TIN TỨC-SỰ KIỆN

Lời giải cho “bài toán” nông nghiệp 4.0

Ngày đăng: 07 | 12 | 2018

Để nông nghiệp 4.0 được trở thành sự thật, cần sự đồng lòng giữa cơ quan chính quyền, các doanh nghiệp và cộng đồng làm nông nghiệp.

Để giải bài toán nông nghiệp 4.0 yêu cầu trước nhất là phải khắc phục được những khó khăn chung của ngành nông nghiệp như đã nói ở kì trước - Bao giờ Việt Nam có nền nông nghiệp 4.0; đồng thời phải vượt qua được trở ngại về công nghệ số. Trong nhiều ý kiến đã được đưa ra, mới đây, Nhóm công tác nông nghiệp của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam đã có khuyến nghị cụ thể liên quan tới vấn đề này.

"Mắc kẹt” với công nghệ

Theo Nhóm công tác nông nghiệp, để nâng cao sản lượng và bảo vệ môi trường tốt hơn trong lĩnh vực nông nghiệp, điều quan trọng đó là phải tăng cường sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, đó là việc ứng dụng các kết nối, phân tích và quản lí dữ liệu lớn.

Dẫn chứng về điều này, Nhóm công tác đã chỉ ra, hiện nay nông nghiệp chính xác (sử dụng vệ tinh định vị, cảm biến điều khiển từ xa và các công cụ khác để có thể canh tác từng mét vuông đất một cách hiệu quả và bền vững nhất có thể) đang là một thực tế dần trở nên phổ biến, và IT đã đạt đến mức không chỉ đơn thuần là thu thập số lượng dữ liệu, mà còn có thể sử dụng các bộ vi xử lý rẻ và nhỏ gọn để phân tích các dữ liệu này nhằm điều khiển các thiết bị khác nhau hoặc theo dõi từng cá thể vật nuôi.

Theo quan điểm của Nhóm công tác này, dữ liệu lớn có thể mang đến sản lượng tốt hơn và bảo vệ môi trường hơn. Dẫn chứng kết quả ứng dụng của các trang trại ở Đức cho thấy, những trang trại đã sử dụng công nghệ kĩ thuật số hiện đại có được sản lượng trên một ha cao hơn, giảm thiểu lượng khí thải nitơ đáng kể, cũng như giảm lượng thuốc diệt cỏ và dầu sử dụng lần lượt là 10 và 20%.

Hiện nay, đã có một số lượng lớn nông dân ở châu Á và Việt Nam đang bắt đầu áp dụng công nghệ số và các phát minh sử dụng dữ liệu. Nhờ vào kết nối kĩ thuật số, các thiết bị nông nghiệp thông minh có thể kết nối với nhau trong cùng một quy trình xử lý, ví dụ như dự báo thời tiết, đặt hàng các thiết bị tự động hoặc truy cập các thông tin cụ thể từ một phần mềm nông trại trung tâm trên đám mây (cloud).

Tuy nhiên, theo kết quả báo cáo của nhóm công tác nông nghiệp, hiện nay Việt Nam còn rất nhiều nông dân vẫn đang mắc kẹt ở Công nghiệp 3.0, sử dụng một máy tính cá nhân đơn giản, internet, ICT, và rất rất nhiều vẫn còn ở Công nghiệp 2.0, phụ thuộc vào điện thoại, bóng đèn, và động cơ đốt trong. Họ còn một quãng đường rất dài mới hiểu và áp dụng được những lợi thể của Công nghiệp 4.0.

Theo đó, quy trình số hóa trong nông nghiệp vẫn còn chậm. Ngoài ra, mặt bằng chung áp dụng của các phần mềm và giải pháp nông nghiệp trên thế giới vẫn còn chậm và thấp hơn nhiều so với dự kiến, và khả năng xử lý của các hệ thống số vẫn chưa được sử dụng đúng mức tại các trang trại.

Đảm bảo kỹ năng số cho nông dân

Chính vì vậy, dựa trên hiện trạng ứng dụng công nghệ của Việt Nam nhóm công tác đề xuất, trước tiên, Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách cần đảm bảo cơ sở vật chất nền tảng kỹ thuật số cho băng thông dữ liệu lớn, cả về mặt bao phủ của mạng lưới và tốc độ truyền dữ liệu tại các vùng nông thôn, được hoàn tất.

Hai là, Việt Nam cần các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ hướng tới việc thiếu hụt đầu tư trong nông nghiệp, đặc biệt tại những giai đoạn giá sản phẩm xuống thấp. Theo đó, nông nghiệp cần một chính sách bao gồm cả các biện pháp mới và thiết thực hơn, cơ cấu để thúc đẩy khả năng đầu tư của nông dân vào các công nghệ sáng tạo và các thiết bị đã chứng minh hiệu quả đối với cả môi trường lẫn xã hội.

Cùng lúc, “người chơi” cũng cần cố gắng tạo ra một môi trường cạnh tranh, thúc đẩy sáng tạo, giúp cho việc truyền tải dữ liệu, và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh ở mọi cấp độ. Nền nông nghiệp cần các tiêu chuẩn giao tiếp và giao diện hỗ trợ cho giao tiếp chiều dọc và chiều ngang, như: cho phép sự trao đổi dữ liệu giữa máy móc, đối tác, cũng như các cổng và nền tảng dữ liệu.

Ba là, các nông dân cần phải sẵn sàng đối mặt với cuộc cách mạng số đang đến gần. Điều quan trọng là phải đảm bảo các kỹ năng số cho nông dân được trang bị đầy đủ và sự cởi mở về nhận tức về các cơ hội kinh doanh mới và các hình mẫu mới đi cùng với cuộc cách mạng này.

Cụ thể, với việc các nhà bán lẻ và người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến truy xuất nguồn gốc thực phẩm, khả năng thu thập dữ liệu về cách thức mà một hạt ngũ cốc được trồng hoặc một con vật nuôi được giết mổ đang trở thành một tài sản vô giá, đặc biệt là nếu Việt Nam muốn trở nên cạnh tranh hơn trên đấu trường quốc tế và trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo nhóm công tác, điều này sẽ giúp các nông dân cung cấp các sản phẩm chất lượng cao đặc biệt, truy xuất được từ nguồn, và có thể cho phép các siêu thị có thể cung cấp các lựa chọn tốt hơn cho người tiêu dùng. Cùng lúc đó, việc số hóa dữ liệu có thể giải thoát gánh nặng về hành chính cho nông dân đối với việc tuân thủ luật lệ và quy định.

Trong đó, quan trọng nhất là người nông dân cần phải được đảm bảo về tính bảo mật, tính sở hữu và quyền kiểm soát dữ liệu của họ. Nguyên tắc dữ liệu được tạo ra trên một trang trại thuộc quyền sở hữu của nông dân cần phải được phản ánh đầy đủ trong luật hợp đồng.

Đến nay Việt Nam chưa có các mô hình nông nghiệp 4.0 hoàn chỉnh. Trên thực tế, ngày càng nhiều dữ liệu của các nông trại sẽ được đẩy lên các nền tảng dữ liệu đám mây, phục vụ cho việc xử lý, phân tích dữ liệu và truyền tải thông tin. Người nông dân phải có quyền được quyết định quyền truy cập dữ liệu và những dữ liệu nào được gửi cho đối tác nào, bảo đảm quyền sở hữu của dữ liệu. Đây là những cơ sở hạ tầng quan trọng để Việt Nam tiến hành nông nghiệp 4.0 với thời gian ngắn trong tương lai.

Theo DĐDN

NỘI DUNG KHÁC

“Cú hích” cho ngành nông nghiệp Việt

28-11-2018

Các FTA đã và đang tạo nhiều cơ hội cho nông sản Việt. Thời gian tới, ngành nông nghiệp Việt Nam cần cải cách thể chế để tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho ngành phát triển.

"Điểm nghẽn" đầu tư FDI vào nông nghiệp

11-12-2018

Được xem là động lực của nền kinh tế nhưng nhưng trong lĩnh vực nông nghiệp thì đầu tư FDI đang là một điểm nghẽn trong thu hút đầu tư của Việt Nam.

Đẩy mạnh liên kết chuỗi trong ngành cà phê

5-12-2018

Hội thảo Hợp tác công tư phát triển bền vững ngành hàng cà phê Việt Nam được Ban điều phối ngành hàng cà phê (VCCB) và Diễn đàn cà phê toàn cầu (GCP) tổ chức ngày 4/12 tại TP.HCM.

Bàn giao 5 "ông lớn" ngành nông nghiệp về "siêu" ủy ban

15-11-2018

Chiều 15.11, Bộ NNPTNT và Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã ký biên bản chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 5 doanh nghiệp từ Bộ NNPTNT về Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Bàn giao 5 "ông lớn" ngành nông nghiệp về "siêu" ủy ban

15-11-2018

Chiều 15.11, Bộ NNPTNT và Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã ký biên bản chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 5 doanh nghiệp từ Bộ NNPTNT về Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

5 năm tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Đổi thay khó ngờ của tam nông!

9-11-2018

Bộ NNPTNT là một trong số ít bộ, ngành tiên phong thực hiện quá trình cơ cấu ngành trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức. Đến nay, sau 5 năm, kết quả đạt được của quá trình tái cơ cấu đã mang lại những đổi thay to lớn cho nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân.

5 năm tái cơ cấu ngành: Nông nghiệp khẳng định vai trò trụ đỡ nền kinh tế

9-11-2018

Sau 5 năm, kết quả đạt được của quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã mang lại những đổi thay to lớn cho nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân, khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế.

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hội nhập

9-11-2018

Ngành NN-PTNT đặt ra mục tiêu đến năm 2020 và các năm tiếp theo là xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM.

Phấn đấu có 15.000 hợp tác xã hoạt động vào năm 2020

6-11-2018

Mục tiêu đến năm 2020 có 15.000 hợp tác xã hoạt động đang là thách thức rất lớn của phát triển kinh tế tập thể.

Kinh tế số: Doanh nghiệp cần thích nghi để tồn tại

8-11-2018

Kinh tế số cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và hệ thống quản trị, buộc doanh nghiệp phải thích nghi nếu muốn tồn tại.

Tháo gỡ rào cản để kinh tế tập thể, HTX phát triển

6-11-2018

Xác định rõ những vướng mắc, rào cản để tháo gỡ, tìm ra điển hình mới, động lực mới, hướng đi mới, tạo động lực cho loại hình kinh tế tập thể, HTX phát huy hiệu quả hơn nữa, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặt ra yêu cầu với các bộ, ngành.

5 năm tái cơ cấu nông nghiệp: 3 trục sản phẩm mang về 40 tỷ USD

7-11-2018

Một trong những thành quả ấn tượng nhất sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp là đã hình thành rõ nét 3 trục sản phẩm: Nhóm ngành hàng cấp quốc gia; nhóm sản phẩm địa phương và nhóm sản phẩm thuộc chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”.