộc bất hợp lí.

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

NỘI DUNG KHÁC

Tăng cường hợp tác Nhật Bản - ASEAN trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

5-6-2019

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, việc hợp tác với Nhật Bản và các nước thành viên ASEAN, phát huy sức mạnh nội lực, xây dựng một nền nông nghiệp ASEAN phát triển ổn định chất lượng cao là một ưu tiên hàng đầu để phát triển nông nghiệp Việt Nam.

Xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc: Tiêu chuẩn ngày càng khắt khe

21-5-2019

Những quy chuẩn mới từ phía Trung Quốc bước đầu sẽ tạo ra những thách thức song cũng tạo động lực để DN nâng cao quy chuẩn chất lượng sản phẩm.

TMĐT nông thôn: Đề cao cơ chế bảo vệ người tiêu dùng

17-5-2019

Thương mại điện tử (TMĐT) trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam được đánh giá có tiềm năng phát triển. Song, thực tế hoạt động này chưa tạo được niềm tin của người tiêu dùng (NTD), đặc biệt là NTD tại khu vực nông thôn,...

Cuộc đua thương mại điện tử bắt đầu nóng ở nông thôn

13-5-2019

Thương mại điện tử (TMĐT) tại khu vực nông thôn có nhiều cơ hội là thế, nhưng để khai thác triệt để, tạo đà phát triển nhanh và mạnh thì cần đáp ứng nhiều điều kiện.

Đâu là giải pháp phát triển thương mại điện tử khu vực nông thôn?

8-5-2019

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì thương mại điện tử (TMĐT) được xem là xu thế các doanh nghiệp (DN) hướng tới. Các DN trong nước cũng đang nắm bắt cơ hội tham gia vào các sàn TMĐT lớn như Amazon, Alibaba... để mở rộng thị trường...

Phát triển nguồn nhân lực NN 4.0: Yêu cầu cấp bách

23-5-2019

Lực lượng lao động nước ta hiện nay đang có sự chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ. Đó là xu hướng tất yếu đối với một nước đang trong quá trình phát triển.

Kinh tế HTX: Đâu là giải pháp nâng tầm?

3-5-2019

PTT Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, HTX, nhận định: Kinh tế HTX là thành phần kinh tế quan trọng, nhưng khi chuyển sang kinh tế thị trường đã gặp nhiều lúng túng nhất định, nhất là vấn đề pháp lý và thị trường.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Ngành nông nghiệp đối mặt với ba thách thức lớn

2-5-2019

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Ngành nông nghiệp đối mặt với ba thách thức lớn

Những ‘nút thắt’ khiến nông nghiệp Việt chưa thể cất cánh

4-5-2019

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hướng đi đúng, tất yếu, đã và đang tạo động lực mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, công nghiệp 4.0.

Nông sản sang Trung Quốc: Cửa vẫn rộng nếu không 'chộp giật'

4-3-2019

Song song với các chính sách thắt chặt, cơ chế mới từ thị trường Trung Quốc mặt khác cũng “mở cửa” thênh thang hơn cho những nhà sản xuất đáp ứng được các điều kiện kỹ thuật, có sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn về ATTP và minh bạch nguồn gốc.

Doanh nghiệp Việt vẫn "loay hoay" với thị trường ASEAN

12-4-2019

Sau 3 năm tham gia AEC, các doanh nghiệp Việt vẫn chưa tìm ra mặt hàng chiến lược cho thị trường ASEAN - Đó là nhận định của bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng CIEM.

Lời “cảnh báo” cho nông sản Việt!

12-2-2019

Việc Trung Quốc siết nông sản nhập khẩu bằng các rào cản kỹ thuật đang là lời “cảnh báo” cho nông sản Việt xuất khẩu bởi thị trường 1,4 tỷ dân này không còn dễ tính như trước.